Nhà tuyển dụng: “Con gái của tôi là mẹ của con gái bạn, tôi là ai?”, nữ ứng viên đáp trong 1 giây thành công nhận việc
Càng ngày, những câu hỏi xin việc càng nằm ngoài dự đoán của các ứng viên. Đây được coi là cách để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng sàng lọc và tìm ra nhân tài mình cần.
Có thể nói càng ngày phỏng vấn xin việc càng trở nên khó khăn hơn. Lý do là bởi, để có thể tìm ra những nhân tài “hàng thật giá thật” cho công ty mình, nhà tuyển dụng không ngại đưa ra hàng loạt thử thách khác nhau cho các ứng viên. Phỏng vấn về chuyên môn, kinh nghiệm là một chuyện, nhiều công ty còn đặt ra những tình huống oái oăm buộc ứng viên phải vặn óc, thể hiện hết EQ, IQ của mình.
Cách đây không lâu, một công ty quảng cáo ở Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã gây chú ý khi công bố câu hỏi phỏng vấn có 1-0-2 của mình ở vòng phỏng vấn cuối cùng trong đợt tuyển dụng thực tập sinh. Theo đó, vòng phỏng vấn cuối cùng này chỉ có 3 ứng viên duy nhất còn trụ lại. Tuy nhiên, cả ba nhanh chóng bị đả kích trước câu hỏi nằm ngoài dự đoán đến từ phía nhà tuyển dụng.
Cụ thể, người phụ trách buổi phỏng vấn hôm đó đã đặt ra cho 3 ứng viên 1 câu hỏi duy nhất: “Nếu con gái của tôi là mẹ của con gái bạn, vậy tôi là ai của bạn?” và cho họ 15 giây suy nghĩ.
Câu hỏi oái oăm khiến các ứng viên đều sững người. Ảnh: Pinterest
Hết thời gian suy nghĩ, ứng viên đầu tiên vò đầu bứt tai vẫn không thể đưa ra câu trả lời và ngay lập tức bị loại.
Đến lượt người thứ 2, người này ấp úng nói: “Câu hỏi này có vẻ như là không có đáp án chính xác. Nhân vật ‘bạn’ có thể mẹ, cũng có thể là bố của tôi”. Nói xong, ứng viên gãi đầu rồi cười gượng.
Video đang HOT
Người phỏng vấn không nói gì mà ra hiệu cho nữ ứng viên cuối cùng. Chỉ chưa đầy 1 giây sau khi nghe xong câu hỏi, cô nàng đã bình tĩnh đưa ra câu trả lời. Theo nữ ứng viên, câu hỏi này đúng là không có đáp án chính xác, tuy nhiên thông qua nhiều giả định khác nhau, đáp án có thể chia thành 4 loại.
“Thứ nhất, nếu nhân vật ‘tôi’ ở đây là phụ nữ và nhân vật ‘bạn’ cũng là phụ nữ, vậy thì ‘bạn’ là mẹ của ‘tôi’. Thứ 2, nếu tôi là đàn ông và bạn là phụ nữ, vậy bạn là mẹ vợ của tôi. Thứ 3, nếu tôi là phụ nữ và bạn là đàn ông, vậy bạn là bố của tôi. Thứ 4, nếu chúng ta đều là đàn ông, vậy bạn là bố vợ của tôi”, cô gái giải thích.
Nữ ứng viên bình tĩnh đưa ra các giả định và đáp án cho câu hỏi của nhà tuyển dụng. Ảnh: Pinterest
Ngay khi nữ ứng viên này dứt lời, người phỏng vấn đã nhanh chóng vỗ tay khen ngợi: “ Đây chính là câu trả lời mà tôi muốn”. Lý do được đưa ra là vì thông qua câu trả lời, có thể thấy nữ ứng viên là người có tư duy logic rất rõ ràng và linh hoạt, đây chính là nhân tài mà công ty đang tìm kiếm.
Vậy còn bạn, bạn nghĩ sao về phần thể hiện của nữ ứng viên?
5 điều ứng viên cần biết về bài test tâm lý của nhà tuyển dụng
Bài test tâm lý được coi là một trong những dạng đánh giá phổ biến, áp dụng trong quá trình tuyển dụng để kiểm tra ứng viên trên khía cạnh khác ngoài năng lực chuyên môn.
Thông qua đây, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có tính cách như thế nào, thái độ ra sao khi đối diện với tình huống khó,...
Dưới đây là 5 điều ứng viên cần biết về bài test tâm lý của nhà tuyển dụng để có thể chuẩn bị tốt hơn khi cần tìm việc làm Quận 7, Q.1 hay bất cứ địa điểm nào khác.
Hiểu rõ khái niệm về bài kiểm tra tâm lý
Các bài test tâm lý (trong tiếng Anh gọi là Psychometric Test) sẽ thường được các nhà tuyển dụng dùng trong quá trình đánh giá ứng viên. Nó thường được thiết kế với mục đích giúp doanh nghiệp nhận định mức độ phù hợp về mặt hành vi, cách ứng xử của một người với yêu cầu công việc.
