Nhạc sĩ Giao Tiên ‘Lại nhớ người yêu’ tiết lộ cuộc sống ở tuổi 82
Ở tuổi ngoài 80 nhưng nhạc sĩ Giao Tiên hiện là trụ cột kinh tế chính, nuôi vợ và con gái bệnh tật suốt nhiều năm qua. Bên cạnh đó, ông vẫn đều đặn sáng tác, làm nhạc để trang trải cuộc sống.
Nhạc sĩ Giao Tiên vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn ở tuổi 82. L.X
Nhạc sĩ Giao Tiên là “cha đẻ” của rất nhiều ca khúc nổi tiếng như: Mất nhau rồi, Cô Thắm về làng, Vó ngựa trên đồi cỏ non, 20 năm tình đẹp mùa chôm chôm, Phận gái thuyền quyên, Yêu lầm, Anh hãy về đi, Anh không muốn xa em, Lại nhớ người yêu, Nhớ người yêu… Nhiều năm qua, ông sinh sống tại Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng gia đình. Mới đây, nhạc sĩ Giao Tiên có mặt tại TP.HCM để tham dự sự kiện liên quan đến một đêm nhạc thiện nguyện nhằm giúp đỡ các nhạc sĩ đang gặp khó khăn.
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, nhạc sĩ Giao Tiên tâm sự ông phải nuôi cùng lúc hai người bệnh trong nhà là vợ và con gái. Nhạc sĩ cho biết con gái út của ông 43 tuổi, bị liệt toàn thân đã hơn 10 năm. Trong khi đó, vợ nhạc sĩ phải chạy thận suốt 6 năm qua. “Mỗi tuần, tôi phải chở vợ từ Cam Ranh đến Nha Trang để chữa trị. May mắn trời thương nên sức khỏe của tôi tốt, nhờ vậy mà có thể gồng gánh gia đình. Một ngày của tôi có rất nhiều việc, làm quần quật từ đi chợ, nấu ăn, tắm rửa cho con, chăm sóc vợ, giặt giũ… Dù cực nhưng tôi tự làm hết, không thuê giúp việc vì không ai chăm sóc vợ con tốt bằng mình. Công việc chiếm hết thời gian, chỉ có đêm tối tôi mới ngồi viết nhạc được. Thỉnh thoảng được lúc rảnh, tôi đi cà phê cùng bạn bè”, ông kể.
Nhạc sĩ Giao Tiên phải chăm sóc vợ và con gái bệnh tật suốt nhiều năm qua. L.X
Tác giả Cô Thắm về làng cho hay, ông có 5 người con thì 4 người đã lập gia đình. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, các con không đủ khả năng giúp đỡ cha mẹ, chỉ có cô con gái làm việc trong ngành luật hỗ trợ gia đình mỗi tháng 10 triệu đồng.
Được biết, năm 2017, vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, nhạc sĩ Giao Tiên phải bán 300 bài hát cho một công ty với giá 700 triệu đồng. Một số ca khúc ông viết sau này được gửi cho Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và lãnh tiền tác quyền định kỳ mỗi quý khoảng 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, công việc làm nhạc giúp ông kiếm khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này nhạc sĩ dùng chi tiêu trong gia đình và thuốc thang cho vợ con.
Video đang HOT
Khi được hỏi về chuyện sáng tác, nhạc sĩ Giao Tiên chia sẻ khi trẻ, ông viết nhạc theo bản năng, có bao nhiêu cảm xúc đều bung hết ra. Theo thời gian, ông có kinh nghiệm, biết cần thêm cái gì, chỉnh sửa cái nào cho phù hợp hơn. Dù vậy, ông cho rằng cảm xúc dồi dào thì ca khúc sẽ hay. Nhạc sĩ gạo cội tiết lộ một kỷ niệm: “Khi tôi viết bài Nhớ người yêu, cảm xúc là tự phát. Tôi nhớ người yêu ra sao thì viết vậy. Tôi là gốc nông dân nên viết mộc mạc, bình dị, nhưng vẫn có tính lãng mạn. Khi viết xong, tôi nhờ nhạc sĩ Hàn Châu hát, tôi đàn và thu âm vào băng cassette. Tôi mang cho nhiều anh em nghe. Họ chê rất nhiều, đến mức tôi xấu hổ. Sau đó, tôi đưa bài hát này cho một nhà sản xuất tay ngang sản xuất. Ca khúc này in bản nào bán hết bản đó. Anh ấy mua nhà, sắm xe hơi, cưới vợ… từ bài hát này, còn tôi không có gì cả (cười)”.
