Nhạc sỹ Phú Quang và những tác phẩm bất hủ theo thời gian
Nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời vào sáng ngày 8/12, hưởng thọ 72 tuổi. Nhạc sĩ tài hoa ra đi, để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ với hơn 600 ca khúc.
Âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt trong và ngoài nước suốt nhiều thập kỷ qua.
Nhạc sĩ Phú Quang trút hơi thở cuối cùng vào ngày 8/12 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Ông ra đi ở tuổi 72 sau thời gian điều trị bệnh. Nhạc sĩ tài hoa ra đi, để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ với hơn 600 ca khúc. Âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt trong và ngoài nước suốt nhiều thập kỷ qua.
Nhạc sĩ Phú Quang tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang, sinh năm 1949 tại Cẩm Khê, Phú Thọ, quê gốc ông ở xã Trạng Bùng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Năm lên 5 tuổi ông theo gia đình về Hà Nội, 37 tuổi vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và năm 2008 thì trở lại Hà Nội.
Những tác phẩm bất hủ của nhạc sỹ Phú Quang sẽ sống mãi theo thời gian.
Sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor vào năm 18 tuổi, từ năm 1967-1978, nhạc sĩ Phú Quang công tác tại Nhà hát Giao hưởng – Hợp xướng – Nhạc Vũ Kịch. Năm 1978 ông học tại Nhạc viện Hà Nội ngành Chỉ huy dàn nhạc. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp, nhạc sĩ công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
Năm 1985, đánh dấu bước ngoạt cuộc đời của nhạc sĩ khi ông quyết định vào Nam lập nghiệp. Nhạc sĩ công tác ở Phòng Ca Múa Nhạc Sở Văn hóa – Thông tin TPHCM.
Đây là quãng thời gian Phú Quang viết ca khúc, nhạc phim, nhạc cho sân khấu, làm chương trình, lập phòng thu riêng- tại gia và bên ngoài, tên là Tigon Studio.
Năm 1986, ca khúc Em ơi Hà Nội phố ra đời, đánh dấu tên tuổi của nhạc sĩ Phú Quang trong lòng công chúng. Bài thơ Em ơi Hà Nội phố được nhà thơ Phan Vũ viết vào năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom B52 xối xả.
Ông thân với họa sĩ Bùi Xuân Phái nên hay đi theo. Bùi Xuân Phái vẽ phố, còn ông nghĩ về phố. Cảm xúc, bối cảnh trong thơ đều được ông lọc từ những gì đẹp nhất của người con gái Hà Nội, góc phố rêu phong, mùa đông Hà Nội.
Tiết lộ về ca khúc này, nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ ông cùng nhạc sĩ Trần Tiến và nhà thơ Phan Vũ gặp nhau tại sân khấu TP.HCM vào một buổi chiều.
Nhạc sĩ Phan Vũ đọc tặng ông bài thơ này, nghe xong nhạc sĩ Phú Quang xúc động nói: “Anh viết cho anh mà nghe anh đọc, em cứ nghĩ anh viết cho em. Anh yên tâm, từ bài thơ này của anh, em sẽ có bài hát rất hay. Em tin nó sẽ nổi tiếng”. Chỉ hai ngày sau, bài hát Em ơi, Hà Nội phố ra đời.
“Nghe xong, Phan Vũ bảo: “Quang ơi, nhạc của em làm cho thơ anh lấp lánh lên! Anh không ngờ em làm hay thế! Anh rất cảm ơn em. Sau này, anh Phan Vũ cũng chia sẻ lại cảm xúc đó khi xuất hiện trong chương trình của tôi”, Phú Quang tiết lộ. Các ca khúc của ông thu hút người nghe ở nhiều độ tuổi khác nhau, đáp ứng đủ mọi yêu cầu về nghệ thuật cũng như đại chúng.
Với Khúc mùa thu (năm 1990), nhạc sĩ Phú Quang từng chia sẻ đây là một kỷ niệm đẹp của ông với ca sĩ Lê Dung và nhà thơ Hồng Thanh Quang.
Nữ ca sĩ gạo cội và nhà thơ khi đó giữ một thiên tình sử đẹp và gợi sự tò mò cho mãi đến tận bây giờ. Được chứng kiến mối tình lãng mạn giữa hai người và vô tình đọc được bài thơ đăng báo của Hồng Thanh Quang, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.
Lê Dung chính là một trong những ca sĩ hát đầu tiên ca khúc này và để lại ấn tượng sâu sắc khó ai vượt qua. “Sau khi nghe Khúc mùa thu qua tiếng hát Lê Dung, Hồng Thanh Quang đã gửi lời cảm ơn”, Phú Quang từng xúc động chia sẻ.
Nhạc sĩ Phú Quang trút hơi thở cuối cùng vào ngày 8/12 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).
