“Nhắc đến Thưởng Tết, chỉ tủi thân thêm mà thôi”
Gặp giáo viên, hỏi về chuyện thưởng Tết, đa phần họ đều ngậm ngùi không muốn kể ra vì rất chạnh lòng. Khái niệm thưởng Tết đối với giáo viên chỉ gọi là cho vui, có giáo viên khi được hỏi đã thốt lên “Thương lắm Tết ơi!”…
Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên hớn hở mong đợi tiền thưởng Tết. Nhưng đối với các thầy cô giáo – những người đang âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người lại không muốn nhắc đến điều này. Khái niệm thưởng Tết cho giáo viên (GV) chỉ là sự tằn tiện chi tiêu trong năm để cuối năm còn dư ra một khoản gọi là thưởng “cho có, cho vui”, hay động viên tinh thần là chính.
Theo khảo sát của Dân trí, chuyện thưởng Tết đối với GV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng không hơn gì với các địa phương khác. Còn nhớ năm 2011, một trường THPT ở huyện Bá Thước – một huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa thưởng Tết GV lên đến gần 4 triệu đồng đã là một sự kiện. Để có được số tiền thưởng như thế, tập thể nhà trường đã phải chi tiêu tằn tiện mới có được.
Vất vả cả năm, nhưng giáo viên Trường mầm non xã Xuân Du (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) không hi vọng được thưởng Tết.
Video đang HOT
Có mặt tại Trường THCS Thanh Lâm (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) những ngày cuối năm, khi được hỏi về chuyện thưởng Tết, nhiều GV nơi đây lặng thinh vì không muốn nói ra “điệp khúc” buồn.
“Ban giám hiệu nhà trường cố gắng lắm cũng chỉ có khoảng dăm chục ngàn đồng gọi là cho có quà động viên tinh thần các thầy cô giáo, chứ nói thưởng nghe to tát quá. Các anh nhìn trường lớp đó thì biết, thầy cô nơi đây chỉ mong có cơ sở vật chất tươm tất chút để yên tâm giảng dạy và cho học trò đỡ khổ hơn thôi. Nhìn học sinh vất vả, cực khổ vì hoàn cảnh nhà nghèo và đường xá xa xôi thầy cô cũng muốn có món quà cho các em, nhưng khổ nỗi, nhiều thầy cô cũng hoàn cảnh không kém gia đình các em nên đành chịu”, thầy Nguyễn Văn Bảo, hiệu trưởng Trường tiểu học Thạch Tượng II (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) chia sẻ.
Thầy Trương Văn Thanh – hiệu trưởng Trường THCS Thanh Lâm chia sẻ: “Mỗi năm Tết đến, nhà trường chỉ thưởng cho có, hỗ trợ các thầy cô giáo dăm chục, một trăm ngàn đồng gọi là động viên tinh thần. Chứ thực tế tiền ngân sách của ngành chi đủ khoản trong năm như: Khai giảng, 20/11, ủng hộ gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sơ kết, tổng kết…Đặc biệt, trường chúng tôi lại là một trường ở miền núi, cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều khó khăn, hàng năm việc tu sửa lại cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cũng tốn khá nhiều kinh phí”.
Nói về chế độ thưởng Tết, nhiều GV chỉ thở dài: “Có thì tốt, mà không có cũng chẳng sao, vì chúng tôi quen rồi, nhắc đến chỉ tủi thân thêm mà thôi”.
Cô Lê Thị Ngọc, hiệu trưởng Trường mầm non Xuân Du (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) cho hay: “Tết năm nay trường thưởng Tết cho GV 100.000đ, những GV nào có thành tích thi đua, dạy tốt trong năm thì được thêm 100.000đ nữa”.
Ông Lê Văn Nguồn, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: “Thưởng Tết cho GV cao hay thấp phụ thuộc vào từng trường. Nếu trường nào tiết kiệm được các khoản trong năm thì số tiền dư để thưởng cho GV sẽ cao, nếu chi phí trong năm nhiều, số tiền được rót về không còn thì nguồn thưởng Tết cho GV sẽ thấp hoặc nhiều nơi không có”.
