Nhận biết và phòng ngừa bệnh nhuyễn xương
Nhuyễn xương là một kết quả từ khiếm khuyết trong quá trình tạo xương trong cơ thể. Ở mức độ nhẹ, biểu hiện của nhuyễn xương rất nghèo nàn và thường bị bỏ qua như còi xương ở trẻ em, tuy nhiên ở mức độ nặng có thể gây ra đau xương, yếu cơ khiến vận động trở nên khó khăn.
Bệnh nhuyễn xương là gì?
Bệnh nhuyễn xương là sự suy yếu của xương, thường là do cơ thể thiếu vitamin D trầm trọng. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở người lớn. Khi tình trạng này xảy ra ở trẻ, nó được gọi là còi xương. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời gian mang thai.
Nhuyễn xương khác với loãng xương, mặc dù cả hai đều là các vấn đề về xương và dễ làm gây ra gãy xương. Nhuyễn xương được dùng để chỉ sự mềm xương.
Nguyên nhân gây ra bệnh nhuyễn xương
- Thiếu vitamin D: Ánh sáng mặt trời có thể tạo ra vitamin D khi hấp thụ qua da. Do đó, những người sống ở khu vực thiếu ánh sáng mặt trời hoặc có chế độ ăn ít vitamin D có thể phát triển chứng nhuyễn xương. Thiếu vitamin D là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng nhuyễn xương.
Thiếu vitamin D là nguyên nhân gây bệnh.
- Phẫu thuật: Thông thường dạ dày sẽ chuyển hóa thức ăn để giải phóng vitamin D và các khoáng chất được hấp thụ trong ruột. Quá trình này sẽ bị gián đoạn nếu có phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, gây nên thiếu vitamin D và canxi. Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt bỏ ruột non cũng có thể gây ra thiếu 2 chất trên.
- Bệnh Celiac (không dung nạp gluten): Khi bị bệnh Celiac, nếu tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa gluten sẽ phá hủy niêm mạc ruột non. Khi niêm mạc ruột bị hư, nó sẽ không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và có thể gây ra thiếu vitamin D và canxi.
- Rối loạn chức năng thận hoặc gan: Các cơ quan này tham gia vào việc kích hoạt vitamin trong cơ thể. Khi có các vấn đề về gan hoặc thận, khả năng tạo ra vitamin D cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Thuốc: Một số loại thuốc dùng trong điều trị co giật như: phenytoin và phenobarbital có thể gây ra thiếu hụt trầm trọng vitamin D và làm nhuyễn xương.
Video đang HOT
Các triệu chứng của nhuyễn xương
Các triệu chứng của nhuyễn xương bao gồm:
Đau ở chân, phần trên của đùi và đầu gối;
Cơ yếu, đau và cứng, đặc biệt là ở thân, vai, mông và cẳng chân;
Đi lại khó khăn;
Xương có thể nhạy cảm với những va chạm cho dù là nhẹ;
Co thắt cơ bắp;
Gãy xương giả của xương chịu trọng lượng, ví dụ như ở bàn chân và xương chậu.
Nhiều trường hợp nhuyễn xương có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
Chẩn đoán nhuyễn xương như thế nào?
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhuyễn xương thường là đau nhức xương và cơ nhưng rất mơ hồ. Nhiều trường hợp có thể mất 2-3 năm để chẩn đoán tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, một khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhuyễn xương, một số xét nghiệm có thể giúp việc chẩn đoán nhanh chóng hơn. Bác sĩ có thể phân tích mẫu máu và nước tiểu để phát hiện các tình trạng như: Hàm lượng canxi thấp; Mức phốt phát thấp; Nồng độ cao của hormone tuyến cận giáp; Mức độ cao của phosphatase kiềm. Ngoài ra, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X và kiểm tra mật độ xương cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán.
Có phòng ngừa được không?
Nên phơi nắng để phòng nhuyễn xương, còi xương.
