Nhân cam kết của thầy Bộ trưởng
“Sẽ kiên quyết chấn chỉnh các hoạt động, cuộc thi mang tính trình diễn, hình thức, chạy theo thành tích…”- Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa cam kết trong một bài trả lời phỏng vấn mang tính thông điệp.
Bức ảnh các thầy cô giáo dự giờ “vây kín” học sinh từng gây bão mạng (Ảnh: Internet)
Năm 2016, một bức ảnh các thầy cô giáo dự giờ “quây kín” học sinh đã gây bão trên truyền thông, trên mạng xã hội.
Gây bão vì sự “ngột ngạt”. Gây bão vì hóa ra đó là chuyện quá đỗi…bình thường. Vietnamnet dẫn lời một cô giáo như sau: “Chuyện ngày thường ở huyện mà! Các cháu học sinh chắc cũng không sợ đâu bởi chắc đã được tâp duyệt từ trước cả tháng”.
Và gây bão, vì những gì chúng ta nhìn thấy đằng sau bức ảnh: Cô giáo giả vờ dạy, học sinh giả vờ học, theo một kịch bản đã được chuẩn bị từ trước…chuẩn bị đến từng câu, từng lời, từng cả đến cái cách giơ tay phát biểu.
Chúng ta được gì sau những giờ giảng mẫu như vậy?
Là những danh hiệu. Thật ra có cũng được mà không có cũng chẳng sao.
Video đang HOT
Chúng ta từng có phong trào hai không “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Nhưng bệnh thành tích không chỉ tiếp tục tồn tại mà còn ngày thêm trầm trọng.
Trong scandal “231 cái tát”, hiệu trưởng ngôi trường xảy ra sự biến phân trần với báo chí rằng nguyên do là “áp lực thi đua”, và sau đó, chính nhà trường cũng xin “không làm to chuyện” vì sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn quốc gia mức độ II.
Vấn đề, không phải ở chỗ chúng ta thiếu văn bản chỉ đạo.
Bởi ngoài phong trào “hai không”, Bộ Giáo dục cũng đã có những công Công văn (số 6122, tháng 12.2017) khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, tự nhìn nhận rất thẳng thắn về những thực trạng trong ngành: “thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại; nể nang, thiếu dân chủ trong bình chọn, xếp loại thi đua, khen thưởng; cào bằng, dễ dãi trong suy tôn; che dấu hạn chế, yếu kém; áp đặt chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế; tổ chức trao thưởng phô trương, hình thức, lãng phí”.
Tin tưởng là thầy Bộ trưởng thực sự muốn khắc phục, xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục.
Nhưng suy cho cùng, có khắc phục được hay không, phải bắt đầu từ chính cơ quan đầu não là Bộ GDĐT- “35 Đại Cồ Việt”, bắt đầu từ sự gương mẫu từ các cấp lãnh đạo, bắt đầu từ việc thay đổi trong việc đánh giá bằng các “chuẩn”, các chỉ tiêu, các phần trăm thi đua, các danh hiệu. Bằng cách nhìn nhận chúng là phù phiếm.
Hôm qua, Bộ trưởng Nhạ có nói một ý rất quan trọng, rằng từ “Năm 2019, mỗi yêu cầu chấn chỉnh sẽ đều có văn bản chỉ đạo và giám sát chứ không chỉ kêu gọi suông”. Và giờ, có lẽ là lúc chúng ta xem đây là một lời hứa.
ANH ĐÀO
Theo laodong
Câu chuyện giáo dục: 5 việc cần bỏ để chữa 'bệnh' thành tích trong giáo dục
Thi đua có hai mặt như một tấm huân chương: mặt trước bóng bẩy, mặt sau xù xì. Đã thi đua và để được khen thưởng thì phải có thành tích. Trong thực tế có thành tích thật, có thành tích ảo.
Minh họa: DAD
Thi đua, khen thưởng đã sinh ra một loại bệnh: "bệnh thành tích". Triệu chứng lâm sàng của bệnh này là: phô trương hình thức ("mười voi không được đọi nước xáo"); gian dối (tốt thì phóng đại lên, xấu thì thu nhỏ lại, thậm chí che giấu); thủ đoạn (bằng mọi cách để đạt mục đích)...
Ngành giáo dục đã từng phát động "Nói không với bệnh thành tích"! Bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng ngày một trầm trọng hơn. Dư luận đặt câu hỏi: Có nên thi đua nữa không? Nhiều người muốn bỏ thi đua vì đó là nguồn gốc sinh ra "bệnh thành tích".
Theo tôi, khó lắm! Rất khó bỏ thi đua. Vì sao? Vì thi đua đã được luật hóa thành chính sách của nhà nước, đã có quy trình chuẩn hóa và bộ máy làm việc hoàn chỉnh, đã thành thói quen từ nhận thức đến hành động... Thi đua là "động lực" là "mục tiêu" của mọi người. Bỏ thi đua người ta không còn động lực, không có mục tiêu thì làm việc như thế nào?
Trong ngành giáo dục, thi đua đã tạo nên áp lực rất lớn cho giáo viên, cho nhà trường. Có thể chưa bỏ thi đua một sớm một chiều, nhưng tôi đề xuất có thể bỏ mấy việc sau đây sẽ giảm những áp lực không cần thiết cho giáo viên và nhà trường.
1. Không áp đặt chỉ tiêu thi đua, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện tham gia thi đua của tập thể, cá nhân theo quy định (điều 3, Thông tư 22/2018/ TT-BGDĐT ngày 28.8.2018 của Bộ GD-ĐT)
2. Bỏ khen thưởng ở cấp cơ sở, quận/huyện, tỉnh/thành phố... chỉ giữ lại khen thưởng ở cấp T.Ư.
3. Nên bỏ các cuộc thi "giáo viên dạy giỏi"; "giáo viên chủ nhiệm giỏi", "tổng phụ trách giỏi"... (các cuộc thi này đã không còn thực chất, gây áp lực cực kỳ lớn cho giáo viên).
4. Cần bỏ việc "dự giờ theo chuyên đề cấp quận/huyện" vì thực tế hoạt động này không học tập được gì, thường tâng bốc hoặc soi mói lẫn nhau, phản tác dụng.
5. Cần bỏ việc kiểm tra cấp phòng, cấp sở các loại sổ sách của giáo viên, của trường. Trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục về việc này.
Được chừng ấy, giáo viên sẽ có thêm thời gian và công sức tập trung cho việc dạy dỗ và chăm sóc học sinh.
Theo thanhnien
Giáo dục quyền uy tạo ra 'người máy' Những bài văn mẫu, một phương pháp làm toán đúng và lối giáo dục quyền uy đã khiến học trò im lặng, thụ động một cách đáng sợ, ngay cả trước những yêu cầu phi lý nhất. Kiểu giáo dục này khiến trẻ chỉ biết vâng lời và trở thành cỗ máy thay vì một con người biết ứng xử. Một giờ học...