Nhà vườn – Nơi tránh dịch lý tưởng của người dân Nga
Sau nhiều năm công tác trong Hạm đội Phương Bắc, ông Ivan Chernyshyov dường như không gặp phải khó khăn nào trong việc thay đổi cuộc sống khi bị phong tỏa vì đại dịch COVID-19. Giống như nhiều người Nga khác, thủy thủ đã nghỉ hưu đã lựa chọn trở những căn nhà vườn tại nông thôn để tránh dịch.
Các thế hệ người Nga thường dành những ngày cuối tuần và kỳ nghỉ hè tại các khu nhà vườn. Ảnh: AFP
“Ở đây rất tốt. Chúng tôi sẽ trồng cà rốt, dâu tây và thậm chí là một ít khoai tây”, ông Chernyshyov (78 tuổi) nói, trong khi vợ ông, bà Lyudmila đang tỉa khóm hoa hồng trong một khu nhà vườn ở ngoại ô thủ đô Moscow của nước Nga.
Theo hãng tin AFP (Pháp), khi một nửa dân thế giới bị phong tỏa vì đại dịch COVID-19, hàng triệu cư dân thủ đô Moscow được yêu cầu ở nhà và chỉ thỉnh được phép ra ngoài khi cần thiết. Tuy nhiên, với những người dân Nga như ông Chernyshyov, họ lại có một lựa chọn khác, đó là rời thành phố trở về những ngôi nhà vườn ở nông thôn, từng được trao cho những người lao động trong thành phố thời Xô Viết.
Những thế hệ người dân Moscow thường dành những ngày cuối tuần và các kỳ nghỉ để về các khu nhà vườn yên tĩnh, rợp bóng cỏ cây hoa lá. Những ngôi nhà nhỏ này thường được xây dựng bằng gạch hoặc gỗ, xung quanh là những khu vườn trồng rau.
Với số trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ngày càng gia tăng, tính đến ngày 24/4, Nga đã ghi nhận 62.773 ca mắc COVID-19 và 555 người tử vong, các khu nhà vườn ngoại ô đã trở thành nơi trú ẩn lý tưởng của người dân thành phố.
“Đó là một không gian tuyệt vời! Chúng tôi có thể đi dạo ngoài trời, hít thở không khí trong lành mà không cần phải đeo khẩu trang”, cô Arina Bannikova, một kiến trúc sư 26 tuổi, đang sống trong một khu nhà vườn ở Sokolniki, cách Moscow 1 giờ lái xe về phía Tây Bắc, cùng mẹ, chị gái và gia đình nhỏ 4 người của mình.
Được nghịch ngợm trên chiếc xe trượt scooter, Maxime (11 tuổi) không thể hạnh phúc hơn: “Ở đây, cháu có tất cả không gian mà cháu muốn”, cậu bé reo lên thích thú.
Nhà vườn rất phổ biến ở thời Liên Xô và sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Ảnh: AFP
Ước tính, gần một nửa dân số Nga sở hữu những ngôi nhà vườn như vậy. Do đó, khi chính quyền bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với Moscow vào tháng trước, hàng nghìn người đã rời khỏi thành phố.
Video đang HOT
Theo số liệu từ Cổng thông tin bất động sản Cian.ru, việc tìm kiếm trực tuyến nhà vườn đã tăng vọt, số lượng người có nhu cầu thuê nhà vườn nhiều hơn gấp 5 lần so với thông thường trong hai tuần đầu tiên của tháng 4.
“Thật thú vị khi 10 năm qua được đánh dấu bởi một cuộc khủng hoảng nhà vườn nghiêm trọng. Rất nhiều người đột nhiên nhớ lại rằng họ có một khu nhà vườn và bắt đầu sửa chữa khẩn cấp, ưu tiên kết nối Internet”, ông Mikhail Alekseevsky, nhà nhân chủng học người Nga, người đã thực hiện một nghiên cứu về các ngôi nhà ở đất nước này, cho biết.