Các tác phẩm nổi tiếng của Phú Quang có thể kể tới như: Nỗi nhớ mùa đông, Trong miền ký ức, Mùa hạ còn đâu, Dạ khúc, Biển nỗi nhớ và em, Khúc mùa thu, Đâu phải bởi mùa thu, Biển của thời đã mất, Nỗi nhớ, Im lặng đêm Hà Nội, Chiều hoang, Tình khúc 24…
Tác phẩm khí nhạc tiêu biểu có: Niềm tin, Khát vọng, Chuyện kể về tình yêu, Câu chuyện truyền thuyết,… Bên cạnh đó, ông còn có các tác phẩm âm nhạc dành cho phim nghệ thuật như: Tình khúc 68, Bao giờ cho đến tháng Mười, Vị đắng tình yêu, Ai xuôi vạn lý, Hải Nguyệt, Có một tình yêu như thế, Băng qua bóng tối, Huyền thoại về người mẹ…
Nhạc sĩ Phú Quang có 3 đời vợ và 3 người con: giảng viên piano Trinh Hương, Giáng Hương và cậu con trai Phú Vương sinh năm 1990, tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa ở Singapore. Trong đó, con gái đầu của nhạc sĩ Phú Quang – nghệ sĩ piano Trinh Hương đã kết hôn cùng nghệ sĩ violin nổi tiếng Bùi Công Duy.
Với nghệ sĩ Phú Quang, những người phụ nữ đi qua đời ông đều được ông trân trọng, dành những mỹ từ. Người vợ thứ 3, cũng là người đang chung sống cùng Phú Quang và chăm sóc ông những ngày ông chiến đấu với bệnh tật được vị nhạc sĩ khen ngợi hết lời.
Cuộc đời của nhạc sĩ Phú Quang: Từng suýt chết khi còn là trẻ sơ sinh, 13 tuổi đã biết làm câu đối, cả trái tim hướng về Hà Nội
Thông tin nhạc sĩ Phú Quang qua đời khiến khán giả trong nước không khỏi bàng hoàng, xót thương.
Thông tin nhạc sĩ Phú Quang qua đời đang khiến khán giả trong nước không khỏi xót thương. Sau 2 năm chống chọi các biến chứng của bệnh tiểu đường, cố nhạc sĩ đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Việt Xô ở tuổi 72. Khán giả đã vĩnh viễn mất đi một người nhạc sĩ tài hoa, một tâm hồn nghệ thuật dành trọn vẹn tình yêu cho Hà Nội.
Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Phú Thọ, chia sẻ với truyền thông ông cho biết mình đã suýt chết khi còn là trẻ sơ sinh và được một cha đạo cứu sống. Sau đó, ông chuyển lên Hà Nội lúc ông 5 tuổi, có một ngôi nhà ở phố Khâm Thiên nơi gia đình đã sinh sống 7 đời. Nhạc sĩ Phú Quang kể từ năm 13 tuổi, ông đã có thể làm câu đối nhờ thừa hưởng tình yêu văn học, nghệ thuật của người mẹ.
Sáng tác đầu tay của ông là bản Ballad Niềm Tin viết cho violoncello và piano vào năm 1967. Cũng trong năm 1967, ông tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor tại Nhạc viện Hà Nội và công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam cho đến năm 1978.
Từ năm 1978 đến năm 1982, ông học tập và tốt nghiệp tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc và sau đó làm việc tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Từ năm 1986, ông chuyển vào sinh sống tại TP.HCM và lần lượt làm việc ở Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM, Nhà hát Giao hưởng TP.HCM. Đến năm 2004, cố nhạc sĩ thành lập Công ty Hỗ trợ và Phát triển Nghệ thuật Phú Quang.
Em Ơi Hà Nội Phố - mãi là một trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội
Sự nghiệp của nhạc sĩ Phú Quang gắn liền với những bài hát trữ tình viết về Hà Nội, là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận trong suốt con đường sáng tác kéo dài nhiều thập niên của ông. Hà Nội Ngày Trở Về, Mơ Về Nơi Xa Lắm, Im Lặng Đêm Hà Nội, Tôi Muốn Mang Hồ Gươm Đi, Lãng Đãng Chiều Đông Hà Nội, Chiều Phủ Tây Hồ... Và chắc chắn phải kể đến Em Ơi Hà Nội Phố, đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của cố nhạc sĩ Phú Quang.
Ca khúc phổ từ bài thơ Hà Nội Phố của Phan Vũ. Bài thơ Hà Nội Phố ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: vào tháng 12/1972, khi Hà Nội đang trải qua những ngày tháng bị bom Mỹ tàn phá nặng nề. Giữa bầu không khí đầy đau thương của Thủ đô những năm tháng chống Mỹ, những vần thơ tuyệt đẹp của Phan Vũ ra đời, vừa đượm buồn nhưng cũng ẩn chứa hi vọng.
