Nhà vệ sinh trường học vùng cao: Vô cùng bức thiết

Theo dõi VGT trên

Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của các địa phương cho ngành Giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp học cơ bản ổn định và đáp ứng được yêu cầu dạy học. Tuy nhiên, với không ít trường học vùng cao, vấn đề nhà vệ sinh học đường vẫn vô cùng bức thiết cả về số lượng và chất lượng.

Nhà vệ sinh trường học vùng cao: Vô cùng bức thiết - Hình 1

Số lượng và chất lượng nhà vệ sinh trường học vùng cao còn hạn chế. Ảnh: T.G

Ám ảnh mang tên “nhà vệ sinh trường học”

Cô Nguyễn Hương Giang – Hiệu trưởng Trường TH xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ – Hà Giang cho biết: Tại điểm trường chính có hơn 400 HS, 30 GV trong đó 200 HS bán trú nhưng nhiều năm liền trường chỉ có 2 phòng vệ sinh đã xuống cấp để sử dụng.

Như vậy, vào ngày thường khi HS đến trường đầy đủ, tính bình quân hơn 200 HS và GV sử dụng 1 phòng vệ sinh. Bên cạnh sự quá tải, xuống cấp đã lâu thì nhà trường cũng không có nguồn kinh phí thuê lao công dọn dẹp thường xuyên (chỉ có GV và HS luân phiên dọn dẹp)… nên khu vệ sinh thường rơi vào tình trạng bốc mùi hôi.

Đầu năm 2019, được sự hỗ trợ giúp đỡ của một số trường học tại Hà Nội, trường được xây dựng mới khu nhà vệ sinh với 4 phòng vệ sinh (có khu dành riêng cho HS nam nữ, khu vệ sinh nặng nhẹ)… Tổng số phòng vệ sinh tăng lên 6. Song như vậy cũng chỉ góp phần giảm tải mà không giải quyết dứt điểm quá tải.

Hiện nay, với 70 HS, GV/phòng vệ sinh thì nhu cầu về nhà vệ sinh tại Trường TH xã Thanh Vân vẫn vô cùng bức thiết. Bởi thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng đã và đang gây trở ngại tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ổn định HS bán trú.

Đối với Trường PTDTBT TH Lùng Tám – xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ (Hà Giang), câu chuyện nhà vệ sinh trường học lại bi hài hơn. Trong khi cơ sở vật chất trường lớp, phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú cho HS… cơ bản đầy đủ và khang trang thì nhà vệ sinh lại thiếu trầm trọng bởi không có sự đầu tư đồng bộ.

Thầy Tạ Văn Kha – Hiệu trưởng cho biết: Tại điểm trường chính có 3 khu vệ sinh với tổng số 9 phòng nhưng có tới 362 HS. Vẫn 40 HS/phòng vệ sinh. Tỉ lệ này so với nhiều trường đã giảm nhưng so với nhu cầu thực tế vẫn không đáp ứng đủ cho HS khi đến trường, vào giờ sinh hoạt bán trú. Không những thế, các khu nhà vệ sinh của trường đều trong tình trạng chắp vá, thiếu quy hoạch; cái này vừa được nâng cấp thì cái khác chuẩn bị hỏng.

Nhà vệ sinh trường học vùng cao: Vô cùng bức thiết - Hình 2

Nhiều trường học vùng cao thiếu trầm trọng nhà vệ sinh. Ảnh minh họa

Cần chiến lược và sự đầu tư lâu dài

Trao đổi cùng Báo GD&TĐ, ông Cao Xuân Nghì – Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ chỉ ra, với thực tế nhiều năm qua tại các trường học ở huyện Quản Bạ khi xây dựng cơ sở vật chất trường lớp chưa quan tâm, đầu tư thích đáng cho nhà vệ sinh. Chính vì vậy, tình trạng nhà vệ sinh quá tải, xuống cấp, ảnh hưởng tới dạy học, sinh hoạt của GV và HS diễn ra ở hầu hết các trường trên địa bàn huyện.