Các khu nhà vườn đã rất phổ biến trong thời Liên Xô và sau sự sụp đổ Liên Xô năm 1991. Nhiều người thường sử dụng các khu đất trong vườn của mình để trông rau nhằm giải quyết tình trạng thiếu lương thực.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế Nga phát triển vào những năm 2000 và đến đầu những năm 2010, nhiều người đã từ bỏ việc nghỉ ngơi ở nông thôn, dành thời gian thư giãn cuối tuần tại các nhà hàng, rạp chiếu phim mới trong thành phố hay đi du lịch nước ngoài.
Tỷ lệ người Nga sở hữu các khu nhà vườn đã giảm, Trung tâm nghiên cứu ý kiến công cộng Nga VTSIOM cho biết số người sở hữu các căn nhà này đã giảm từ 46% từ năm 2014 xuống còn 42% vào 2019.
“Trong giai đoạn trước đây, sống trong những khu nhà vườn là một cách để thoát khỏi thực tại của Liên Xô. Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, đôi khi có nhiều điều thú vị tại các khu nhà vườn hơn là việc trồng rau “, ông Mitchseevsky nói.
Trong đại dịch COVID-19, khi các khu vui chơi giải trí phải tạm dừng hoạt động, nhiều cư dân của các khu nhà vườn cho rằng quay về nông thôn là cách dễ dàng để tuân thủ quy định giãn cách xã hội.
Bà Nataliya Sapiga, một giáo viên 53 tuổi, nói chuyện điện thoại trong khu nhà vườn của mình. Ảnh: AFP
“Tôi không thể khẳng định chúng tôi được bảo vệ hoàn toàn khỏi virus SARS-CoV-2, nhưng tôi cảm thấy an toàn 90% khi ở đây. Có ít người sống ở khu vực này hơn, vì vậy chúng tôi có thể tuân theo tất cả các quy tắc an toàn được đề xuất”, Nataliya Sapiga, một giáo viên 53 tuổi, sống tại nhà vườn của bà ở Sokolniki, chia sẻ.
Ông Alekseevsky cho rằng người Nga có một mối quan hệ sâu sắc với các ngôi nhà vườn của họ, khu đất và một vườn rau “có ý nghĩa vô cùng sâu sắc” tại đất nước này. “Trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh, sở hữu một khu nhà vườn trong tình trạng tốt như được tiếp thêm sức mạnh”, ông nói.
Hải Vân
Bí mật quân sự: Đội tàu ngầm "quái thú" của Nga khiến phương Tây "sốt vó"
"Tiếng vang của chân vịt ở hướng 300. Ngư lôi. Họ đang tiến về phía chúng tôi. Bản báo cáo thủy âm làm nổ tung sự im lặng trong trung tâm chỉ huy tàu ngầm nguyên tử.
Lệnh cảnh báo chiến đấu, tàu ngầm nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí tác chiến, bắt đầu cơ động và tránh thành công một cuộc tấn công ngư lôi...
Phóng viên Sputnik đã đến thăm tàu ngầm tuần dương đa năng Severodvinsk (Dự án 885 Yasen) của Hạm đội phương Bắc Hải quân Nga, nói chuyện với thủy thủ đoàn và tìm hiểu lý do tại sao các tàu ngầm này đặc biệt làm chỉ huy NATO lo lắng.
Vệ sĩ "Borey"
Nhanh nhẹn, im lặng, và rất không "thuận tiện" cho địch thủ. Theo các chuyên gia Mỹ từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược Washington, một tàu ngầm lớp Yasen có thể làm tê liệt hoạt động của toàn bộ cảng biển hoặc căn cứ hải quân của đối thủ tiềm năng.
Tàu ngầm tuần dương đa năng ngầm, ngay từ quan sát đầu tiên đã thấy rõ: nó được tạo ra để lướt đi lặng lẽ dưới nước. Các đường viền thân tàu hẹp được sắp xếp duyên dáng, khác hẳn với chiếc tàu ngầm chiến lược tấn công khổng lồ lớp Borey đầy góc cạnh tại bến đỗ gần đó.
So với các tàu ngầm tên lửa chiến lược, Yasen" nhẹ hơn, cơ động và chạy nhanh hơn. "Trái tim" nguyên tử có công suất 180 MW (xấp xỉ 245 nghìn mã lực) tăng tốc chiếc tàu ngầm với lượng giãn nước gần 14 nghìn tấn dưới nước lên 31 hải lý/giờ (57 km/h).