Giáo viên tại các huyện miền núi gặp nhiều khó khăn trong công tác nhưng lòng yêu nghề, yêu trò đã giúp họ gắn bó với công việc.
Mặc dù không có tiền thưởng Tết, nhưng không riêng gì GV Trường THCS Thanh Lâm mà GV nhiều ngôi trường khác trên địa bàn Thanh Hóa, mỗi năm Tết đến, xuân về, các thầy cô vẫn trích một khoản từ đồng lương ít ỏi của mình để góp tiền mua quà tặng các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để mong các em có một cái Tết đầm ấm hơn. Sự quan tâm, chia sẻ của các thầy cô thật đáng trân trọng biết bao.
Theo DT
Đôi khi em cũng chạnh lòng lấy chồng nghèo
Tình yêu của anh và em chỉ gói gọn trong hai từ "xa cách", từ lúc yêu nhau đến lúc cưới chúng mình chỉ gặp nhau được khoảng 6 lần trong vòng 3 năm, bởi ngày đó anh còn theo đuổi hoài bão của mình.
Thi thoảng, khi có ai đó nhắc đến những người đã từng đến tán tỉnh em, em chẳng biết anh vô tình hay cố ý "sao ngày xưa em không lấy anh A, anh B kia, giờ có phải có xe, có nhà cửa đàng hoàng rồi không" như hờn dỗi với chính mình. Nhưng chỉ cần nhìn vào mắt anh em hiểu, lúc đó anh chỉ mong em nói một câu rằng "vì em không yêu họ" để anh tủm tỉm cười rồi ôm em hôn một cái thật mạnh. Nếu em đến với họ vì những thứ đó, chắc chắn em đã không ở đây cùng với anh
Ảnh minh họa
Tình yêu của anh và em chỉ gói gọn trong hai từ "xa cách", từ lúc yêu nhau đến lúc cưới chúng mình chỉ gặp nhau được khoảng 6 lần trong vòng 3 năm, bởi ngày đó anh còn theo đuổi hoài bão của mình - đi du học theo chương trình học bổng. Mẹ vẫn thường động viên em rằng, tuy nhà anh nghèo nhưng có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, đó mới là điều đáng quý, tiền không có bây giờ rồi sau sẽ có, câu nói đó của một người trải nghiệm cuộc sống như mẹ khiến em vững vàng và tự tin hơn kể cả khi anh chỉ có hai bàn tay trắng.
Trở về từ nước ngoài với một cái đầu toàn chữ, anh đã lên kế hoạch về nước sẽ cưới nhau ngay như muốn bù đắp cho em những tháng ngày xa cách, vì thế anh vừa đi học vừa đi làm thêm, tiết kiệm chi tiêu để hai vợ chồng mình có một đám cưới đầy đủ và đầm ấm. Anh mong muốn tìm cho mình một công việc thật tốt nên anh ở nhà chờ đợi và cố gắng hoàn thiện mình để thi tuyển vào một tập đoàn kinh tế lớn để có thể lo toan và giúp em đỡ vất vả. Nhưng có lẽ thời buổi kinh tế khó khăn, mọi thứ cũng không như mình tưởng, không phải chỉ một hai tháng, anh chờ đợi đến cả nửa năm, khi những chi phí của gia đình thì vẫn phải chi trả đều đặn nào tiền điện, tiền thuê nhà, tiền nước, tiền học phí cho em đi học, rồi em có bầu, mọi chi phí bây giờ được tính bằng cấp số nhân.