Hiện nay, các trường đều có nhà vệ sinh nhưng so với mật độ HS, đặc biệt khi dồn các điểm trường lẻ về trường chính càng dẫn tới quá tải. Tính bình quân tỉ lệ nhà vệ sinh và số HS trên địa bàn huyện vẫn còn khoảng 50 – 60HS/phòng vệ sinh. Một số trường TH xã Thanh Vân; xã Bát Đại Sơn, xã Quyết Tiến… đang là điểm nóng bởi sau khi quy hoạch lại trường đã xóa bỏ nhà vệ sinh xuống cấp nhưng lại chưa có kinh phí xây mới, không tận dụng được nhà vệ sinh cũ… Tình trạng quá tải đã “căng” càng thêm nan giải.

Nói về vấn đề giảm tải và nâng cấp nhà vệ sinh trường học, ông Cao Xuân Nghì khẳng định: Phòng GD&ĐT làm việc trực tiếp với các xã và đạt được sự thống nhất trong thời gian tới nguồn kinh phí nhỏ cho sửa trường học sẽ ưu tiên khắc phục sửa chữa nhà vệ sinh. Bởi đến nay, thực tế cho thấy nhà vệ sinh trường học trở thành vấn đề cấp thiết đối với các trường học trên toàn huyện. Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT cùng hiệu trưởng, GV các nhà trường vẫn tích cực kết nối, huy động kinh phí của các tổ chức, cá nhân từ thiện để cải tạo, xây mới nhà vệ sinh cho các trường…

Ông Nghì thẳng thắn nhìn nhận: Để đi vào ổn định, chắc chắn giáo dục Quản Bạ phải mất 2 – 3 năm nữa mới có thể đáp ứng được đầy đủ các công trình vệ sinh trường học. Còn hiện nay, các nhà vệ sinh trường học mới chỉ là đáp ứng một cách tối thiểu.

Thầy Tạ Văn Kha – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Lùng Tám chia sẻ: Trong khi các nguồn kinh phí cho việc xây mới, sửa chữa nhà vệ sinh học đường còn khó khăn thì việc phát huy tính chủ động, linh hoạt… trong việc nâng cấp và giữ gìn vệ sinh ở các nhà trường cần được phát huy tối đa.

Tại Trường PTDTBT TH Lùng Tám, nhà trường tiến hành giáo dục kĩ năng sống, cách sử dụng nhà vệ sinh; giữ gìn vệ sinh chung cho HS bán trú từ khi bước vào đầu năm học. Mặt khác, BGH nhà trường đã tính toán, lên kế hoạch sẵn sàng cho việc đặt các khu nhà vệ sinh để ăn khớp với tổng thể trường lớp để khi có nguồn kinh phí xây mới sẽ không bị động.

Video đang HOT

Đức Trí

Theo GDTĐ

Hai cô giáo "hy sinh" tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông

"Lũ trẻ coi lớp học là nhà, tôi là mẹ và dĩ nhiên tôi coi chúng như con ruột mình sinh ra. Đây là "nguồn sống" mỗi ngày của mình. Không biết là tôi nương tựa các con, hay các con tựa vào tôi, chỉ biết rằng nếu không có tụi nhỏ, tôi sẽ cô đơn lắm!"

Đó là tâm sự của 2 cô giáo Chương Thị Phinh và Hoàng Thị Xâm ở điểm trường Thào Chư Phìn, huyện Quản Bạ (Hà Giang).

Vượt qua đỉnh núi là tới trường

Vượt gần 30km đường đèo từ trung tâm huyện Quản Bạ (Hà Giang) băng qua hơn 40 cung đường gấp khúc mà người dân bản địa ví như "khúc cua tay áo". Chúng tôi tiếp tục theo chân cô giáo Đoàn Thị Dự, Phó Hiệu trưởng trường PTDTNT tiểu học Bát Đại Sơn để vào điểm trường khó khăn nhất, nằm trên đỉnh Xà Phìn thuộc dãy núi Bát Đại Sơn, trấn giữ biên giới phía Bắc tổ quốc.

Chúng tôi đã không đếm nổi có bao nhiêu phiến đá tai mèo chừng 20- 90cm, nhọn như chông vót, "rễ" chúng bám sâu vào lòng đất rồi cắm thẳng đầu nhọn lên trời. Ước tính quãng đường đi bộ vào điểm trường tầm 3km, nhưng phải mất hơn 4 tiếng quốc bộ băng qua đỉnh núi cao vút kia mới đến được điểm trường.

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 1

Con đường độc đạo để vào điểm trường Thào Chư Phìn là đi bộ băng qua hàng trăm phiến đá tai mèo sắc nhọn, đạp lên những mỏm đất trơn trượt bám đầy rêu bên sườn núi.

