Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: ‘Dựa vào thầy là vứt đi’
Theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: “Có một con đường khác để có được kiến thức vững chắc mà không cần tới trường lớp – là tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc…”
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh được coi như “hiện tượng văn học” trong những năm gần đây – với 3 tiểu thuyết đình đám: “Hồ Quý Ly” (năm 2000), “Mẫu thượng ngàn” (năm 2006), “Đội gạo lên chùa” (năm 2011). Ông dịch nhiều mảng, trong khi vốn được đào tạo từ trường y khoa, và trước đó là tú tài toán.
Cuộc trò chuyện lần này với ông bắt đầu từ cuốn sách khó dịch mà ông mới hoàn thành sau gần một năm – “Sự hình thành biểu tượng ở trẻ nhỏ” của tác giả Jean Piaget (Jean Piaget 1896 – 1980, nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ, nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em).
“Khi đọc Piaget, tôi mới hiểu ra một điều rất cơ bản: Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó đã tự mình tạo nên kiến thức, nó đã tự mình tạo nên thế giới của mình. Còn giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, để con người tự khai sáng cho mình”.
Không thể đi xa nếu chỉ trông vào trường lớp
- Luận điểm con người tự khai sáng cho mình, con người tự làm ra chính mình đã được Piaget chứng minh rất khoa học cho suốt cuộc trưởng thành của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến khi lớn lên thành một thiếu niên.
Điều này khi chưa có luận thuyết của Piaget, con người vẫn đã tiến hành như thế, có nghĩa đó đã là quy luật. Từ thời sơ khai con người đã tự học. Khi có chữ, con người vẫn tự học.
Thời hiện đại, trong đời sống ta gặp nhan nhản những con người tự học, ai ai cũng phải tự học cả nếu muốn có năng lực làm việc.
Tôi nhìn vào thế hệ chúng tôi thì thấy rõ điểm này. Thế hệ chúng tôi là thế hệ cũ, bị ảnh hưởng do chiến tranh, không được đào tạo bài bản. Chúng tôi có được chút năng lực làm việc nào đều là nhờ các cá nhân nỗ lực tự học tự đào tạo. Chính bản thân chúng tôi đã tạo ra chúng tôi.
Cứ coi như thế hệ các ông do hoàn cảnh mà bắt buộc phải tự học, còn thế hệ trẻ ngày nay với điều kiện đã khá đủ đầy, thì việc tự học còn quan trọng tới đâu?
- Những bạn trẻ ngày nay, muốn tiến xa, muốn có năng lực làm việc thì cũng phải thường xuyên tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc. Thấy cần gì nhất thì học cái ấy. Tìm mọi cách để mà tìm hiểu.
Nhu cầu tự nhiên do ta tự do chọn lựa sẽ cho ta một động cơ để ta lấp đầy những chỗ ta thiếu, để ta tự do tự tạo ra chính bản thân ta.
Video đang HOT
Jean Piaget là người tự học vĩ đại – những người sáng tạo đều thế cả. Ông hầu như đã đọc hết những sách quan trọng của thời đại ông sống. Trong sách của ông, ta thấy trích dẫn những tên tuổi như Groos, Wundt, Claparède, Binet, Wallon, Buytendijk, Freud, Siberer, Adler, Jung… cùng nhiều người khác. Không những ông chỉ đọc mà ông còn đối thoại để tán thành để phản biện. Đối với ông chân lý là tối thượng. Dù một tác giả có uy tín đến thế nào, nếu thấy không đúng cũng phải phản biện. Ông đã giành rất nhiều trang sách để đối thoại với Groos, với Freud, với Jung… Chỉ với tinh thần khoa học, dân chủ, không giáo điều ấy, ông mới có thể sáng tạo.
Vậy thì, vai trò của trường lớp, của người lớn là gì, để trẻ phát huy được tinh thần tự học, thưa ông?
- Công việc giáo dục không phải là việc giảng cho trẻ em, mà là làm cho nó trải nghiệm được quá trình nhận thức.
Điều do người khác giảng giải sẽ trượt qua ngay. Phải đào sâu suy nghĩ kiến thức mới hình thành vững chãi.
Việc học của nước ta trước đây chịu ảnh hưởng của Nho giáo, học là sự nhắc lại kinh nghiệm của người xưa. Đứa trẻ được coi là thông minh nhất là đứa trẻ nhớ được nhiều nhất, chứ không phải sáng tạo nhất.