Trên thực tế, có nhiều ứng viên đã vượt qua bài kiểm tra chuyên môn nhưng không đạt yêu cầu của bài kiểm tra tích cách, tức là không đủ phẩm chất để hoàn thành tốt công việc. Do vậy, các nhà tuyển dụng có thể tiết kiệm thời gian sàng lọc lượng lớn ứng viên và chọn ra những người thích hợp nhất bằng cách này. Điều đó có nghĩa là, bạn cần phải trau dồi những vấn đề đáng quan tâm khác bên cạnh chuyên môn.
Các dạng bài test tâm lý ứng viên có thể gặp phải
Trong bài test tâm lý thường sẽ được chia ra: bài test năng lực, bài test tính cách, bài test thành tích. Trong đó:
Bài test năng lực: thường dưới hình thức trắc nghiệm, ứng viên có thể điền đáp án trên biểu mẫu. Chúng có thể là bài test viết, tính toán, chuyên môn (cơ khí, kiểm tra dữ liệu, code,...).
Bài test tính cách: có thể là những bài kiểm tra nhanh với các câu hỏi về quyết định - lựa chọn cá nhân hay phản ứng về một hành vi, tình huống giả định. Thông qua đây, nhà tuyển dụng có thể nhận xét về hành vi của ứng viên khi đối diện với các phát sinh trong những tình huống cụ thể. Bài kiểm tra tính cách không có đáp án đúng hay sai hoàn toàn mà tùy thuộc theo khả năng nhìn nhận vấn đề ở mỗi người.
Bài test thành tích: kết quả bài kiểm tra thành tích có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng nhận thức, kiến thức, mức độ am hiểu của một ứng viên trong một ngành hay một lĩnh vực cụ thể. Nó không hẳn nghiêng về chuyên môn nhưng đây là một dạng kiểm tra sự tập trung và tầm hiểu biết của ứng viên.
Mục đích của bài test tâm lý - lựa chọn ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Các nhà tuyển dụng sẽ hiểu được tâm lý tính cách và cả tư duy của các ứng viên khi tham gia bài test này. Từ đó, họ sẽ nhận định được nhân viên nào có tiềm năng, phù hợp cả về chuyên môn lẫn văn hóa của công ty từ cách thể hiện bản thân. Hiện tại, hầu như các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên không còn đặt yếu tố chọn người giỏi nhất, mà là chọn người phù hợp nhất với môi trường doanh nghiệp để cùng hoạt động tốt hơn.
Đó là còn chưa kể đến chất lượng tuyển dụng cũng tăng lên đáng kể khi các nhà quản lý hiểu được nhu cầu của các thành viên mới để giúp phát triển và quản lý họ. Khi bạn biết được mục đích chính của bài test tâm lý nêu trên thì hẳn là bạn cũng sẽ cân nhắc một môi trường làm việc thích hợp với mình.
Những kỹ thuật kiểm tra tâm lý
Các bài test tâm lý thường sẽ không giống với những bài kiểm tra bạn đã từng làm. Một ứng viên giỏi Toán, tiếng Anh tốt cũng chưa chắc có khả năng hoàn thành bài kiểm tra tâm lý này một cách nhanh chóng và chính xác. Các bài test tâm lý dựa trên sự chú ý của bạn, các kinh nghiệm xử lý trong công việc, những giới hạn mà bạn cần phải vượt qua,... Điều này có nghĩa là bạn cần tìm hiểu thêm về những kỹ thuật kiểm tra tâm lý để vượt qua bài test. Chẳng hạn như dành thời gian tìm kiếm, nghiên cứu trước các câu hỏi có thể sử dụng trong bài test, các công cụ hỗ trợ làm kiểm tra,... Tất cả những điều này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất để đối diện với bài test thực tế.
Chuẩn bị tinh thần vững vàng để vượt qua bài test tâm lý
Điều này cũng là một trong những ứng viên cần lưu ý khi thực hiện bài kiểm tra tâm lý từ nhà tuyển dụng. Dù đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết cũng như các công cụ hỗ trợ nhưng việc giữ vững tinh thần cũng rất quan trọng. Bạn cần thể hiện được thái độ tự tin và thoải mái đối diện với bài test tâm lý - điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn về khả năng xử lý tình huống của bạn. Chưa kể nếu như bạn có thể bình tĩnh thì sẽ tập trung và xử lý bài test tâm lý tốt hơn.
Ngành Tài chính - Ngân hàng rộng cửa với ứng viên IT Chuyên gia cho biết để đảm bảo vận hành, các tổ chức tài chính - ngân hàng liên tục tuyển dụng các ứng viên công nghệ thông tin với mức chi trả hấp dẫn. Hoàng Long (22 tuổi) là sinh viên năm cuối khoa Toán - Cơ - Tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Dù chưa ra...