Cô Dự rối rít giục chúng tôi: "đi nhanh kẻo trời đứng nắng, mất sức hơn nhiều, từng có giáo viên ngất vì quá mệt. Ấy thế mà đều đặn cứ cuối tuần, các thầy cô giáo phải gánh chiếc gùi đầy ắp thực phẩm và đồ dùng từ thị trấn mang vào tiếp tế".

Dọc đường đi, tôi quan sát chỉ thấy lác đác 2- 3 hộ dân sống cách xa nhau, những mái nhà đen xỉn rêu bám qua năm tháng, những cây samu xứ lạnh sừng sững giữa trời, quang cảnh được trùm lên một màu u tối, ảm đạm.

Vừa đi đường, cô Dự vừa kể: "cố gắng đi nốt đoạn đường dốc trước mặt là tới điểm trường. Trong này trồng được một giống "củ sâm" lâu năm quý lắm!. Hứa sẽ đưa chúng tôi đi đào để mang về xuôi ngâm rượu".

Câu chuyện nửa đùa, nửa thật ấy khiến chúng tôi đều tin và định bụng chắc chắn sẽ có quà quý ở rừng. Cứ thế, cô Dự rôm rả kể về những kỉ niệm hơn 20 năm bấm chân vào đá, băng rừng gieo chữ cho trẻ.

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 2

Băng qua hàng trăm phiến đá tai mèo, luồn qua những lùm cây rậm rịt đến rợn người, chúng tôi cũng đã thấp thoáng nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nóc điểm trường lẻ Thào Chư Phìn.

"Thà bỏ chồng, quyết không bỏ nghề"

Đi từ xa lại, chúng tôi đã thấy hình bóng cô giáo Chương Thị Phinh đứng bên hiên nhà, nhoẻn miệng cười và hối lũ trẻ ùa ra đón đoàn tíu tít. Đám con nít cũng không còn lạ người như trước, chúng cười, ôm lấy cô Dự rồi khúc khích chia nhau túi kẹo của cô mang từ thị trấn vào làm quà.

Cô Phinh thấy chúng tôi rối rít nói: "lâu lắm mới lại có người tới thăm, nhất là lũ trẻ, háo hứng từ sớm, chúng ngóng mãi. Cứ một lúc lại ríu rít hỏi "Mẹ Phinh ơi!, có người vào chơi chưa?".

Được biết, điểm trường lẻ Thào Chư Phìn có tổng cộng 17 trẻ (14 trẻ mầm non, 3 trẻ tiểu học đều là dân tộc H'Mông). Do nhà các em ở xa lớp, trong tận rừng sâu trong khi các con còn quá nhỏ, đi về trong ngày không có người đón đưa rất nguy hiểm. Cho nên các cô giáo đã vận động phụ huynh cùng góp gạo, góp rau nuôi các con ở nội trú tại điểm trường từ sáng thứ 2 đến chiều thứ 6 mới về.

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 3

Cô giáo Chương Thị Phinh

Nhìn lũ trẻ chơi đùa, ăn kẹo bên hiên lớp, cô Phinh tâm sự: "xung phong lên đây dạy học cũng hơn 10 năm, xa chồng, xa nhà là cả một nỗi niềm không gì kể hết đè nặng lên vai. Giữa trốn rừng xanh này, chúng coi đây là nhà, tôi là mẹ và dĩ nhiên tôi coi chúng như con ruột mình sinh ra, lấy đó làm "nguồn sống" mỗi ngày. Không biết là tôi nương tựa các con, hay các con tựa vào tôi; chỉ biết rằng nếu không có tụi nhỏ, tôi sẽ cô đơn lắm!".

Như thường lệ, 5 sáng, cô Phinh sẽ gọi các con dậy, đánh răng rửa mặt cho từng đứa, rồi lại tất bật xắn tay áo lên để lo nấu ăn sáng, thay quần áo, chăm bẵm từng li từng tí. Vì thế mà "nhà" lúc nào cũng âm vang lên tiếng cười nói của lũ trẻ, xua đi cái lạnh lẽo một góc rừng. Trưa đến, sau giờ lên lớp mẹ con cô giáo Phinh lại quấn quýt lấy nhau cùng nhặt rau, nấu cơm... và rồi đến tối cũng vậy.

