Nhận bằng tốt nghiệp của Đức tại trường Cao đẳng Đường Thuỷ II
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sửa chữa máy tàu thủy sẽ nhận hai bằng cao đẳng do Trường Đường Thuỷ II, Việt Nam và Học viện HWK Leipzig, Đức cấp.
Quá trình giảng dạy chuyên ngành Sửa chữa máy tàu thủy tại trường tích hợp nhiều phương pháp tiên tiến, giúp phát triển năng lực sáng tạo, khả năng phản biện, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo của sinh viên.
Mặt khác, sĩ số lớp không quá 16 người tạo môi trường tương tác, trao đổi kiến thức và ngoại ngữ hiệu quả.
Thiết bị thực hành ngành Sửa chữa máy tàu thủy đào tạo thí điểm cấp độ quốc tế.
Đây là một trong 22 chương trình đào tạo quốc tế chất lượng cao do trường nước ngoài cấp bằng triển khai ở Việt Nam ngày 18/7 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Cao đẳng Giao thông vận tải Đường Thuỷ II là một trong số 45 trường được đầu tư để trở thành trường chất lượng cao và triển khai chương trình đào tạo liên kết nước ngoài đối với ngành Sửa chữa máy tàu thuỷ từ năm 2018.
Trường có đa dạng ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ngoài Sửa chữa máy tàu thuỷ này, trường còn đào tạo 11 ngành nghề khác. Trong đó có 6 ngành được nhà nước hỗ trợ 70% học phí và nhà trường đảm bảo 100% cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp. Đó là Điều khiển tàu biển, Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa, Khai thác máy tàu thuỷ, Xây dựng cầu đường bộ, Kỹ thuật xây dựng và Sửa chữa máy tàu thủy.
Với bề dày 42 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đường thủy II thường xuyên gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động.
Sinh viên Khoa điều khiển thực hành trên tàu.
Trường đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng các danh hiệu như Huân chương lao động hạng Nhì; Huân chương lao động hạng Ba; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua của UBND TP HCM.
Thế Đan
Theo Vnexpress
Gần 1,3 triệu học sinh tựu trường, TPHCM đề xuất tăng biên chế giáo viên
Sáng nay 20/8, gần 1,3 triệu học sinh ở TPHCM từ bậc tiểu học đến THPT chính thức tựu trường. Năm học này, số lượng học sinh ở TPHCM tăng khủng khiếp, tiếp tục là đặt áp lực về sĩ số đối với việc dạy và học của thầy trò.
Trừ bậc mầm non tựu trường năm học 2018-2019 vào ngày khai giảng 5/9 tới, tất cả học sinh (HS) từ tiểu học đến THPT khoảng 1,3 triệu em tựu trường vào sáng nay 20/8.
Học sinh ở TPHCM tựu trường nhập học sáng 20/8
Năm nay, toàn TPHCM có khoảng 1.677.580 HS, tăng hơn 67.230 HS. Cụ thể, mầm non tăng 20.225 trẻ; tiểu học tăng 26.810 HS; THCS tăng hơn 10.400 HS và THPT tăng gần 9.800 HS. Đến đầu tháng 9, có gần 900 phòng học mới được đưa vào hoạt động.
Tuy đảm bảo chỗ học cho HS nhưng TPHCM đang gánh áp lực rất lớn về số HS tăng nhanh, sĩ số lớp học cao... Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết số HS tăng nhiều ở cấp mầm non và tiểu học, tập trung tại những địa phương đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, nên tình trạng dân số tăng cơ học cao. Áp lực này làm gia tăng sĩ số HS/lớp vượt cao so với chuẩn (cấp tiểu học), HS tham gia học 2 buổi/ngày giảm. Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện... đều co hẹp, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học.
Học sinh lớp 1 ngày đầu đến trường
Đối với HS, TPHCM đặt mục tiêu HS được học tập và hoạt động cả ngày trong trường; có thể học mọi lúc mọi nơi thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; Được giảng dạy và học tập bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại của thế giới nhằm đảm bảo phát triển năng lực bản thân một cách toàn diện; Có nền tảng tiếng Anh, Tin học đạt chuẩn quốc tế để có thể tiếp tục học tập, làm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Đặc biệt, mỗi HS có thể chơi ít nhất 1 môn thể thao; có kiến thức cơ bản về âm nhạc, mỹ thuật, có kỹ năng thực hành xã hội để có thể thích ứng cuộc sống, được phát triển năng lực theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp.
Nhu cầu tuyển dụng toàn ngành là gần 5.130 giáo viên, nhân viên ở tất cả các bậc học nhằm thay thế giáo viên nghỉ hưu, nghỉ việc và các trường mới thành lập đi vào hoạt động trong năm học mới.
Sĩ số học sinh tăng, phòng học tăng, TPHCM đang đề xuất tăng biên chế giáo viên
Ngành giáo dục TPHCM đề xuất Bộ GD-ĐT những cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới. Cụ thể, giao cho Sở chịu trách nhiệm với UBND thành phố tổ chức thi THPT; Định hướng mở trong biên chế năm học (thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay); Cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.
Trước áp lực tăng sĩ số, tăng phòng học, TPHCM cũng đề xuất tăng biên chế giáo viên đáp ứng số phòng học mới. Do hiện nay việc tăng biên chế này hiện đang gặp phải nhiều khó khăn do phải được chấp thuận của Bộ Nội vụ.
Trong đợt làm việc đầu năm học mới với ngành giáo dục thành phố, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, năm 2017, TPHCM thu được hơn 351 tỷ đồng tiền học phí từ bậc THCS. Thành phố đang tính toán và cân đối ngân sách để có thể miễn học phí cho HS bậc THCS từ tháng 1/2019.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Không để các khoản thu làm xấu quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh Giám sát các khoản thu đầu năm, tăng cường kỹ năng cho giáo viên, quản lý hồ sơ chặt chẽ để tránh tình trạng giáo viên bạo hành trẻ mầm non là những đề nghị với Sở GD-ĐT TP.HCM trong năm học mới Quang cảnh hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới - B.THANH Ngày 15.8, Ủy ban...