Nhân Dân nhật báo: Mẹ đẻ Chu Vĩnh Khang phải thắt cổ tự vẫn
Truyền thông Trung Quốc đang “bới lông tìm vết” quá khứ của cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đầy quyền lực này khi ông đã sa cơ, lỡ vận.
Căn nhà của anh em Chu Vĩnh Khang ở Vô Tích trở thành tâm điểm chú ý của những người hiếu kỳ.
Trái với hiện tượng mọi thông tin về Chu Vĩnh Khang bị phong tỏa trên internet tại Trung Quốc (như các quan chức, cựu quan chức cấp cao khác) trước thời điểm Bắc Kinh tuyên bố điều tra ông, truyền thông Trung Quốc đang “bới lông tìm vết” quá khứ của cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đầy quyền lực này khi ông đã sa cơ, lỡ vận.
Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 11/8 “tiết lộ” một số tình tiết về đời tư của “cựu trùm an ninh khét tiếng một thời” Chu Vĩnh Khang. Theo tờ báo này, hôm 6/3 vừa qua phóng viên tạp chí Nhân vật Hoàn Cầu đã tìm về quê nhà của Chu Vĩnh Khang ở thành phố Vô Tích tỉnh Giang Tô.
Chu Vĩnh Khang sinh ra tại một ngôi làng nhỏ khoảng hơn 100 hộ dân ở thôn Tây Tiền Đầu khu Hanh Kiều, Vô Tích. Lúc này ngôi nhà của anh em Chu Vĩnh Khang đã trở thành tâm điểm chú ý, dòm ngó của dư luận sau khi có tin đồn ông đã bị điều tra. Tờ báo dẫn lời một người đàn ông “nghe nói” Chu Bân, con trai ông Khang đã ăn nên làm ra như thế nào.
Ngôi nhà của anh em Chu Vĩnh Khang được miêu tả là kín cổng cao tường, phong cách tú lệ và xung quanh lắp camera theo dõi. Cả làng này, chỉ có nhà Chu Vĩnh Khang là có tường bao và lắp camera.
Nhân Dân nhật báo cho biết, trước đó từng có tờ báo đưa tin, cuối những năm 90 của thế kỷ trước Chu Vĩnh Khang từng mời một thày xem tướng, thày tướng này nói ông có tướng mạo làm quan nhưng chỉ làm cấp phó do động mả tổ, Chu Vĩnh Khang bèn gọi điện cho người em sửa sang phần mộ của gia đình.
Video đang HOT
Năm 1995, khu Hanh Kiều phái người giúp gia đình Chu Vĩnh Khang sửa mộ tổ, chặt bỏ một số cây dâu xung quanh và trồng mới 4 cây đa. Tháng 6 cùng năm, nhà họ Chu xây xong mộ mới. Nhưng một đêm mưa mua thu năm 2009, mộ tổ nhà Chu Vĩnh Khang lại bị đào trộm, cho đến tận bây giờ vụ trộm mộ nhà Chu Vĩnh Khang vẫn chưa được phá.
Người làng nói với tờ báo này rằng, trước đây Chu Vĩnh Khang rất ít khi về quê. Những năm 70 khi còn công tác ở Liêu Ninh, 2 người em Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh chẳng ai chịu chăm sóc người mẹ già Chu Tú Kim nên bà Kim đành phải đến Liêu Ninh ở với người con cả. Nhưng người làng nói rằng, sau khi đến Liêu Ninh sống với Chu Vĩnh Khang bà Kim cũng chẳng được sống một ngày vui vẻ và cuối cùng phải treo cổ tự vẫn.
Sau khi Chu Vĩnh Khang thành danh, thôn Tây Tiền Đầu được đầu tư 1 con đường nối với quốc lộ. Ngoài con đường này ra, Chu Vĩnh Khang “chẳng đóng góp gì được cho quê hương”, Nhân Dân nhật báo dẫn lời một người già trong làng cho biết.
Theo Giáo Dục
Chu Vĩnh Khang có thể bị tử hình
Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ với một loạt tội danh lớn liên quan đến tham nhũng được truyền thông Trung Quốc công khai. Vấn đề được quan tâm nhất là tội danh nào sẽ dành được cho Chu Vĩnh Khang? Việc Lưu Hán, một đàn em ngoài xã hội đen của Chu Vĩnh Khang bị tuyên án tử hình là tín hiệu lành ít dữ nhiều với họ Chu.