Ở đây không có điện, ánh nến mập mờ chiếu rọi mọi thứ, chỉ chừng 8 giờ tối là mẹ con đã lên giường đi ngủ. Nhưng trước khi ngủ 17 đứa con đều đồng thanh đòi mẹ hát, đọc thơ hoặc kể chuyện như một thói quen".

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 4

Hàng ngày, cô Phinh chăm chút từng li, từng tí từ miếng ăn đến giấc ngủ cho 17 đứa con của mình.

Lo cho 17 đứa con từ miếng ăn, giấc ngủ, dạy ca dạy hát, cả ngày cô Phinh luôn tất bật chân tay chẳng lúc nào ngưng, chắc vì thế nỗi nhớ nhà sẽ vơi đi phần nào. Nhưng không, khi đêm về những nỗi buồn của riêng cô lại dâng trào, nó giống như màu đen kịt đang phủ lấy núi rừng bên ngoài vách tường lớp học kia.

Cô Phinh tâm sự, cách đây 10 năm cô từng một lần "lỡ đò", bị "một nửa" cuộc đời phản bội chỉ vì lý do đi dạy quá xa; vợ chồng ít được gặp nhau; sóng điện thoại không có nên khó lòng tâm sự, chia sẻ buồn vui mỗi ngày. Thế là người đàn ông ấy đã "dứt áo ra đi", bỏ lại người vợ cô đơn một mình giữa rừng sâu.

"Trước khi người ấy tuyệt tình, họ đã nói với tôi: "Nhà cũng cần bàn tay, hơi ấm từ em, nhưng em vẫn quyết chọn ở lại vùng cao dạy học thì em sẽ mất anh". Vì câu nói đó mà tôi đã đóng cửa trái tim mình suốt thời gian vừa qua. Tôi mong có một người chồng hiểu nỗi vất vả của vợ mà san sẻ động viên hơn là... Dẫu sao cũng đâu thể trách họ được", cô Phinh chua xót nhớ lại quá khứ.

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 5

Cô Phinh dạy trẻ nhận biết và đánh vần chữ cái.

"Lúc ấy tôi như tuyệt vọng và mất phương hướng. Tôi không biết quyết định của mình là đúng hay sai, chỉ bưng mặt khóc mà than với vách núi đá và gió trời. Nhưng rồi, hết lớp này đến lớp khác, lũ trẻ nối tiếp nhau lớn lên từng ngày, tôi cũng quên đi nỗi tủi trong hạnh phúc riêng. Những đứa con đã vá lành tâm hồn tôi", nói đến đây cô Phinh như lạc giọng; cô quay mặt vào góc lớp để lau vội đi giọt nước mắt đang lăn trên gò má lấm tấm vết tàn nhang của mình.

Đứng nói chuyện nhưng cô Phinh cũng chưa khi nào rời mắt khỏi lũ trẻ nhỏ đang chơi ngoài sân. Thi thoảng cô lại dặn "Pư, Dính, Hủa...chạy chậm thôi con, ngã bây giờ!".

Chúng tôi cảm nhận được sự yêu thương ấy vượt qua ngưỡng tình cảm cô trò, đó là tình cảm mẹ con; những nghĩa cử của cô Phinh như làn gió ấm thổi vào giữa chốn rừng già u tối, lạnh lẽo này. Chúng tiếp thêm sức mạnh để tôi tin vào những "chiến sĩ văn hóa" đang ngày đêm tô vẽ cho biên cương ta thêm tươi đẹp.

Tôi sẽ nhớ mãi câu nói đầy cương quyết của cô giáo Phinh: "Thà bỏ chồng, quyết không bỏ nghề".

Chưa một lần được yêu vì... ở bản quá lâu

Sau một hồi trò chuyện và chơi đùa với lũ trẻ ngoài sân, cô giáo Dự đứng bên gian bếp gỗ liêu xiêu ở hông lớp học gọi tôi. Chạy lại gần, tôi thấy một cô giáo với dáng người nhỏ nhắn, đang lúi húi đảo nồi cơm trên bếp củi.

Cô Dự vừa cười, vừa giới thiệu: "đây là cô giáo Hoàng Thị Xâm, điểm trường Thào Chư Phìn, trường mầm non Bát Đại Sơn (xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ) đã có hơn 8 năm thâm niên làm giáo viên "cắm bản".

