Nhạc sĩ Phú Quang qua đời, Đức Tuấn: Chú nhiều bệnh, muốn cứu thận thì cơ quan khác yếu đi
“Tôi chỉ biết chú bị thận và nhiều bệnh khác. Muốn bồi bổ để phục hồi những cơ quan khác thì thận sẽ bị hư… Muốn cứu thận thì các cơ quan khác yếu đi”, ca sĩ Đức Tuấn chia sẻ.
Nhạc sĩ Phú Quang vừa qua đời lúc 8 giờ 45 phút sáng nay (8/120, hưởng thọ 72 tuổi. Nhạc sĩ Phú Quang đã nằm viện một thời gian dài cho tới ngày mất. Ông phải thở máy liên tục và không thể nói chuyện.
Mới đây, thông tin nhạc sĩ Phú Quang qua đời, đã khiến nhiều người thương tiếc vì nền âm nhạc nước nhà lại mất đi một tài năng hiếm có.
Là một người từng hát rất nhiều tình khúc Phú Quang, ra vài album nhạc Phú Quang, ca sĩ Đức Tuấn đã dành cho chúng tôi những chia sẻ thân tình về ông.
Ca sĩ Đức Tuấn và nhạc sĩ Phú Quang khi ra mắt album: Hà Nội và em khi thu chớm đông sang. Cái tựa album này cũng là do nhạc sĩ Phú Quang chọn. Ông trực tiếp biên tập, chịu trách nhiệm âm nhạc và nghệ thuật cho album này. Đây cũng là album cuối cùng trước khi ông ra đi.
“Chú tỉnh táo, hồng hào, chỉ là không nói được…”
Lần cuối cùng, anh gặp nhạc sĩ Phú Quang là khi nào? Khi đó, tình hình sức khỏe của ông ra sao?
Lần cuối, tôi gặp chú Phú Quang là hồi tháng 3 năm nay, trước khi dịch Covid tái bùng phát. Tôi đi diễn ở Cung Việt Xô và ghé thăm chú. 2 năm nay, chú Phú Quang phải nằm một chỗ, dù tinh thần tỉnh táo nhưng sức khỏe rất yếu. Chú nhiều bệnh quá, chữa bệnh kia thì hại cho bệnh này nên bác sĩ cố giữ cho chú ổn định. Mọi người cũng không quá nhiều hy vọng.
Điều mà anh và nhạc sĩ Phú Quang nói với nhau trong lần gặp cuối đó là gì?
Được gặp chú Phú Quang, tôi rất vui. Hôm tôi thăm chú, chú tỉnh táo, ngồi dậy một chút và nhìn tôi mỉm cười. Chú không nói được vì đang đeo máy thở, còn tôi ngồi nói chuyện với chú.
Lần nào gặp chú cũng vậy, tôi ngồi hát cho chú nghe những bài của chú. Lần đó, tôi chia sẻ với chú về live show mọi người dự định làm cho chú và mong chú mau khỏe để xuất hiện trong liveshow của mình.
Hôm đó, tôi không ngồi lâu vì phải để chú Phú Quang nghỉ ngơi. Chú cháu hẹn nhau nhưng sau đó dịch bùng phát và kéo dài tới bây giờ nên tôi không có dịp gặp lại gặp chú.
Cụ thể là nhạc sĩ Phú Quang đã bị bệnh gì mà nằm viện lâu đến vậy? Và tinh thần của ông thế nào ở thời điểm anh gặp?
Thời điểm đó, chú Phú Quang đã nằm viện khá lâu và chuyển nhiều bệnh viện rồi. Thần thái của chú Phú Quang rất tốt, hồng hào. Chú vẫn cười, nụ cười còn rất đẹp, chỉ là chú không nói được vì phải dùng máy thở.
Để chính xác thì chị Thư, vợ chú là người rõ nhất. Tôi chỉ biết chú bị thận và nhiều bệnh khác. Muốn bồi bổ để phục hồi những cơ quan khác thì thận sẽ bị hư. Chất bổ càng nhiều thì thận càng mau hư. Muốn cứu thận thì các cơ quan khác yếu đi.
