Nhận biết thiếu vitamin qua khuôn mặt
Bạn có thể không cần làm xét nghiệm máu để biết tình trạng dinh dưỡng của cơ thể bởi khuôn mặt có thể phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại.
Nếu da mặt của bạn trở nên nhợt nhạt, có thể là bạn bị thiếu vitamin B12. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và nếu khả năng ghi nhớ giảm, đó có thể là dấu hiệu bạn cần nhiều vitamin này hơn.
Hãy tư vấn bác sĩ và tăng cường hấp thu thực phẩm giàu vitamin B12. Ăn nhiều cá ngừ, pho mai tươi, sữa tươi có thể giúp bổ sung loại vitamin này.
Thiếu sắt và vitamin B có thể gây loét miệng. Một số các loại thịt đỏ, cá hồi và sữa chứa nhiều vitamin B sẽ có lợi cho cơ thể.
Tóc dễ gãy có thể do thiếu vitamin B7 hoặc biotin. Tóc nhiều gàu và khô có thể cũng gây rắc rối cho bạn.
Video đang HOT
Nếu bạn đang sử dụng kháng sinh, nó có thể cũng phá hủy vi khuẩn trong ruột và gây ra nhiều rối loạn. Lòng đỏ trứng, sữa, sữa đậu nành và một số thực phẩm khác có thể giúp ích.
Mắt sưng cũng có thể gây thiếu i-ốt. Nếu bạn bị sưng mắt không rõ lý do, nếu móng tay của bạn giòn và bạn đang tăng cân, đó có thể là dấu hiệu của thiếu i-ốt.
Da khô có thể do thiếu thành phần này. Quả nam việt quất, sữa chua, cá nước mặn và muối là một số nguồn i-ốt phong phú.
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, thậm chí thiếu vitaminD cũng có thể là một nguyên nhân. Hãy tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, lòng đỏ trứng, pho mai và sữa.
Môi
Thiếu sắt có thể là nguyên nhân khiến môi nhợt nhạt, kém sức sống. Thiếu sắt cũng có thể làm yếu lợi
Triệu chứng của thiếu sắt thường rõ hơn ở phụ nữ. Ngoài ra, cảm giác thèm ăn kem hay đá lạnh cũng có thể do thiếu sắt. Hãy ăn nhiều cá, rau bina, đậu và thịt đỏ để bổ sung sắt.
Ra máu lợi
Lợi bị ra máu là dấu hiệu bạn thiếu vitamin C. Bạn có thể nhận thấy lợi ra máu khi đang đánh răng. Thiếu vitamin C cũng có thể gây đau cơ bắp. Hãy bổ sung vitamin C từ các loại quả họ cam quýt, dưa hấu, kiwi và ớt đỏ.
Theo suckhoedoisong.vn
Những nguyên nhân khó ngờ khiến bạn thường xuyên bị tê môi lưỡi
Đừng chủ quan khi thường xuyên bị tê môi lưỡi bởi đó rất có thể là hệ quả của các vấn đề sức khỏe sau.
Ngoài tê chân, tay, rất nhiều người trong chúng ta còn gặp phải hiện tượng tê môi lưỡi. Hiện tượng này đôi khi chỉ là do chúng ta ăn phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, tê môi lưỡi cảnh báo nhiều điều liên quan đến sức khỏe mà chúng ta không thể chủ quan.
Dị ứng
Khi bị tê môi lưỡi, bạn có thể cân nhắc đến trường hợp bị dị ứng tại hai bộ phận này (hay còn gọi là dị ứng cục bộ) do hít phải phấn hoa hoặc thức ăn gây kích ứng. Kiểu dị ứng này thực chất đến từ phản ứng có phần thái quá của hệ miễn dịch trước những loại thực phẩm hoặc chất mà nó cho là có hại đối với cơ thể. Những ai thường bị dị ứng theo mùa sẽ có khả năng mắc chứng bệnh này cao hơn người bình thường.
Thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 hoặc axit folic (vitamin B9) cũng có thể gây ra một số triệu chứng bao gồm môi, lưỡi bị tê, thậm chí xuất hiện cảm giác đau đớn, bỏng rát. Tình trạng này cũng có thể gây loét miệng. Nguyên nhân là vì đây là hai loại vitamin rất cần thiết cho quá trình sản sinh các tế bào máu đỏ, cung cấp oxy và tiếp thêm sinh lực cho cơ thể.
Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ thần kinh. Thiếu vitamin B thì việc cung cấp máu, oxy đến hai bộ phận trên có thể sẽ gặp trục trặc, dẫn đến phản ứng tê. Do đó, bạn cần chăm chỉ bổ sung các loại thực phẩm như cá, tôm, thịt bò, trứng gà... vào chế độ ăn.
Hạ đường huyết
Bệnh tiểu đường và chứng hạ đường huyết cũng là một trong những nguyên nhân không ngờ gây tê môi lưỡi. Lượng đường trong máu thấp có thể ảnh hưởng đến não bộ. Các dây thần kinh có nhiệm vụ phát tín hiệu đến các bộ phận như môi, lưỡi có thể gặp trục trặc hoặc tạm thời ngưng hoạt động. Thông thường, trong trường hợp này, ngoài tê môi, lưỡi thì bạn còn có thể gặp các triệu chứng như đổ mồ hôi, cảm thấy đói, ớn lạnh, chân tay run rẩy...
Đột quỵ
Tê môi, lưỡi nhiều khi còn là dấu hiệu ban đầu của một cơn đột quỵ sắp sửa xảy ra. Chứng bệnh này có thể tạm thời chặn lưu lượng máu cung cấp cho não. Ngoài ra, nó còn có thể làm tổn thương các dây thần kinh điều khiển hoạt động của các bộ phận như miệng, lưỡi và cổ họng của bạn. Do đó, triệu chứng thường thấy là môi, miệng của bạn sẽ tạm thời bị tê liệt.
Ung thư
Đôi khi tê môi lưỡi còn là hệ quả của một vài chứng bệnh nguy hiểm hơn như ung thư miệng, ung thư vòm họng. Cảm giác tê có thể lan ra khắp vùng miệng và môi hoặc ở những vùng bị loét. Tình trạng này xảy ra do các tế bào ung thư gây tổn thương dây thần kinh hoặc các mạch máu trong miệng. Bởi vậy, bạn cần phải hết sức cẩn thận nếu thấy hiện tượng tê môi, lưỡi thường xuyên xuất hiện.
Theo Helino
Có những dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể cần bổ sung axit folic ngay lập tức Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần bổ sung axit folic ngay tức thì. Vị giác có vấn đề Theo một số nghiên cứu, việc thiếu hụt axit folic có thể ảnh hưởng đến vị giác. Khi các thụ thể vị giác không thể gửi thông điệp đến não qua hệ thần kinh, bạn sẽ khó nhận...