Sau cái nháy mắt đầy ngụ ý của cô Dự, tôi mới chợt hiểu ra câu chuyện về "củ sâm quý" trên đường đi vào điểm trường lúc trước là đây. Cũng thật xót xa!.

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 6

Hiện tại cô Xâm đang đảm nhiệm dạy lớp mầm 3-4 tuổi, chủ yếu các nội dung là ca hát, múa và tập cho trẻ giao tiếp bằng tiếng phổ thông.

Hóa ra, cô Xâm năm nay đã ngoài 30 tuổi, nhưng chưa lập gia đình, chưa có người thương. Cô cùng với cô Phinh hàng ngày vẫn quấn quýt bên lũ trẻ, lấy đó làm thú vui cho tuổi xuân của mình.

Cô Xâm bẽn lẽn, tủm tỉm cười như cô gái tuổi đôi mươi: "ở đây người còn không có, lấy đâu ra tình yêu để mà mong. 8 năm trước, tôi "chân ướt, chân ráo" vừa tốt nghiệp, quyết định rời Hà Nội lên vùng cao dạy học. Gặp phải sự phản đối từ phía gia đình; không ít đêm mẹ khóc vừa ôm tôi, vừa trách con dại dột chọn nghề giáo; một mực khuyên tôi ở nhà đi làm công nhân cho đỡ vất vả".

Nhớ lần đầu tới điểm trường, cô Xâm gần như kiệt sức vì chưa bao giờ băng qua con đường núi đá dài và dốc cao đến như vậy. Leo lên thì mỏi rã rời chân, leo xuống thì chùn bước không đứng nổi. Hơn thế, điều kiện ở đây lại có tới 7 điểm không: không điện, không đường, không nước sạch, không sóng điện thoại, không có phòng nghỉ riêng của giáo viên, không người và không mưa.

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 7

Học sinh Mầm Non Thào Chư Phìn

Điểm trường cô lập với thế giới xung quanh, bốn bề chỉ toàn núi đá cao ngút trời và con đường độc đạo để ra khỏi nơi đây là băng rừng. Chính vì vậy, điều đáng sợ nhất nơi đây là không có nước sạch và không có mưa. Có khi nửa tháng trời, mẹ và các con không có nước để tắm, dành dụm từng gáo nước để uống và nấu nướng.

Vừa nói, cô Xâm vừa chỉ vào bể nước dự trữ chừng 100m3 cạnh lớp học: "một năm chỉ tháng 4- 5 có mưa; mỗi khi mưa trút xuống, tất cả mẹ con nháo nhác hứng từng giọt; nào xô, nào chậu, ca, cốc, có khi mang cả tấm bạt nilon ra để lấy nước cho vào bể trữ".

Như cô Xâm giải thích, vì địa hình ở đây có nhiều núi cao, ngăn cản hướng gió và mây nên rất hiếm có mưa. Mỗi khi hứng đầy một bể nước, cả cô và trò vừa dùng tắm gội, nấu nướng trong 2 tháng. Đến khi hết nước, các thầy cô sẽ thay phiên nhau đi gánh hoặc đèo nước từ các khe suối, giếng trời sâu trong rừng về.

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 8

Các cô giáo nơi đây đều phải treo điện thoại lên cột nhà để dò sóng, thi thoảng sóng mạnh còn tranh thủ liên lạc về với người thân.

Mọi thứ đều thiếu thốn, khiến cuộc sống cũng phải tằn tiện vô cùng, tiết kiệm từ cây nên thắp đến pin điện thoại. Ấy vậy, mà hai người mẹ và 17 đứa con thơ cũng đủ sống, "khéo co thì ấm" trong suốt bao năm bấm chân lên đá cắm bản.

"Cũng may trong điểm lẻ có 3 anh chị đồng nghiệp, mọi người động viên nhau cố gắng bám trụ lại nơi đây. Những đêm nhớ nhà, muốn có người tâm sự chỉ biết ngẩng mặt lên trời nói chuyện với gió và trăng; thi thoảng có cái máy bay vận tải bay ngang qua thì rủ các con ra ngắm cùng, lấy đó làm thú vui qua ngày", cô Xâm cười.