Sự ra đi của nhạc sĩ Phú Quang là một mất mát lớn với nền âm nhạc Việt.
Nhưng tất cả những điều đẹp đẽ về người nhạc sĩ tài hoa này sẽ ở lại mãi, còn mãi trong trái tim những người yêu nhạc.
“Chú nằm quá lâu, chắc chú cũng mệt mỏi rồi”
Anh có chuẩn bị tâm lý trước cho ngày chú Phú Quang ra đi không?
Tôi nghĩ, những người xung quanh chú Phú Quang đều đã chuẩn bị tâm lý trước dù không ai muốn nó xảy ra. Thật sự, hôm nay tôi bị bất ngờ vì chú ra đi sớm quá so với sự mong đợi của mọi người. Mọi người vẫn luôn luôn hy vọng có một sự thần kỳ nào đó, có một sự tiến bộ nào đó của y học để giúp được chú.
Ai cũng mong sẽ được diễn với chú lần cuối trên sân khấu. Và show của chú cũng đã được chuẩn bị hết rồi nhưng vì dịch bệnh nên chưa diễn ra được.
Video đang HOT
Thật sự, tôi buồn lắm nhưng chú đi như vậy cũng là trọn vẹn. Chú cống hiến cho âm nhạc đã đầy đủ. Chú nằm quá lâu, chắc chú cũng mệt mỏi rồi. Biết đâu, đây lại là một việc tốt hơn cho chú.
Anh hát khá nhiều tình khúc Phú Quang, xin anh chia sẻ một kỷ niệm đặc biệt nào đó về chú?
Đối với tôi, mỗi phút giây trôi qua bên chú đều rất đặc biệt. Nhưng tôi vẫn thích nhất giây phút mà hai chú cháu ngồi cùng nhau, biên tập album “Hà Nội và em khi thu chớm đông sang”. Đó cũng là album tâm đắc nhất của chú từ trước tới giờ.
Album đó được thực hiện toàn bộ với dàn nhạc giao hưởng và đó cũng là album cuối cùng mà chú làm trước khi đi. Bao nhiêu tâm huyết, chú đặt hết vào đó. Chú ngồi biên tập cho tôi từng ly từng tí.
Chính chú là người quyết tâm giữ tựa album “Hà Nội và em khi thu chớm đông sang”, dù rất dài và giống như định mệnh, chú ra đi khi thu chớm đông sang.
Nhạc sĩ Phú Quang là người trực tiếp biên tập, chịu trách nhiệm về âm nhạc, nghệ thuật cho album “Hà Nội và em khi thu chớm đông sang” của Đức Tuấn.
Đây cũng là album cuối cùng mà ông làm trước khi ra đi…(ảnh: Đức Tuấn cung cấp).
Riêng album nhạc Phú Quang của tôi là chú biên tập, chịu trách nhiệm sản xuất, âm nhạc, nghệ thuật. Chú vào phòng thu với tôi. Lúc tôi thu âm, chú đứng sát kế bên để góp ý từng ly từng tí.
Tôi và chú quá hiểu nhau. Chú thích cách làm việc của tôi. Tôi cũng hát nhạc của chú quá nhiều trước khi thu âm album. Trước khi thu âm những bài hát đó, chú ngồi kể cho tôi nghe về ca khúc đó và hát thế nào.
Anh cảm nhận như thế nào về con người, tính cách cũng như âm nhạc của Phú Quang?
Về tài năng của chú Phú Quang thì không cần phải nói. Còn về tính cách, chú là người rất vui vẻ. Vốn sống của chú quá nhiều nên nói chuyện với chú rất thú vị. Chú có nhiều câu chuyện mà sự hài hước của chú, làm mình nói chuyện với chú hàng giờ mà không biết chán.
Tôi thân với gia đình, vợ con chú nên mỗi lần ra Hà Nội, tôi đều gặp mọi người. Tôi thường đi ăn sáng, uống cà phê với chú ở Lý Thường Kiệt. Chú cháu tâm sự với nhau. Chú hiền lắm.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Nhạc sĩ Phú Quang đã từ trần ở tuổi 72 sau 3 năm bệnh nặng.
Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949. Sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor, năm 1967-1978, nhạc sĩ Phú Quang công tác tại Nhà hát Giao hưởng – Hợp xướng – Nhạc Vũ Kịch.
Năm 1987 ông học tại Nhạc viện Hà Nội ngành Chỉ huy dàn nhạc. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp, nhạc sĩ công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Năm 1986, ông công tác ở Phòng Ca Múa Nhạc Sở Văn hóa – Thông tin TPHCM.
Nhạc sĩ Phú Quang đã sáng tác nhiều ca khúc về Hà Nội như: Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ, Lãng đãng chiều đông Hà Nội, Đâu phải bởi mùa thu (phỏng thơ Giáng Vân), Nỗi nhớ mùa đông (thơ Thảo Phương), Trong miền ký ức, Điều giản dị…
Giai điệu đẹp, trữ tình, có sức lắng đọng trong tâm hồn người nghe, Phú Quang là tác giả có những sáng tác được giới trẻ rất yêu thích. Ông đã nhiều lần tổ chức các đêm nhạc và dẫn các đoàn nghệ sĩ đi biểu diễn tại cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Ngoài ra, nhạc sĩ Phú Quang còn viết rất nhiều nhạc sân khấu, điện ảnh, nhạc thính phòng, giao hưởng, nhạc múa, nhạc nền cho cải lương.
Ông cũng đã xuất bản tập bài hát Đâu phải bởi mùa thu (1990), Những tình khúc Phú Quang chọn lọc (46 bài, 1995). Nhạc sĩ Phú Quang được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2014″ trong lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014).
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời: Sự nghiệp đồ sộ, Quyền Linh bỏ 15 triệu đi xem show không tiếc
Nhạc sĩ Phú Quang là một trong những cây đại thụ âm nhạc, sở hữu một sự nghiệp đồ sộ.
Mới đây, làng nhạc Việt đau buồn khi nghe tin nhạc sĩ Phú Quang qua đời vào hồi 8 giờ 45 phút (12/8), hưởng thọ 72 tuổi.
Sự ra đi của nhạc sĩ Phú Quang là một mất mát lớn với nền âm nhạc Việt Nam và khiến nhiều khán giả, đồng nghiệp không khỏi bàng hoàng.
Nhạc sĩ Phú Quang là một trong những cây đại thụ âm nhạc Việt, sở hữu một sự nghiệp đồ sộ, có sự ảnh hưởng tới rất nhiều nghệ sĩ lớn và đi sâu và tiềm thức khán giả.
Nhạc sĩ Phú Quang.
Nhạc sĩ tài ba
Phú Quang (sinh ngày 13 tháng 10 năm 1949, tại Phú Thọ), tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang, quê gốc của ông ở Hà Nội và có nhà ngay phố Khâm Thiên.
Năm 5 tuổi, nhạc sĩ Phú Quang theo gia đình về Hà Nội để học tập. Tới năm 37 tuổi, ông vào Sài Gòn sinh sống và năm 2008 (59 tuổi) lại về Hà Nội sống tới lúc cuối đời.
Niềm đam mê âm nhạc đến với nhạc sĩ Phú Quang ngay từ nhỏ và bộc lộ rõ thiên hướng theo nghiệp sáng tác, làm nhạc. Ông từng tâm sự: " Từ bé tôi đã thích sáng tác rồi.
Năm 13, 14 tuổi mới đi học tới sơ cấp, nhưng tôi đã nghĩ ra những câu hát rồi hát vu vơ. Bạn bè nghe thấy mới hỏi câu này của ai, tôi bảo "của tao, tao sáng tác".
Bạn bè nghe xong ngạc nhiên lắm, cứ hỏi đi hỏi lại xem có đúng là tôi viết ra không".
So với nhiều nhạc sĩ khác, nhạc sĩ Phú Quang có con đường học hành khá chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản về âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng.
