Nhận biết các triệu chứng của bệnh xơ gan còn bù
Xơ gan còn bù thường rất khó nhận biết do có rất ít dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận biết bệnh nhờ một số triệu chứng cơ năng và thực thể.
Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu tiên của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, chức năng gan chưa bị suy giảm nên rất khó để nhận biết bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể phát hiện hiện xơ gan còn bù nhờ vào một số triệu chứng.
1. Các triệu chứng thường gặp của xơ gan còn bù
Ở giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, chức năng gan vẫn chưa bị ảnh hưởng quá nhiều. Bởi phần gan khỏe mạnh vẫn còn đủ khả năng để bù trừ cho phần gan bị xơ hóa. Chính vì vậy mà giai đoạn đầu của xơ gan vẫn thường được gọi là xơ gan còn bù.
Do chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nên triệu chứng của của bệnh là không nhiều. Do đó, rất ít bệnh nhân có thể phát hiện bệnh xơ gan trong giai đoạn còn bù. Tuy nhiên, xơ gan còn bù vẫn có thể được nhận biết trong nhờ những dấu hiệu cơ năng sau:
- Tình trạng rối loạn tiêu hoá: Bệnh xơ gan còn bù thường khiến bệnh có cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Cùng với đó là các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu chướng hơi.
- Đau tức nhẹ ở vùng hạ sườn phải: Bệnh nhân xơ gan còn bù có thể gặp phải những cơn đau tức tại vùng hạ sườn phải. Tuy không xảy ra thường xuyên nhưng các cơn đau này lại có xu hướng tăng về mức độ đau.
- Tình trạng chảy máu cam không rõ nguyên nhân: Chảy máu cam bất thường cũng là một trong những dấu hiệu để nhân biết xơ gan còn bù. Đặc biệt, đây còn là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển nghiêm trọng và cần điều trị sớm.
- Nước tiểu có màu vàng sẫm: Đây là biểu hiện cho thấy chức năng gan đã bắt đầu bị ảnh hưởng và suy giảm. Do gan không còn làm tốt chức năng giải độc nên nước tiểu mới có màu vàng sẫm như vậy.
- Giảm ham muốn và suy giảm khả năng tình dục: Bệnh xơ gan còn bù cũng là tác nhân gây suy giảm ham muốn và khả năng tình dục.
- Tình trạng vô kinh, mất kinh ở bệnh nhân nữ.
- Hiện tượng liệt dương ở bệnh nhân nam.
Video đang HOT
Ngoài ra, bệnh xơ gan còn bù cũng có thể biểu hiện bằng những dấu hiệu thực thể như sau:
- Gan to và chắc bất thường.
- Lách to, vượt quá bờ sườn.
- Lưng và ngực nổi rõ mao mạch.
- Nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay.
- Lông ở các bộ phận như nách và bộ phận sinh dục thưa dần.
- Móng tay có dấu hiệu khô, trắng.
- Hiện tượng teo nhão tinh hoàn và vú to bất thường ở bệnh nhân nam.
2. Sự tiến triển của các triệu chứng xơ gan còn bù
Các triệu chứng của bệnh xơ gan còn bù thường phát triển chậm trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng lại có xu hướng tiến triển nặng hơn theo từng đợt nếu gặp điều kiện thuận lợi. Đặc biệt là khi bệnh bị ảnh hưởng bởi tác nhân bội nhiễm, khiến bệnh trở thành mất bù. Thậm chí, trong một số trường hợp, các tác nhân còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc điều trị xơ gan trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết.
3. Các phương pháp chẩn đoán triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh xơ gan còn bù có thể bị nhầm lẫn sang một số căn bệnh khác. Do đó, việc nhận biết bằng triệu chứng cơ năng và thực thể là chưa hoàn toàn chính xác. Để tránh nhầm lẫn, bệnh nhân thường được yêu cầu làm một số xét nghiệm cần thiết.
Ngoài giúp chẩn đoán chính xác, các xét nghiệm này còn giúp xác định mức độ tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đoán xơ gan còn bù phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Điện di protein: Kết quả điện di protein của bệnh nhân xơ gan còn bù thường cho thấy albumin giảm, gama globulin tăng.
- Maclagan: Kết quả cho thấy Maclagan tăng trên 10 đơn vị.
- Nghiệm pháp BSP ( ).
- Siêu âm gan: Gan của bệnh nhân xơ gan còn bù thường có sự thay đổi về kích thước. Cùng với đó là vang âm của nhu mô gan thô, không thuần nhất.
- Soi ổ bụng và xét nghiệm sinh thiết gan: Xét nghiệm này sẽ giúp xác định sự tiến triển của tình trạng xơ gan.
Nhận biết và điều trị sớm xơ gan còn bù là điều quan trọng để phòng tránh biến chứng. Vì thế, bạn nên kiểm tra sức khỏe của gan thường xuyên để phát hiện sớm xơ gan còn bù.
Phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ
Mặc dù tiêm vacxin là phương pháp rất an toàn để phòng bệnh. Nhưng đôi khi một số phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra. Nhận biết, xử lý đúng cách phản ứng sau tiêm chủng sẽ giúp đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các nguy hiểm sức khỏe cho trẻ.