Hai cô giáo hy sinh tuổi xuân để làm mẹ của 17 đứa trẻ H'Mông - Hình 9

Khu nhà ở của các cô giáo

Không cần những lời ca tụng hay bằng khen... mẹ Phinh và mẹ Xâm vẫn lặng lẽ đem tuổi xuân của mình để ngày đêm tận tụy chăm sóc cho lớp lớp em thơ H'Mông trên đỉnh Xà Phìn được ăn no, mặc ấm, lớn lên từng ngày.

Tôi sẽ nhớ mãi những giọt nước mắt, nụ cười và những câu chuyện tưởng chừng chỉ núi đá biên cương mới được nghe của hai người mẹ ấy. Họ như những bông hoa nở trên đá, ngày đêm gồng mình làm "bàn đạp" vững chắc, chắp cánh cho ước mơ; góp phần thay đổi số phận trẻ vùng cao.

Hà Cường

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Cặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấyCặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấy
23:49:02 23/12/2024
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phụcQuỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
23:33:36 23/12/2024
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2
23:43:04 23/12/2024
Sự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ SoobinSự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ Soobin
21:54:50 23/12/2024
Sự nghiệp của Thích Tiểu Long: Thành công nhờ cha, thất bại cũng từ chaSự nghiệp của Thích Tiểu Long: Thành công nhờ cha, thất bại cũng từ cha
21:15:20 23/12/2024
Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảmQuán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm
23:26:00 23/12/2024
Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịpNhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp
23:54:33 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bom tấn đang khuynh đảo màn ảnh Hàn hiện tại: Dàn cast siêu xịn sò, nam chính đẹp mê mẩn còn là "vua phim bộ"

Bom tấn đang khuynh đảo màn ảnh Hàn hiện tại: Dàn cast siêu xịn sò, nam chính đẹp mê mẩn còn là "vua phim bộ"

Phim châu á

07:16:19 24/12/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Firefighters (tạm dịch: Lính Cứu Hỏa) hiện đang khuynh đảo phòng vé Hàn Quốc với sự góp mặt của Joo Won
10 mỹ nhân viral nhất Trung Quốc 2024: Bản sao Lưu Diệc Phi bét bảng, hạng 1 càng bị ném đá càng hot

10 mỹ nhân viral nhất Trung Quốc 2024: Bản sao Lưu Diệc Phi bét bảng, hạng 1 càng bị ném đá càng hot

Hậu trường phim

07:12:10 24/12/2024
Năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ của các nữ diễn viên sinh thuộc lứa 95 trên màn ảnh nhỏ. Mỗi người một vẻ, mỗi người một tài, họ đã cùng nhau tạo nên một bức tranh đa màu sắc của làng phim truyền hình.
Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"

Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"

Sao việt

06:51:21 24/12/2024
Thời gian qua, thông tin ca sĩ Như Quỳnh mời Hồ Văn Cường biểu diễn cùng trong liveshow của mình gây nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều
Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Nhạc việt

06:48:38 24/12/2024
Sau tin đồn bị đòi nợ hơn 1,5 tỷ, Liz Kim Cương đáp trả bằng một bản ballad ngọt ngào mang tên Tình Yêu Không Như Phim Hàn Quốc
Nhóm nhạc san bằng kỷ lục với BTS, là "phép màu" của đế chế giải trí đang xuống dốc

Nhóm nhạc san bằng kỷ lục với BTS, là "phép màu" của đế chế giải trí đang xuống dốc

Nhạc quốc tế

06:41:20 24/12/2024
Là nhóm nhạc có fanbase quốc tế nổi bật nhất Kpop hiện tại, màn comeback của Stray Kids lập tức thiết lập nên nhiều thành tích khủng.
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Netizen

06:29:50 24/12/2024
Trong đêm, người dân ở Long An phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở trước cổng chùa, bên cạnh có tờ giấy nhờ nuôi bé nên người.
Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Ẩm thực

06:02:43 24/12/2024
Cánh gà nướng mật ong mù tạt là món ăn tuyệt vời cho những buổi tiệc, bữa ăn nhẹ hoặc trong mùa Giáng sinh quây quần cùng gia đình.
Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thế giới

06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sức khỏe

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Sao âu mỹ

05:58:29 24/12/2024
Ngôi sao 55 tuổi Jennifer Lopez vượt qua khó khăn bằng cách nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra là vì cô cần rút ra bài học cho chính mình.
Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Sao thể thao

00:55:03 24/12/2024
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho biết anh muốn ghi 3 bàn vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.