Trừng phạt để răn đe tham nhũng
Trang Đông Phương nhật báo của Hồng Kông cho biết: số phận của Chu sẽ bị định đoạt trong cuộc họp của các nhân vật quan trọng tại Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người rất cứng rắn trong chiến dịch đả hổ, diệt ruồi để tiễu trừ tham nhũng và củng cố quyền lực. Ông Tập rất muốn làm mạnh tay trong vụ Chu để răn đe tham nhũng và nâng cao vị thế.
Đông Phương nhật báo cho rằng nếu ông Tập thắng thế trong các cuộc họp với các quan chức khác tại Bắc Kinh thì Chu sẽ khó thoát khỏi án tử hình.
Tội danh tham nhũng và vi phạm các điều lệ khác của họ Chu trong thời gian đương chức quá lớn và báo chí Trung Quốc không còn e dè khi công khai các sai lầm của "hổ lớn" Chu.
Một tín hiệu khác cho thấy ông Tập muốn dồn họ Chu vào con đường chết là ông đã nhắc trong một cuộc họp ở Bộ chính trị hồi tháng 7 rằng: "Tôi muốn cảnh báo cho họ, những kẻ nên biết sợ! Những năm trước đây, Chu Dung Cơ muốn chuẩn bị 100 chiếc quan tài, 99 cho tham nhũng và cuối cùng cho mình... Hôm nay chúng tôi cũng có can đảm như vậy".
Tuy nhiên, Đông Phương nhật báo cũng cho rằng ông Tập sẽ không dễ dàng để đưa Chu dựa cột", vì không phải các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh nào cũng muốn làm điều đó.
Vấn đề là từ vài chục năm qua, các quan chức cỡ như Chu chưa bao giờ bị xử tử hình. Nếu thực hiện điều này thì sẽ tạo ra một tiền lệ đáng lo ngại.
BBC phiên bản tiếng Hoa cũng nói rằng hồi cuối tháng 7, Bộ chính trị Trung Quốc đã nhóm họp và bàn về số phận của Chu. Cuộc họp này vẫn chưa chốt được cách giải quyết triệt để nên vụ này sẽ được đưa ra bàn vào tháng 10 khi tổ chức hội nghị trung ương 4 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tội danh ám sát vợ
Trước đó, trang Telegraph của Anh cho biết Chu có thể đối mặt với tội danh mưu sát vợ cũ là bà Vương Thục Hoa. Telegraph dẫn nguồn tin từ các báo từ Bắc Kinh và Hồng Kông cho biết Chu và bà Vương quen nhau từ hồi thập niên 1970.
Khoảng 15 năm trước, bà Vương bị một tai nạn xe hơi và tử vong. Các báo tại Hoa ngữ xuất bản tại Mỹ như Tân Tam Thái cho biết bà Vương bị hai chiếc xe đâm trực diện. Cả hai tài xế đều bị xử phạt vài năm tù rồi sau khi ra tù đều được nhận vào làm việc tại các công ty dầu khí vốn là địa bàn của Chu .
Thời đỉnh cao quyền lực của Chu Vĩnh Khang
Các báo này cũng cho biết sau khi Chu bị bắt thì hai tài xế này cũng bị tập trung thẩm vấn và từ đó khai ra họ được một tài xế riêng của Chu nhờ vả thực hiện vụ này.
Con trai thứ hai của Chu là Chu Hàm cũng nghi ngờ cái chết mờ ám của mẹ nên tuyệt giao với cha.
Chu Hàm mở một cửa hàng bán sách tại Thành Đô và từ chối tiếp xúc với Chu ngay cả khi ông này ghé thăm hồi vợ Chu Hàm sinh con.
Theo Một Thế Giới
Đế chế kinh doanh của gia tộc Chu Vĩnh Khang Là người có quyền lực cực kỳ to lớn, ảnh hưởng của cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang giống như cái ô chắc chắn, giúp cho con cái và họ hàng giành các hợp đồng béo bở và xây nên đế chế kinh doanh được cho là trị giá nhiều tỷ USD. Chu Vĩnh Khang (thứ ba từ...