Cho đến thời điểm hiện tại, vacxin vẫn là phương tiện được đánh giá an toàn và hiệu quả để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng. Trong một số trường hợp nhất định trẻ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng sau tiêm chủng, tuy nhiên tỷ lệ này là rất nhỏ trên thực tế.
Để tiện cho việc theo dõi và xử lý các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ, người ta thường chia các phản ứng này thành hai nhóm là các phản ứng sau tiêm chủng thông thường và các phản ứng nặng sau tiêm chủng.
Nhận biết sớm, xử lý đúng cách các phản ứng sau tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bé (ảnh: internet)
1. Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường
Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường sau tiêm chủng là những phản ứng nhẹ xuất hiện sau tiêm chủng vài giờ hoặc có thể là vài ngày, có tỷ lệ xuất hiện cao trên thực tế, và có thể tự hết mà không cần thiết thực hiện các can thiệp y tế.
Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường bao gồm:
- Sốt: Sốt là phản ứng sau tiêm chủng toàn thân rất thường gặp ở trẻ. Sốt sau tiêm chủng thường là sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, bắt đầu khởi phát sau khi tiêm vài giờ và sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Nếu trẻ sốt cao liên tục, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và xử lý.
- Sưng đỏ tại chỗ tiêm: Sưng đỏ sau tại chỗ tiêm cũng là một phản ứng sau tiêm chủng thông thường mà trẻ có thể gặp phải. Trẻ thường biểu hiện bằng trạng thái sung đỏ tại chỗ tiêm sau khi tiêm chủng khoảng 1 ngày. Tình trạng này thường tự hết sau khoảng vài ngày cho tới 1 tuần.
- Đau khớp: Sau tiêm chủng vacxin trẻ có thể xuất hiện tình trạng đau một số khớp trên cơ thể. Tình trạng đau khớp sau tiêm chủng có thể chỉ là thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài lên đến hàng tuần hoặc thậm chí 10 ngày. Đau khớp do phản ứng sau tiêm chủng tự hết mà không cần điều trị đặc hiệu, một số trường hợp có thể được xem xét sử dụng giảm đau.
- Bầm tím, chảy máu sau tiêm chủng: Tình trạng giảm tiểu cầu sau tiêm chủng (tế bào máu đảm nhận chức năng đông máu) có thể khiến trẻ xuất hiện các vết bầm tím bất thường hoặc các chảy máu tự nhiên như chảy máu cam, chảy máu chân răng,... Tuy nhiên tình trạng này thường thoáng qua, nhẹ và tự khỏi.
Ngoài ra, một số phản ứng sau tiêm chủng thông thường khác cũng có thể xảy ra như trẻ mệt mỏi, lả người, ít hoạt bát hơn, ăn không ngon miệng, sưng hạch sau tiêm BCG,...
2. Phản ứng nặng sau tiêm chủng
Không giống các phản ứng sau tiêm chủng thông thường, các phản ứng nặng sau tiêm chủng là những phản ứng hiếm khi xảy ra hơn, tuy nhiên phản ứng ở mức nặng và thường cần can thiệp y tế để xử lý, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Một số phản ứng nặng sau tiêm chủng ở trẻ:
- Sốc phản vệ: Sốc phản vệ sau tiêm chủng là một phản ứng sau tiêm chủng cực kỳ nguy hiểm, diễn tiến nhanh chóng và có khả năng tử vong cao. Tình trạng sốc phản vệ có thể được nhận biết sớm với các biểu hiện như phù, thở khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt,...
- Quá mẫn vacxin: Quá mẫn với vacxin sau tiêm chủng cũng là một phản ứng nặng sau tiêm chủng mà cha mẹ cần chú ý. Phản ứng quá mẫn với vacxin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng, phù nề ở mặt hoặc toàn thân,...
- Co giật sau tiêm chủng: Sau tiêm chủng, trẻ có thể xuất hiện các cơn co giật ở toàn thân. Những cơn co giật có thể xuất hiện đơn độc hoặc cũng có khi xuất hiện cùng với sốt và một số triệu chứng khác.
- Nhiễm trùng huyết: Nhiễm khuẩn huyết là một phản ứng sau tiêm chủng hết sức nặng nề. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết chủ yếu là do vệ sinh không đảm bảo như vô khuẩn dụng cụ tiêm và động tác tiêm không tốt, chăm sóc sau tiêm không đảm bảo,...
Nhìn chung đối với các trường hợp trẻ có phản ứng sau tiêm chủng nặng, cha mẹ cần phải nhận biết sớm nhất các triệu chứng và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.
Có thể thấy rằng, những phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ có thể là nhẹ và thoáng qua nhưng cũng có thể hết sức nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời. Do vậy, cha mẹ cần tự trang bị cho mình kiến thức, đảm bảo thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng để đảm bảo phát hiện và xử lý đúng cách khi các phản ứng sau tiêm chủng xảy ra.
QN
Bị chảy máu mũi do đâu? Bạn đọc Xuân Phú (tỉnh Bình Thuận) hỏi: "Tôi làm công việc ngoài cảng cá, không bị bệnh gì nghiêm trọng nhưng dạo này bỗng dưng bị chảy máu cam (máu mũi) trong lúc làm việc. Xin bác sĩ cho biết bệnh này nặng không, sao phải bị vậy?". Ảnh minh họa GS-TS-BS Phạm Kiên Hữu, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện...