Nhận biết hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay, hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay hoặc hội chứng chèn ép thần kinh giữa, cần được phân biệt với tình trạng yếu vận động do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Hình ảnh dây thần kinh giữa bị chèn ép – TƯ LIỆU BV HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Theo Th.S-BS Trịnh Văn Hà, thuộc Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), hội chứng ống cổ tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có nguyên nhân nghề nghiệp như: những nhân viên văn phòng phải làm việc bằng tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định trong một thời gian dài, hoặc liên quan tới một số cơ địa đặc biệt như: béo phì, đái tháo đường…, nhiều trường hợp vô căn. Phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
Hội chứng ống cổ tay thường có các triệu chứng như: ngứa hoặc tê ở ngón tay, bàn tay. Cảm giác này có thể lan từ cổ tay lên cánh tay. Những triệu chứng bệnh thường xảy ra rõ rệt khi lái xe, dùng điện thoại, đọc báo, hoặc trong khi ngủ.
Tình trạng bị tê, ngứa hoặc yếu ở bàn tay và cổ tay xảy ra do các dây thần kinh giữa bị chèn ép. Dây thần kinh này giúp nhận biết cảm giác tại ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út. Do đó, triệu chứng của bệnh là biểu hiện tê, “kiến bò” các đầu ngón tay, nhưng chủ yếu 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Cũng do tình trạng tê ở tay hoặc yếu cơ ngón tay cái nên bàn tay có thể trở nên yếu và không thể cầm nắm đồ vật.
“Để chẩn đoán bệnh, ngoài thăm khám trực tiếp của bác sĩ, cần phải làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như cộng hưởng từ cột sống cổ để loại trừ chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm cổ. Điện chẩn cơ là phương pháp đơn giản có thể xác định hội chứng ống cổ tay cũng như loại trừ các nguyên nhân khác”, BS Hà cho biết.
Theo BS Trịnh Văn Hà, trong điều trị hội chứng ống cổ tay, ở độ nhẹ, người bệnh cần thay đổi tư thế cổ tay, tránh làm việc liên tục, đeo nẹp cố định cổ tay, tập vật lý trị liệu kéo giãn thần kinh, hoặc dùng các thuốc chống viêm, giảm đau. Khi tình trạng bệnh nặng, không đáp ứng với các biện pháp trên, người bệnh sẽ được xem xét phẫu thuật, cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng chèn ép cho thần kinh. Phẫu thuật có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở.
7 chứng bệnh dân văn phòng thường mắc và cách khắc phục
Tư thế ngồi không đúng, thiếu hoạt động thể chất, chế độ dinh dưỡng thiếu thốn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh thường gặp của dân văn phòng
Dân văn phòng thường ít có những hoạt động nâng cao thể chất. Đồng thời, những áp lực trong công việc cũng khiến sức khỏe của họ giảm sút. Dưới đây là những chứng bệnh thường gặp của dân văn phòng mà bạn nên tham khảo:
Ảnh minh họa
Rối loạn, thoái hóa cơ, xương và khớp
Nguyên nhân: Có khoảng 60% người làm văn phòng mắc các chứng bệnh về rối loạn cơ, xương, khớp, đau lưng, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm v.v.. do ngồi không đúng tư thế.
Cách khắc phục:
- Hãy lựa chọn ghế ngồi phù hợp với chiều cao, cân nặng.
- Đảm bảo ngồi thoải mái, có khoảng trống ở hai bên hông.
- Ghế nên xoay được linh hoạt và có đệm tựa lưng.
Video đang HOT
- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao.
- Uống thêm canxi theo chỉ dẫn của bác sỹ.
- Ăn bổ sung các thực phẩm từ sữa, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe.
Thường xuyên đứng dậy khi đã ngồi quá lâu trước màn hình máy tính. Cứ 20 phút thì đứng dậy một lần và di chuyển để giúp cơ thể lưu thông máu hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa
Khô mắt, rối loạn thị giác
Bạn sẽ bị khô mắt, rối loạn thị giác nếu nhìn vào màn hình trong thời gian dài. Theo nghiên cứu của Viện sức khỏe và an toàn lao động quốc gia Mỹ, có tới 75-90% người sử dụng máy vi tính gặp hội chứng rối loạn thị giác và các vấn đề về mắt. Thậm chí, với những người thường xuyên sử dụng máy vi tính, bệnh về mắt còn phổ biến hơn cả bệnh xương khớp. Khô mắt, rối loạn thị giác được xếp thứ 2 trong những bệnh thường gặp của dân văn phòng.
Biểu hiện của bệnh này là mắt mờ, nhìn hình có bóng đôi, khô mắt, mắt nóng rát, chảy nước....
Cách khắc phục:
- Bạn hãy để máy tính cách xa tầm mắt ít nhất 70 cm để phòng ngừa bệnh này.
- Ánh sáng trong phòng làm việc nên tương đồng với ánh sáng màn hình.
- Sau khoảng nửa tiếng làm việc, bạn nên hướng mắt nhìn ra cửa sổ nơi có ánh sáng mặt trời để mắt được thư giãn, đỡ khô và mỏi.
Ảnh minh họa
Hội chứng ống cổ tay
Làm việc liên tục với máy tính sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc hội chứng ống cổ tay. Người mắc hội chứng này thường xuyên bị tê, nhức bàn tay và các ngón tay. Hành động di chuột máy tính thường xuyên là nguyên nhân chính gây ra hội chứng này.
Cách khắc phục:
Chúng ta nên tự bảo vệ mình khỏi hội chứng ống cổ tay bằng cách:
- Ngồi làm việc ở tư thế chuẩn, bàn tay, cổ tay và cánh tay đặt thẳng hàng và song song với sàn nhà.
- Độ cao tay vịn của ghế phải ngang tầm với mặt bàn.
- Làm chỗ đặt cánh tay di chuột.
- Khi sử dụng chuột, không nên để gập cổ tay và tỳ cổ tay vào cạnh bàn, tránh chèn ép lưu thông máu cánh tay.
Ảnh minh họa
Căng thẳng, stress
Căng thẳng và áp lực trong công việc kéo dài khiến dân văn phòng thường bị stress.
Cách khắc phục:
- Xây dựng thời gian biểu làm việc sao cho hiệu quả.
- Dành thời gian để làm những việc mình yêu thích và giải trí bên người thân.
- Nên tham gia các lớp tập yoga, thiền tịnh để tĩnh tâm, giúp cải thiện các vấn đề tâm lý.
Ảnh minh họa
Khô da
Một bệnh cũng phổ biến của dân văn phòng là khô da, dị ứng da. Việc sử dụng điều hòa, máy lạnh trong phòng khiến da bạn bị mất nước, khô rát, rất dễ dẫn tới các bệnh về dị ứng hay viêm da, khiến làn da của bạn xuống cấp thậm tệ. Bức xạ từ màn hình theo đó cũng khiến da bạn bị xạm hơn bình thường.
Cách khắc phục:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để tăng cường độ ẩm da.
- Trên bàn làm việc cần để một chai xịt khoáng, đây là biện pháp cần thiết giữ ẩm cho da.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bổ sung nước cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Nhiễm xạ từ
Dân văn phòng thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính và điện thoại. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị nhiễm xạ từ và nó cũng là một trong những chứng bệnh thường gặp của dân văn phòng.
Cách khắc phục:
- Không nên ngồi lì một chỗ trước máy tính quá lâu.
- Nên uống đủ nước, nhất là trà xanh, xịt khoáng cho da được ẩm.
- Một chậu cây nhỏ sẽ hút bớt lượng bức xạ phát ra. Một chậu cây nhỏ như xương rồng, lưỡi hổ, sống đời...sẽ tạo nên một sự khác biệt.
Ảnh minh họa
Nhiễm khuẩn
Hầu hết các bàn phím và điện thoại di động đều chứa rất nhiều các loại vi khuẩn. Ngoài việc lây lan những căn bệnh như cảm lạnh và cúm, thiết bị công nghệ bẩn có thể dẫn đến việc nhiễm tụ cầu khuẩn và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác.
Cách khắc phục:
- Vệ sinh sạch sẽ không gian và công cụ làm việc.Thường xuyên lau chùi sạch sẽ bàn làm việc, bàn phím, màn hình máy tính bằng các dung dịch kháng khuẩn để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước và sau ăn uống khi làm việc tại văn phòng. Đây là một cách để đảm bảo vệ sinh, phòng ngừa các bệnh thường gặp của dân văn phòng.
Chuyên gia đầu ngành trực tiếp điều trị bệnh trượt đốt sống thắt lưng tại Bệnh viện Quốc tế Vinh Vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Vinh trực tiếp thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh lý trượt đốt sống thắt lưng thành công cho nhiều bệnh nhân. Bệnh nhân C.T.T (51 tuổi), ở xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có...