Cái căn bản vẫn là chuyện triết lý giáo dục. Phải đào tạo người độc lập sáng tạo chứ không phải đào tạo người chủ yếu nghe, hay con người của nền công nghiệp.
Người lớn phải dẫn dắt trẻ em bằng các phương pháp. Làm sao để các cháu nhận ra được kiến thức, thực hiện được qua sự dẫn dắt của người thầy, và đến khi trưởng thành, vào đại học có thể tự học.
Ngay cả người lớn cũng phải có ý thức về việc tự học của bản thân.
Học, tự học, khai dân trí để cuối cùng vẫn là có lối sống hiện đại. Đó là lối sống tôn trọng mình và tôn trọng cả người khác. Con người hiện đại không hề là con người chỉ nghĩ cho mình.
Đọc truyện chưởng không sao
Việc đọc sách gần đây đang được quan tâm trở lại. Theo ông, để trẻ em thích đọc sách, người lớn phải làm gì?
- Thói quen đọc sách phải được tạo lập từ nhỏ.
Mọi người hay nói rằng trước đây không có phương tiện giải trí gì nên nhiều người đọc sách, nhưng thực tế, khi đó có phải ai cũng đọc đâu. Cũng như bây giờ, nhiều phương tiện giải trí khác chi phối trẻ, nhưng vẫn có em say mê đọc sách.
Khi trẻ em đọc sách, người lớn nên hướng dẫn các em biết cách đối thoại, so sánh, phản biện, hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, các tầng ý nghĩa. Khi đọc một quyển sách cần có thời gian suy nghĩ, qua động tác đọc mới có đối thoại, tán đồng hay phản đối được. Và khi đó mới có được sự thu hút khi đọc một quyển sách, để hình thành một thói quen đọc sau này.
Còn người lớn tuỳ theo nghề nghiệp, mục đích nghề nghiệp mà lập ra chương trình đọc cho mình.
Ông có thể đề xuất một mục lục sách mà phụ huynh nên giúp con tìm đọc, có thể trước mắt là trong mùa hè này?
- Cái này thì mỗi người một ý thích.
Ví dụ như tôi, khi còn nhỏ đọc sách khá “bừa bãi”. Mới 12 tuổi đã đọc Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách, Thủy Hử, Tam Quốc… Những câu chuyện phiêu lưu kỳ thú, tạo óc tưởng tượng cho con người.
Nhưng cuốn sách “vỡ lòng” của tôi là cuốn chuyển ngữ Lá thu rơi của Tô Hoài. Chẳng phải đây là cuốn sách quá hay, nhưng khi đó tôi đọc thấy thương, còn khóc nức nở.
Khi bị xúc động bởi một cuốn sách tức là mình đang trải nghiệm. Câu chuyện đánh vào cảm xúc của con người, tạo nên sự xúc động trong con người, đó là ý nghĩa của việc viết văn.
Chọn sách cho con, như trước đây có Tâm hồn cao cả, hay những cuốn sách trong sáng động chạm đến xúc cảm của con người. Sách của các nhà văn Trần Hoài Dương, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài… cũng có văn phong trong sáng.
Tuy nhiên, với tôi trẻ con đọc truyện chưởng không sao, cũng lành mạnh, phân biệt rõ quân tử, nguỵ quân tử.
Thậm chí, với trẻ con, khi chịu đọc một cuốn sách dày đã là một sự tiến bộ.
Có những cuốn sách phải đọc nhiều lần trong đời. Với những tác giả đã đến mức cổ điển, mỗi lần đọc sẽ có phát hiện mới.
Xin cảm ơn ông.
Theo VNN
Chế tạo thành công sản phẩm sắt từ phế thải bùn đỏ
Ngày 17-5, phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc. Trước đó, UBTVQH đã nghe Đoàn giám sát báo cáo chuyên đề về hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội găn vơi đam bao an ninh, quốc phòng của 02 dự án bô-xit Tân Rai và Nhân Cơ.
Theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Trưởng Đoàn giám sát, cả hai dự án đều có hiệu quả kinh tế, nhưng chưa cao. Trong bối cảnh kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, việc đầu tư một lượng vốn lớn, kéo dài cho hai dự án này cần được tiến hành thận trọng, tính toán kỹ, đặc biệt là chi phí dành cho hai dự án phải thật hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là giá alumin phụ thuộc hoàn toàn vào sự chi phối của thị trường thế giới.