Bẵng đi một thời gian, đến năm 1986, lúc này hòa bình đã lập lại từ lâu, nhạc sĩ Phú Quang gặp được nhà thơ Phan Vũ. Rung động trước những câu thơ trong Hà Nội Phố, cố nhạc sĩ đã viết nên tuyệt phẩm Em Ơi Hà Nội Phố. Ca khúc Em Ơi Hà Nội Phố sau này được rất nhiều thế hệ nghệ sĩ thể hiện thành công, có thể kể đến NSND Lê Dung, NSƯT Thanh Lam, diva Mỹ Linh, diva Hồng Nhung,...
Nhạc sĩ Phú Quang trình bày ca khúc Em Ơi Hà Nội Phố
Nói về tình yêu Hà Nội của mình, cố NS từng chia sẻ: " Tôi yêu Hà Nội vì hai điều. Thứ nhất, Hà Nội là quê hương tôi. Tôi là một phần của Hà Nội, nên lẽ đương nhiên như bao người có quê khác, tôi cũng thiên vị với Hà Nội. Thứ nữa, tôi là một 'thổ dân' của Hà Nội chứ không phải là một lữ khách thích ồn ào thường vội vàng lướt qua rồi không ngoái đầu nhìn lại, với những nhủ thầm 'phố nhỏ, đường nhỏ, có gì hấp dẫn đâu'." Thậm chí, nhạc sĩ từng nói: "Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác".
Suốt 4 thập niên hoạt động nghệ thuật, ngoài sáng tác ca khúc, cố nhạc sĩ Phú Quang còn viết nhạc cho hàng trăm bộ phim, vở kịch, ballet, các bản giao hưởng, hòa tấu. Nhiều trích đoạn hoà tấu của ông đã thành nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam. Âm nhạc của cố nhạc sĩ cũng góp phần vào sự thành công của nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng của Việt Nam: Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười (Đạo diễn: NSND Đặng Nhật Minh), Ai Xuôi Vạn Lý (Đạo diễn: Lê Hoàng),...
Nhạc sĩ Phú Quang chỉ huy dàn nhạc
Cống hiến nghệ thuật đến những năm tháng cuối đời
Anh trai kế ông là nhạc sĩ Phú Ân, con gái cả của cố NS là Giảng viên Piano Nguyễn Trinh Hương (1975) đã tốt nghiệp thạc sĩ Nhạc viện danh tiếng Tchaikovsky (Liên bang Nga). Cô đã kết hôn với nghệ sĩ violon nổi tiếng Bùi Công Duy (trưởng khoa Dây học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam).
Từ năm 2008, nhạc sĩ Phú Quang trở về Hà Nội, mảnh đất mà ông dành cho một tình yêu đến ám ảnh. Hồi tháng 3/2021, nhạc sĩ Phú Quang được chuyển sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô để điều trị vì biến chứng của bệnh tiểu đường. "Thời gian qua, sức khỏe của ông yếu, phải thở bằng máy. Hiện các bác sĩ tại đây đang thử tập cai máy thở cho ông. Vì tuổi cao nên thời gian phục hồi của ông khá lâu", gia đình nhạc sĩ Phú Quang thông báo.
Bà Trịnh Anh Thư, vợ của cố nhạc sĩ, chia sẻ với truyền thông trong thời điểm đầu năm 2021 cho biết nhạc sĩ Phú Quang cứ vài tháng lại phải vào viện điều trị 1 lần. Được biết, nhạc sĩ Phú Quang mắc bệnh tiểu đường hơn 30 năm. Vào tháng 5/2020, ông phải nhập viện điều trị ở phòng hồi sức tích cực của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Năm 2020, ông từng nhập viện dài ngày trong tình trạng nguy kịch.
Những hình ảnh của nhạc sĩ Phú Quang trong bệnh viện vào đầu năm 2020
Trước khi nhập viện, dù sức khỏe không tốt, ông vẫn miệt mài làm việc cho đến tận những năm tháng cuối đời. Nhạc sĩ đôi lúc đãng trí những việc thường nhật, nhưng nhớ như in từng câu chuyện âm nhạc. Ông vốn không thích ai hát sai lời, nhạc của mình.
Nhiều người ví von, trong số những nghệ sĩ tạo nên linh hồn và âm thanh của Hà Nội, hội họa có Bùi Xuân Phái, còn âm nhạc có Phú Quang. Ngày hôm nay, người con ưu tú và đầy nặng lòng với Hà Nội đã vĩnh viễn ra đi, để lại trong lòng người ở lại niềm tiếc thương vô hạn.
Nhạc sỹ Bùi Hoàng Uyên Minh nặng lòng với những ca khúc về quê hương Viêt Nam chính là một điểm nhấn khẳng định tài năng tâm huyêt và đam mê của người nhạc sỹ trẻ. Ấn tượng đầu tiên về nhạc sỹ Uyên Minh với mọi người chính là một mái tóc hơi phong trần và nụ cười ấm áp, ít ai biết được trước khi đến với lĩnh vực sáng tác người nhạc sỹ ấy đã...