Từ năm 1967 tới 1978, Phú Quang công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam, đồng thời theo học tại Nhạc viện Hà Nội chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc.
Phú Quang và Khánh Ly
Năm 1982, sau khi tốt nghiệp với tấm bằng ưu, Phú Quang về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Năm 1986 ông chuyển về Phòng ca múa nhạc, Sở Văn hóa - Thông tin TP Hồ Chí Minh và năm 1994 thì chuyển về Nhà hát Giao hưởng TP Hồ Chí Minh.
Nhờ được đào tạo bài bản và làm việc trong môi trường giao hưởng chuyên nghiệp nên nhạc sĩ Phú Quang sở hữu kiến thức vững chãi, chắc chắn về nhạc lý, đặc biệt ở mảng chỉ huy.
Vì thế, nhạc sĩ Phú Quang có thể tự sáng tác, hòa thanh, phối khí và chỉ huy, đạo diễn cả một đêm nhạc lớn, với đầy đủ mọi âm hưởng từ hùng tráng tới trữ tình, du dương. Một trong những chương trình đáng nhớ nhạc sĩ Phú Quang từng làm là ngay bên sông Thạch Hãn. MC Lại Văn Sâm từng kể:
" Có một kỉ niệm giữa nhạc sĩ Phú Quang và tôi. Năm 2007, chúng tôi có làm một chương trình nhân dịp 27/7. Chúng tôi có ý tưởng đặt một cây piano bên sông Thạch Hãn và nhạc sĩ Phú Quang ngồi đó đánh.
Sông Thạch Hãn hôm đó không trong, nhưng từ bầu trời xanh, cùng dòng sông, cây đàn và hình ảnh người nhạc sĩ hát bài Kỉ niệm của tôi - kỉ niệm của chính anh với đồng đội đã hi sinh của mình đã khiến tôi xúc động vô cùng.
Khán giả Quảng Trị thì không nói làm gì, nhưng chính chúng tôi đã phải bật khóc. Chương trình đó làm trực tiếp nên tôi phải nén lòng lắm mới dẫn tiếp được".
Phú Quang và Minh Chuyên
Nhờ có khả năng chỉ huy, đạo diễn và tự làm cả một chương trình nên Phú Quang cũng là nhạc sĩ hiếm hoi luôn cháy vé khi tự làm show nhạc cho mình. MC Quyền Linh từng kể:
"Tôi đã từng bỏ tiền mua một cặp vé tại Nhà hát Lớn Hà Nội để nghe hết một bài Nỗi nhớ mùa đông của anh Phú Quang.
Hôm đó, tôi có gọi điện cho anh Phú Quang nhưng không được nên phải ra chợ đen mua 15 triệu cặp vé đó. Tôi hỏi bạn tôi "bạn thấy đắt không".
Anh bạn tôi nói: "Không, với Phú Quang thì không có giá nào mắc cả vì bất cứ ai được nhìn Phú Quang ngồi bên piano hát thì sẽ thấy cảm xúc vô cùng, tràn ngập tình yêu với Hà Nội".
Sự nghiệp đồ sộ hơn 1000 bài hát
Phú Quang là một trong những nhạc sĩ có nhiều bài hit và sáng tác nổi tiếng nhất. Không nhiều người biết, ông sáng tác tới hơn 1000 ca khúc trong suốt sự nghiệp của mình. Ông từng tiết lộ:
"Tôi muốn nói là đến giờ tôi có đến hơn 1000 ca khúc mà mọi người chỉ nhắc tới mỗi bài Em ơi Hà Nội phố thôi thì đó là nỗi buồn với tôi chứ không phải niềm vui của tôi".
Trong đó, phần lớn là những ca khúc mang âm hưởng trữ tình, da diết về tình yêu, quê hương, đất nước như:
Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ, Lãng đãng chiều đông Hà Nội, Đâu phải bởi mùa thu (phỏng thơ Giáng Vân), Nỗi nhớ mùa đông (thơ Thảo Phương), Trong miền ký ức, Điều giản dị...