Tàu ngầm hạt nhân Yasen của Nga.
"Nhiệm vụ chính của chúng tôi là bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, đảm bảo khả năng chiến đấu, chỉ huy tàu, Thuyền trưởng hạng nhất Roman Sanarchuk, nói - Nếu so sánh với không quân, thì các tàu ngầm tấn công là máy bay ném bom chiến lược, và tàu ngầm đa năng - là tiêm kích yểm trợ và tấn công. Nếu cần thiết, tàu ngầm chúng tôi có thể "chộp" bằng các vũ khí trên tàu".
Theo thuyền trưởng, việc tránh khỏi "tai mắt người khác trở nên ngày càng khó khăn hơn. "Đối thủ tiềm tàng" liên tục cải tiến hệ thống giám sát dưới nước bằng máy bay chống ngầm mới nhất của NATO Boeing P-8 Poseidon. Phương Tây hiện vẫn còn ít thông tin về các đặc tính của Yasen", vì vậy họ rất lo lắng, cố gắng theo dõi với sự kiểm soát đặc biệt.
Tàu có độ ồn rất thấp, chỉ huy tàu cho biết - Yên tĩnh hơn nhiều so với hầu hết các đối thủ nước ngoài. Chúng tôi phát hiện ra các mục tiêu tiềm năng sớm hơn nhiều so với "khả năng của đối thủ". Vũ khí tiêu chuẩn trên tàu cho phép bạn "làm việc" từ khoảng cách xa".
Thuyền trưởng hạng nhất Roman Sanarchuk đã phục vụ trên nhiều tàu ngầm, và phục vụ trên tàu lớp "Yasen" 3 năm trước. Ông đã phải học hỏi rất nhiều, vì tàu có rất nhiều thiết bị điện tử tự động và vô tuyến mới, nhưng cũng có điều kiện sinh hoạt tiện nghi thoải mái hơn nhiều.
Đấu tranh cho sự sống sót của con tàu là luật của lính tàu ngầm.
Lần đầu tiên trong lịch sử hạm đội Nga, một khoang cứu hộ phóng ra ngoài đã được Severodvinsk thử nghiệmtrong "điều kiện càng gần với thực tế càng tốt". Từ độ sâu 40 mét, khoang chưa năm người tách khỏi con tàu ngầm và nổi lên mặt nước. Mọi người đều khỏe mạnh. Tất nhiên, việc huấn luyện "chiến đấu cho sự sống còn" trám các lỗ thủng, chữa cháy - được thực hiện gần như hàng ngày, như trong Hải quân các quốc gia khác nhau. Bất kỳ đội tàu ngầm nào trên thế giới đều biết rõ phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp, xác định điểm rò rỉ và cách vá chữa. Đây là một quy tắc không thể thiếu của hải quân, và đặc biệt là tàu ngầm. Tuy nhiên, thậm chí đến các lỗ hổng cũng không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Thân tàu dài 140 mét, 8 khoang, nhiều sàn và tầng là một thành phố dưới nước thực sự.
Tuy nhiên, trong một chuyến đi biển dài ngày, nguy hiểm có thể xuất hiện không chỉ từ bên ngoài. Ví dụ như nhiễm trùng... Trong một không gian hạn chế ở độ sâu, điều này có thể vô hiệu hóa toàn bộ thủy thủ đoàn, tước bỏ khả năng điều khiển và sẵn sàng chiến đấu. Theo Dmitry Babanov, người phụ trách y tế trên tàu "Severodvinsk, có một khu cách ly đặc biệt với phòng tắm riêng dành cho những bệnh nhân nhiễm trùng gây ra mối đe dọa cho người khác. May mắn thay, họ chưa phải lần nào đối mặt với tình trạng nhiễm trùng nặng trên biển khi ở trên tàu ngầm. Cũng không có coronavirus, đang khiến cả thế giới sợ hãi - có lẽ virus không chịu được cái lạnh Bắc Cực dữ dội. Phổ biến nhất là cảm lạnh thông thường. Thời điểm nghiêm trọng nhất là đau bụng cấp tính. Các biện pháp được thực hiện tại chỗ - trong phòng khám trên tàu, và giữa an toàn cho thủy thủ.