Nhuyễn xương thường gây ra bởi ánh nắng mặt trời không đầy đủ hoặc chế độ ăn uống vitamin D thấp nên thường có thể được ngăn chặn được. Một vài gợi ý để giúp giảm nguy cơ nhuyễn xương phát triển: Hãy dành một vài phút trong ánh mặt trời,15 phút ánh nắng mặt trời trực tiếp một vài lần một tuần là đủ để sản xuất vitamin D; Ăn thức ăn nhiều chất vitamin D bao gồm các loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D, bao gồm cả dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi) và lòng đỏ trứng. Ngoài ra hãy tìm loại thực phẩm có tăng cường vitamin D như ngũ cốc, sữa, bánh mì và sữa chua…
Hãy bổ sung vitamin D và canxi nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
BS. Hoàng Lan
Những cách hiệu quả để bổ sung vitamin D cho cơ thể
Dưới đây là những gì chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Sikha A. Sharma muốn bạn biết về sự thiếu hụt Vitamin D và những cách bạn có thể bổ sung nó khi ở nhà.
Đã hơn một năm nay, đại dịch COVID-19 buộc tất cả chúng ta phải ở nhà. Nhiều báo cáo cho biết sự thay đổi đột ngột trong lối sống cùng với việc giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thực sự có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như mệt mỏi, béo phì và quan trọng nhất là thiếu hụt vitamin trầm trọng, phổ biến nhất là thiếu Vitamin D.
Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc quá ít với ánh sáng mặt trời, nguồn cung cấp Vitamin D chính, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương và hệ thống miễn dịch. Sự thiếu hụt Vitamin D cấp tính có thể dẫn đến những tác động xấu lâu dài đến thể chất và tinh thần.
Tầm quan trọng của Vitamin D
Vitamin D đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn, rối loạn miễn dịch, lão hóa nhanh, một số loại ung thư và bệnh đa xơ cứng.
Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin D
Theo các chuyên gia, thiếu vitamin D không phải lúc nào cũng có triệu chứng đáng chú ý, nhưng thiếu hụt cấp tính có thể gây ra một số biến chứng sức khỏe lớn như: Chuột rút cơ bắp, đau lưng, cực kỳ mệt mỏi, trầm cảm và lo lắng. Ngoài ra, thiếu vitamin D cũng dẫn đến rối loạn giấc ngủ và các vấn đề khác liên quan đến giấc ngủ.
Các cách để bổ sung vitamin D trong thời kỳ đại dịch
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguồn tốt nhất của Vitamin D. Hãy cố gắng ngâm mình vào buổi sáng sớm ít nhất 2 lần/tuần trong khoảng 15 đến 20 phút.
- Có nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D như dầu gan cá tuyết, rau mùi, cam, sữa chua, pho mát, tỏi, sô cô la đen, hạt mù tạt đen, nấm, nghệ và tỏi Kashmiri có thể giúp cơ thể tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên .
- Ngoài ra, cũng có thể dùng các chất bổ sung Vitamin D có sẵn tại các cửa hàng y tế, tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chất này.
Tăng lượng thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn của bạn
- Ăn 2 nhánh tỏi hoặc 4-5 nhánh tỏi Kashmiri vào sáng sớm khi bụng đói và sau bữa tối.
- Một chút sô cô la đen một lần mỗi ngày cũng cung cấp một nguồn Vitamin D dồi dào.
- Ăn nấm 1 lần/ tuần sẽ giúp cân bằng lượng vitamin D trong cơ thể.
- Tiêu thụ hạt mù tạt đen và nửa thìa bột nghệ rất hữu ích để tăng mức vitamin D.
Quá nhiều vitamin D có thể gây hại không?
Thật kỳ lạ, một người không thể hấp thụ quá nhiều Vitamin D từ ánh nắng mặt trời nhưng lại lạm dụng các chất bổ sung gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Rất may, độc tính của vitamin D là khá hiếm nhưng nó có thể dẫn đến các triệu chứng tăng canxi máu như: buồn nôn, tăng cảm giác khát và đi tiểu, kém ăn. Đừng lo lắng, và hãy cố gắng có một lối sống tự nhiên hơn bằng cách ăn các thực phẩm theo mùa và các bữa ăn tự nấu, đồng thời suy nghĩ tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Những thực hành đơn giản này sẽ giữ cho cơ thể và tâm trí khỏe mạnh/.
Bổ sung vitamin D cho trẻ đúng cách Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt trong mùa dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên việc đảm bảo nhu cầu vitamin D cho trẻ theo từng lứa tuổi không phải các bậc cha mẹ nào cũng thực hiện được và đúng phương pháp. Vitamin D là một nhóm seco-sterol tan...