Nhạc sĩ gạo cội cho biết ông vẫn thường xuyên sáng tác, phổ nhạc cho các nhà thơ theo yêu cầu. L.X
Ở tuổi ngoài 80, nhạc sĩ Giao Tiên vẫn sáng tác đều đặn tùy theo nhu cầu đặt bài của bạn bè, ca sĩ hoặc phổ nhạc cho các nhà thơ. Có ngày, ông viết 3 ca khúc nhưng cũng có hôm lại không sáng tác bài nào. Tác giả Vó ngựa trên đồi cỏ non bày tỏ mình may mắn khi còn sức khỏe, minh mẫn để làm việc. Nhạc sĩ gạo cội bộc bạch: “Thời trẻ, tôi sáng tác nhiều vì cảm xúc dồi dào, chỉ cần nghĩ ra là viết. Bây giờ tôi già rồi, cách viết chỉn chu hơn, viết gì cũng có suy nghĩ, đắn đo một chút. Các ca khúc phần lớn vẫn mang chất bolero như trước nay, nhưng nghe già dặn hơn chứ không còn bồng bột như thời thanh niên”.
Khi được hỏi về ca khúc tâm đắc, nhạc sĩ Giao Tiên chia sẻ ông tự hào và thích tất cả những “đứa con tinh thần” của mình. Dù vậy, ông thừa nhận bài hát được nhiều người nhớ đến là Cô Thắm về làng, Lại nhớ người yêu và Vó ngựa trên đồi cỏ non. “Những ca khúc này đem lại cho tôi thu nhập, tiếng tăm. Thời đó, với bài Cô Thắm về làng, tôi bán được khoảng 30.000 đồng. Lương lúc đó hơn 1.000 đồng/tháng, còn vàng 11.000 đồng/chỉ, thì số tiền bán bài cũng khá lớn. Nhưng sau này, khi ca khúc nổi tiếng hơn thì người mua bài của tôi cũng hốt bạc”, ông nói thêm.
Vợ nhạc sĩ Tôn Thất Lập bật khóc trước phút chia ly từ biệt chồng
Sáng 30/7, nhiều người thân, bạn bè đã tới tiễn đưa nhạc sĩ Tôn Thất Lập tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, TP.HCM).
Sáng 30/7, nhiều người thân, bạn bè đã tới tiễn đưa nhạc sĩ Tôn Thất Lập tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, TP.HCM).
Từ 6h sáng, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã tới thắp nén nhang cuối, tiễn biệt người người bạn tri kỷ, người nhạc sĩ tài hoa.
Anh Tôn Thất Định - con trai lớn nhạc sĩ Tôn Thất Lập xúc động gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp, bạn bè, xóm giềng... đã tới tiễn đưa người cha, người ông đáng kính của gia đình. "Cho đến ngày ba rời xa gia đình, con càng thấu hiểu hơn những giá trị mà ba để lại...", anh nghẹn ngào.
Bà Lê Liên Hương, vợ nhạc sĩ Tôn Thất Lập bật khóc trước phút chia ly từ biệt chồng.
Nhiều người không kìm được nước mắt chia xa nhạc sĩ Tôn Thất Lập.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đọc điếu văn tiễn biệt nhạc sĩ Tôn Thất Lập. Trong điếu văn, ông viết, nhạc sĩ Tôn Thất Lập là một nhạc sĩ của thời hào hùng, bền bỉ qua những giai đoạn lịch sử với nhiều ca khúc để lại dấu ấn sâu đậm.
Giây phút lắng đọng tiễn biệt.
Vợ nhạc sĩ Tôn Thất Lập nghẹn ngào, không giấu nổi những giọt nước mắt phút tiễn biệt chồng.
Anh Tôn Thất Định ôm di ảnh của cha ra xe tang. Gia đình, bạn bè cố nhạc sĩ cố nén đau thương tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Linh cữu nhạc sĩ được an táng tại Nghĩa trang TP. HCM.
Trước đó, ngày 29/7, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Phương Thanh cùng nhiều nghệ sĩ đã đến viếng nhạc sĩ Tôn Thất Lập và chia buồn với gia đình.
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập là gương mặt tiêu biểu trong phong trào đấu tranh đô thị của giới trẻ miền Nam trước năm 1975. Ông sinh năm 1942, qua đời sáng 26/7 tại Bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM) sau thời gian điều trị bệnh, hưởng thọ 81 tuổi.
Những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông là: Xuống đường, Người đợi người, Hát trong tù, Lúa reo trên những cánh đồng, Hát cho dân tôi nghe... Ngoài sự nghiệp âm nhạc có sức ảnh hưởng, nhạc sĩ Tôn Thất Lập từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Ở tuổi 75, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sống ẩn dật trên đồi, không có điện thoại, không dùng mạng xã hội Nhiều năm qua, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên từ chối gặp gỡ, sinh hoạt văn nghệ bên ngoài, khước từ những cuộc ghé thăm. Ông chọn cách sống khép kín trong căn nhà nằm trên một ngọn đồi ở ngoại ô thành phố. Đó là tiết lộ của nhạc sĩ Nguyễn Quang khi nhắc đến "cha đẻ" của những bản nhạc tình bất...