"Vào cuối chuyến đi, sự căng thẳng thường được cảm nhận. Và bạn cần có khả năng xoa dịu tình hình. Chúng tôi đùa bỡn, chấp nhận tất cả các trò chơi vô hại, huy động toàn bộ "kho vũ khí" hài hước hàng hải - thuyền trưởng nói, - Có tivi trong cabin, chiếu những bộ phim từ kho phim kỹ thuật số trên tàu".Đầu bếp - thành viên quan trọng của thủy thủ đoàn
Tính đến đặc điểm của thủy thủ tàu ngầm, người ta luôn cố gắng cung cấp đồ ăn ngon cho các thủy thủ. Điều này đã được thực hiện ngay cả trong Thế chiến thứ hai và những năm 1990, thời kỳ khó khăn nhất đối với đất nước. Hiện nay, thủy thủ tàu ngầm có bốn bữa ăn mỗi ngày với thực đơn khá đa dạng. Hai đầu bếp trên tàu ngầm Severodvinsk liên tục "quay" để cung cấp bữa ăn 70 người đàn ông khỏe mạnh.
"Bữa sáng bao gồm cháo ngũ cốc, trà, cà phê (hạt, hoặc tự nấu), phô mai mềm, bánh mì với phô mai và xúc xích", - đầu bếp, thủy thủ Fanur Gazizullin nói với Sputnik. - Với bữa trưa - nhất thiết phải có súp, tiếp theo - món thịt, gà hoặc cá. Luôn có hai loại salad trên bàn. Bữa trà buổi tối luôn có bánh nướng, pizza, bánh kẹp, bánh kếp.
Bánh ngọt, cũng như bánh mì - được nướng trực tiếp trên bếp. Ngoài ra, vào bữa trưa, mỗi thành viên được cung cấp rượu vang đỏ hàng ngày - 100 ml. Đây là cả một truyền thống và sự cần thiết, đặc biệt trên các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trên tàu có tất cả các loại thuốc và thiết bị cần thiết: máy X-quang, điện tâm đồ, máy khử rung tim, buồng áp lực để điều trị ngộ độc carbon monoxide. Ngay cả xét nghiệm máu lâm sàng đơn giản cũng có thể được thực hiện. Chúng tôi cũng có thể điều trị răng lợi", - người phụ trách y tế nói.Ba tháng dưới độ sâu
Theo thuyền trưởng, chỉ trong năm qua, tàu ngầm đã dành tổng cộng khoảng 150 ngày hải hành. Lò phản ứng hạt nhân và các hệ thống hỗ trợ sự sống cho phép hoạt động nhiều tháng dưới biển sâu, mà vẫn không bị phát hiện. Bản thân tàu hoàn toàn có thể nghe" và "nhìn" thấy đối phương nhờ vào ăng-ten khổng lồ của tổ hợp thủy âm. Vũ khí trang bị - ngư lôi, mìn, tên lửa hành trình "Kalibr" hoặc "Onyx" ("Yakhont").
Tuy nhiên, vũ khí chính của "Severodvinsk" là đội ngũ thủy thủ đoàn. Nhiều tháng hoạt động dưới nước đòi hỏi sức chịu đựng, hiệu suất và khả năng tương thích tâm lý rất lớn từ mọi người. Và điều này không dễ dàng: 70 người, và mỗi người đều có những tính cách khác nhau.
Nga lần đầu phóng thử tên lửa siêu thanh 'không thể ngăn chặn' từ tàu chiến Nga đã lần đầu tiên phóng thử tên lửa siêu thanh Tsirkon từ một con tàu, hãng tin TASS dẫn các nguồn tin ngày 27/2 cho hay. Ảnh minh họa Theo các nguồn tin của TASS, tàu Đô đốc Gorshkov - tàu khu trục được đóng theo Dự án 22350 đã phóng tên lửa siêu thanh Tsirkon từ Biển Barents vào mục tiêu...