Báo cáo thêm tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết, nhìn chung, hai dự án đã được thực hiện đúng chủ trương nghị quyết cũng như các quy định của pháp luật, có tác dụng lan tỏa bước đầu, mặc dù chưa hoạt động hết công suất.
Phó Thủ tướng cũng thông tin, "một tín hiệu đáng mừng là qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, từ phế thải bùn đỏ của dự án, chúng ta đã sản xuất thành công sắt với tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản, sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển ra quy mô công nghiệp nhỏ và sau đó có thể là quy mô thương mại. Nếu thành công, có thể biến loại chất thải nguy hại này thành nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án".
Mẫu sản phẩm sắt sản xuất từ bùn đỏ sau đó đã được giới thiệu với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngay tại phiên họp.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, một dự án công nghiệp được đầu tư lớn, trường hợp này lên tới 700 triệu USD thì luôn có thời kỳ lỗ trong kế hoạch, nhưng theo tính toán của chúng tôi thì thời kỳ lỗ kế hoạch của hai dự án này có thể được rút ngắn 1-2 năm. Dự kiến trong 12-15 năm thu hồi được vốn. Tới đây, theo dự báo, giá alumin đang có xu hướng tăng lên và có cơ sở để tin rằng dự án có thể được nâng cao hiệu quả kinh tế, nhất là khi quy mô được mở rộng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Về vấn đề môi trường, theo ông Hoàng Trung Hải, rút kinh nghiệm từ sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary, Chính phủ đã cho gia cố các công trình hồ chứa bùn đỏ cho các dự án, đảm bảo trên mức an toàn cho phép; đồng thời đầu tư thêm một hồ chứa dự phòng để đề phòng biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Tây Nguyên. Việc này có phần làm đội thêm chi phí và giảm hiệu quả của dự án, nhưng Chính phủ đã bàn, thấy cần thiết và dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.
Về tác động của dự án đến hệ thống giao thông tỉnh lộ, đặc biệt là quốc lộ 20, ông Hoàng Trung Hải cho biết, quốc lộ này đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Nếu thí điểm thành công và quyết định nâng công suất các dự án này lên gấp đôi, thì sẽ tính đến các phương thức vận tải khác, như đường sắt, và không chỉ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho dự án mà cho mọi nhu cầu hàng hóa của Tây Nguyên.
Thảo luận về vấn đề này tại phiên họp, các ý kiến ghi nhận Báo cáo giám sát đã được chuẩn bị công phu, thể hiện tính trách nhiệm cao. Tuy nhiên, theo các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, còn nhiều vấn đề liên quan đến 2 dự án cần được tiếp tục phân tích, làm rõ.
Đó là khả năng làm chủ thiết bị, công nghệ; tác động của dự án đến tình hình an ninh quốc phòng - đặc biệt là trong điều kiện kinh tế - xã hội đất nước đang có những biến động mạnh như hiện nay và trong tương lai. Việc thử nghiệm sản xuất thành công sắt từ phế thải bùn đỏ được coi là một tín hiệu rất đáng mừng, nhưng mới chỉ là bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu phát triển ở quy mô công nghiệp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định, hai dự án đã cơ bản thực hiện đúng chủ trương và pháp luật, được sự đồng thuận của địa phương, bước đầu có sức lan tỏa tốt.
Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ủy ban Kinh tế phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục hoàn thiện Báo cáo giám sát, bổ sung những đánh giá chi tiết và có tầm nhìn xa hơn về tác động của dư án đến tình hình an ninh - quốc phòng, trật tự xã hội của đất nước và khu vực; gắn với chủ trương phát triển Tây Nguyên, bảo tồn môi trường sinh thái, văn hóa bản địa, chất lượng đời sống nhân dân...
Theo ANTD
Lý Hùng: "Cát xê của tôi quy ra vàng vẫn số 1 Việt Nam" "Còn bây giờ, cát xê đóng phim của tôi mỗi tập từ 6-7 triệu đồng", Lý Hùng chia sẻ. Dư âm của thời kỳ vàng son đã tác động tới Lý Hùng như thế nào? Khi nổi tiếng tôi vẫn là Lý Hùng, không kiêu căng, màu mè và luôn hết mình vì khán giả. Và đến ngày hôm nay khi thời hoàng...