Một phần quan trọng trong sự nghiệp của Phú Quang là những sáng tác phổ nhạc cho lời thơ. Mảng sáng tác này vô cùng giá trị, đem lại chất thi ca, thăng hoa cái đẹp ngôn từ cho nhạc Phú Quang, giúp nó sống mãi trong lòng khán giả nhiều thế hệ.
Phú Quang và Lại Văn Sâm
Về bài hit đình đám Em ơi Hà Nội phố, nhạc sĩ Phú Quang từng chia sẻ: " Ngày đó, tôi đang ngồi ở quận 3 thì anh Phan Vũ đến đọc cho tôi nghe một bài thơ dài 300 câu. Tôi nghe xong mới bảo "anh à, em hứa với anh sẽ sáng tác cho anh một bài hát, giúp mọi người biết đến thơ của anh".
Lúc đó tôi chưa biết viết tiếp thế nào nhưng có linh cảm là với lời thơ này, tôi sẽ sáng tác được ca khúc hay.
Hôm sau, tôi sáng tác xong ca khúc Em ơi Hà Nôi phố và bảo anh Phan Vũ đến nghe. Nghe xong, anh ấy bảo "anh cám ơn em vì đã làm sang trọng hơn lời thơ của anh".
Các sáng tác của nhạc sĩ Phú Quang thường được những danh ca, diva, divo lớn của Việt Nam chọn thể hiện vì tính học thuật cao nhưng lại tràn ngập cảm xúc, khơi gợi tâm hồn khán giả.
Nhạc sĩ Phú Quang cũng là người đã lăng xê và làm việc với vô vàn tên tuổi lớn trong nền âm nhạc Việt Nam, từ Ngọc Tân, Lê Dung, Khánh Ly tới Ngọc Anh, Thanh Lam, Hồng Nhung, rồi cả Ngọc Sơn, Đàm Vĩnh Hưng...
Bởi thế, nhạc sĩ Phú Quang được coi là thầy của nhiều nghệ sĩ và khiến hầu hết giới ca sĩ trong nước lẫn hải ngoại nể trọng, kính phục.
Nhờ đó, ông có được một thái độ đầy cởi mở, công bằng khi đánh giá nghệ sĩ. Phú Quang từng nhận định:
"Thị trường hay không là do mình. Ngày xưa, thầy tôi từng nói rằng: "không có dàn nhạc tồi, ca sĩ tồi, chỉ có chỉ huy tồi". Mình phải biết ca sĩ mình chọn là ai và đã chọn thì phải thành công.
Có hai ca sĩ miền Nam hát Bolero tôi đánh giá cao là Đàm Vĩnh Hưng và Ngọc Sơn. Người ta cứ hay hỏi tôi, "hai thằng này hát nhạc sến, sao hát nhạc của anh được?". Nhưng họ không hiểu rằng, hai ca sĩ này có khả năng rất đặc biệt.
Đàm Vĩnh Hưng có thể cảm nhận được nhạc của tôi và thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Tôi cũng quý cậu ấy ở sự chân thành.
Người ta thường nói Đàm Vĩnh Hưng thị trường này nọ, nhưng thực ra, cậu ấy thích thị trường cũng được mà muốn hát tử tế cũng hoàn toàn được. Rồi tới đêm nhạc tới đây, mọi người sẽ thấy Đàm Vĩnh Hưng hát hay thế nào, cứ hát bài nào là đóng đinh bài đó.
Ngọc Sơn cũng thế. Đó là ca sĩ rất thông minh, muốn hát thế nào cũng chiều được hết".
Diva Thanh Lam, Phương Thanh cùng sao Việt đau buồn nói lời tiễn biệt cố nhạc sĩ Phú Quang Thông tin nhạc sĩ Phú Quang từ trần sau thời gian dài bạo bệnh khiến nhiều người xót xa. Sáng ngày 8/12, nhạc sĩ Phú Quang đã trút hơi thở cuối cùng sau 2 năm nằm viện vì biến chứng tiểu đường. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Phú Quang là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như: Em Ơi Hà Nội...