Nhầm lẫn ngày tháng trong bài toán tiểu học Hong Kong 2005
Bạn có giải được bài toán dành cho học sinh giỏi khối tiểu học ở Hong Kong về cách viết ngày tháng?
Dưới đây là bài toán với chủ đề “Lịch” trong kỳ thi học sinh giỏi khối Tiểu học của Hong Kong năm 2005.
Ảnh: Bloomberg
Topic 19: Calendar
Video đang HOT
Problem: Some people in Hong Kong express 2/8 as 8th February and others express 2/8 as 2nd August. This can be confusing because when we see 2/8, we don’t know whether it is 8th February or 2nd August. However, it is easy to understand 9/22 or 22/9 as 22nd September, because there are only 12 months in a year. How many dates in a year can cause this confusion?
Dịch đề: Một số người Hong Kong viết 2/8 để chỉ ngày mùng 8 tháng 2, trong khi những người khác viết 2/8 để chỉ ngày mùng 2 tháng 8. Điều này sẽ gây nhầm lẫn vì khi nhìn các số 2/8, ta sẽ không biết đó là ngày mùng 8 tháng 2 hay ngày mùng 2 tháng 8.
Tuy nhiên, đối với các số 9/22 hoặc 22/9, ta có thể hiểu ngay đó là ngày 22 tháng 9 vì một năm chỉ có 12 tháng. Hỏi trong một năm có bao nhiêu ngày có thể gây ra sự nhầm lẫn như trên?
Trần Phương – Minh Phương
Theo VNE
Người mới tốt nghiệp đại học ở Hồng Kông kiếm được bao nhiêu tiền?
Những người mới tốt nghiệp đại học ở Hồng Kông mang tiền về nhà ít hơn so với người mới ra trường cách đây hơn 30 năm và cứ trong 6 người thì có 1 người buộc phải làm việc không cần chuyên môn.
Hơn 16% số người tốt nghiệp đại học ở Hồng Kông phải làm công việc không cần chuyên môn - CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Đó là kết luận từ cuộc nghiên cứu của nhóm chính sách công mang tên Diễn đàn thế kỷ mới ở Hồng Kông vừa được công bố, theo tờ South China Morning Post.
Cụ thể, mức lương trung bình của một người tốt nghiệp đại học vào năm 1987 là 20.321 HKD (hơn 60 triệu đồng)/tháng. Mức này giảm xuống còn 15.457 HKD vào năm 1997, xuống còn 13.100 HKD vào năm 2012 và tăng lên được 14.395 HKD hồi năm ngoái.
Nghiên cứu còn cho thấy lương hằng tháng trung bình của nhân viên có trình độ đại học giảm 10,4% trong thập niên qua, từ 32.133 HKD trong năm 2007 xuống còn 28.790 năm 2017.
Cũng theo nghiên cứu, ngày càng có nhiều người với trình độ đại học ở Hồng Kông bị buộc phải làm công việc không cần chuyên môn như thư ký, trợ lý bán hàng hay công nhân lắp ráp. Trong năm 1997, khoảng 8,4% số người có trình độ đại học làm những công việc không cần chuyên môn. Tỷ lệ này tăng đều đặn lên 11,4% trong năm 2007 và lên 16,4% trong năm ngoái.
Nhà nghiên cứu Trần Vĩ Cường, giảng viên tại Đại học Bách khoa Hồng Kông, cho rằng tình trạng trên một phần xuất phát từ "sự mất giá của bằng cấp" do có quá nhiều người học đại học, dẫn tới chất lượng đào tạo giảm.
Số lao động có trình độ đại học tăng từ 131.900 trong năm 1987 lên 361.900 vào năm 1997, 676.000 trong năm 2007 và nhảy vọt lên 1,08 triệu hồi năm ngoái. "Kết quả là sự mất cân đối giữa cung và cầu về kỹ năng trong thị trường việc làm. Chúng ta đang lãng phí nguồn lực trong việc đào tạo quá nhiều sinh viên đại học", ông Trần nhận định.
Theo thanhnien
Giáo viên lên tiếng: Sao cứ phải xuất sắc? Mấy ngày nay, chúng tôi vất vả với công tác coi thi và chấm thi học kì 1. Gần một tuần giáo viên chúng tôi làm việc căng thẳng với mong muốn đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh. Từ đó mà điều chỉnh việc dạy và học sao cho thật phù hợp. Ảnh minh họa Là một giáo viên,...