Của hồi môn của hai đứa cũng vì thế mà cạn dần, nhưng điều đó cũng làm cho cả anh và em lớn dần lên, biết chi tiêu, biết chắt bóp và biết hạn chế những sở thích cá nhân của mình mà nghĩ cho gia đình. Thời gian đầu khi mới có bầu, sức khỏe em không được suôn sẻ, thường xuyên đau yếu cộng với việc vừa đi làm lại vừa đi học thêm buổi tối nhiều lúc em cảm tưởng như mình không thể chịu đựng được, có những lúc em đã khóc trên đường về nhà một phần vì đau một phần vì cảm thấy tủi thân điều mà từ nhỏ lớn lên em chưa từng trải qua.
Vừa nghĩ phải có tinh thần vui vẻ để con được khoẻ mạnh khiến đầu óc em như căng cứng chắc vì thế nên em trở nên yếu đuối và dễ vỡ, em cũng đã nghĩ đến hai chữ "giá như" nhưng sau những phút chạnh lòng vì lấy con nhà nghèo đó, nghĩ đến người chồng đang chờ vợ về, lúc nào cũng cơm nước và không bao giờ quên ôm hôn vợ, hôn vào con và nói "ba yêu hai mẹ con lắm" khiến em gạt đi tất cả. Em không cho phép mình được đọng một giọt nước mắt nào trên mắt, anh có biết không mỗi lúc như thế sau cái ôm sà vào vòng tay anh em lại chạy vội vào nhà vệ sinh để dấu đi mọi thứ. Thỉnh thoảng anh bảo "em khô lắm" nhưng anh có biết không đó là lúc em muốn oà khóc nhất nhưng em không thể.
Đôi lúc anh đi chợ sắm cho mẹ con em móm ghẹ luộc cả anh và em đều thích món đó, anh bảo "ăn thêm cho con có thêm canxi", nhưng em không muốn ăn một mình em bảo anh mang hết ra luộc cho cả nhà ăn nhưng anh không chịu "để dành cho hai mẹ con, anh ăn cái khác" tình yêu của vợ chồng mình trong khó khăn thiếu thốn nhưng đâu có thiếu phải không anh.
Mặc dù tiền lương của em cũng đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình nhưng tất cả chỉ vẻn vẹn trong hai chữ vừa đủ và thỉnh thoảng nếu có gì đột xuất sẽ chuyển sang trạng thái thiếu thốn vì thế có những lúc em gắt anh, anh im lặng nhưng sau đó nhìn gương mặt suy tư nghệt ra em lại thấy mình có lỗi bởi chắc chắn rằng em chấp nhận đến với anh đâu phải vì tiền. Anh còn nhớ không có lúc anh dở ví em ra hai vợ chồng chỉ còn có hai mươi nghìn trong túi nhưng em liền chối phay "không, tiền em vẫn còn trong tài khoản" để anh đỡ lo lắng mà tập trung cho việc ôn thi của mình. Em nghĩ lúc đó nếu bà chủ nhà đến lấy tiền thuê nhà hay đột ngột bị hết ga chắc không biết sẽ thế nào nhưng may mà điều đó không xẩy đến. Và cứ thế vợ chồng mình trong khoảng 8 tháng, em vẫn động viên anh "miễn là lúc em đi sinh anh có tiền trả viện phí là được".
Rồi ngày anh nhận được quyết định đi làm, anh gọi cho em trong niềm vui vỡ oà, chắc ông trời không phụ công anh và em. Em thấy nhẹ cả người, chắc vì em không phải vật lộn để lo toan cho cuộc sống nữa, yên tâm tháng sau có thể thoải mái tinh thần để hai vợ chồng cùng đón thành viên mới phải không anh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vì chồng, tôi "chung đụng" với sếp Tôi tìm đến người đàn ông được anh gọi là sếp, lấy số điện thoại từ trong máy của anh. Tôi chủ động liên lạc và đặt vấn đề với người ấy, mong giúp đỡ anh thăng chức. Nhìn vẻ mặt buồn rầu, đôi mắt đượm buồn, vẻ mặt cau có, dáng vẻ bơ phờ của chồng, tôi chạnh lòng thường. Một người...