Nhà tù Trung Quốc cho phạm nhân mua sắm online, sau 4 tháng có ngay 400.000 đơn đặt hàng
Trong khoảng thời gian thí điểm từ tháng 1 đến tháng 4, không hề có lời phàn nàn về chất lượng sản phẩm hoặc đổi trả hàng hóa.
Vào thứ tư tuần trước, một nhà tù ở Quảng Đông, Trung Quốc lần đầu ra mắt nền tảng mua sắm online cho phạm nhân.
Từ tháng 1, nhà chức trách tỉnh Quảng Đông đã chọn nhà tù Nhân Hoa để thí điểm nền tảng mua sắm online cho phạm nhân. Trong khoảng thời gian thí điểm từ tháng 1 đến tháng 4, các tù nhân đã thực hiện hơn 13.000 lệnh mua cho 400.000 sản phẩm khác nhau. Không hề có lời phàn nàn về chất lượng sản phẩm hoặc đổi trả hàng hóa.
Phạm nhân tại nhà tù Nhân Hoa, Quảng Đông xếp hàng chờ đến lượt mua sắm online
Trong đó, mỗi tầng của nhà tù Nhân Hoa sẽ được trang bị các trạm mua sắm online với 200 sản phẩm từ 68 ngành hàng, chủ yếu là nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm và thậm chí có cả thuốc là và quà tặng.
Việc cho phép phạm nhân mua sắm online đã khiến thị trường ngách này gia tăng đến 60% so với quá khứ.
Họ có thể lựa chọn hơn 200 sản phẩm từ 68 ngành hàng
Theo tờ New Express của Quảng Châu, trước tiên phạm nhân cần đăng nhập tài khoản mua sắm online bằng mật khẩu hoặc dấu vân tay để tiến hành thanh toán.
Hàng hóa trên nền tảng này có giá khá mềm, không chênh mấy so với ngoài đời: chai Coca-cola nửa lít được bán với giá 2,5 tệ (8300 đồng); một đôi giày vải có giá 39 tệ (130.000 đồng).
Không xa trạm mua sắm online có cả tủ lạnh để phạm nhân cất trữ đồ uống cũng như thực phẩm, đồ của ai sẽ được gắn tên người đó để tránh tranh chấp.
Hàng hóa chuyển đến nhà tù Nhân Hoa sẽ phải trải qua kiểm soát an ninh rồi mới đến tay phạm nhân
Video đang HOT
Trong đó, các mặt hàng như sữa, mì ăn liền, thịt, ớt chưng Lão Can Ma, thuốc lá… là những thứ bán chạy nhất.
Theo quy định thì mỗi phạm nhân được mua sắm online 1 lần/tháng, mỗi lần 15 phút. Để tiết kiệm thời gian, phạm nhân được xem trước danh sách hàng hóa qua bản in cho tiện bề lựa chọn.
Theo ước tính, mỗi phạm nhân chi trung bình 300 tệ/tháng (khoảng 1 triệu đồng) trên nền tảng mua sắm online. Không tăng quá nhiều so với trước đây.
Trong quá khứ, phạm nhân sẽ phải viết tay những thứ cần mua, chuyển cho người quản lý trại giam xem xét. Việc mua hàng sẽ phải mất cả tháng chờ đợi nhưng nay chỉ cần vài ngày là xong.
Quá trình kiểm soát hàng hóa ở nhà tù Nhân Hoa tương tự như ở sân bay
Phạm nhân đọc hướng dẫn sử dụng nền tảng mua sắm online trong tù
Theo lời kể của phạm nhân họ Trương, 52 tuổi, trước đây ông chưa từng biết mua sắm online là gì và cũng không có ý định sử dụng chúng. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi.
“Với sự giúp đỡ của các cán bộ và bạn tù, tôi đã làm quen với nó. Dù sao vẫn nên biết để dễ thích nghi hơn với xã hội sau khi mãn hạn.”
Theo GenK
Huawei 'bị thương' ra sao sau đòn đánh của Mỹ?
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vừa phải cắt giảm và hủy đơn đặt hàng các linh kiện sản xuất điện thoại thông minh khi doanh số bán hàng giảm sút.
Báo Đất Việt dẫn nguồn tin từ Nikkei Asian Review hôm nay (6/6) thông tin, Huawei vừa thông báo cắt giảm và hủy một số đơn đặt hàng từ các nhà cung cấp các linh kiện dùng để sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông sau lệnh cấm vận của Mỹ.
Một nhà cung cấp chuyên sản xuất các linh kiện quan trọng cho các doanh nghiệp điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông cũng nói với tờ Nikkei Asian Review rằng công ty viễn thông Trung Quốc đã đình chỉ một số đơn đặt hàng.
"Chúng tôi nhận thấy Huawei đang hủy một số đơn đặt hàng liên quan đến các thành phần quan trọng cho hoạt động kinh doanh của họ từ đầu tháng 6.
Chúng tôi cũng nhận được thông báo từ phía Huawei rằng họ sẽ tạm dừng một số đơn đặt hàng về phụ kiện điện thoại thông minh trong mùa hè này.
Chúng tôi không biết chính xác việc đình chỉ sẽ kéo dài đến bao giờ, nhưng rất có thể do họ không nhận được đủ tất cả các nguyên liệu cần thiết để sản xuất sau lệnh cấm vận của Mỹ" - nguồn tin cho hay.
Huawei buộc giảm đặt hàng linh kiện điện thoại di động từ đối tác.
Một công ty sản xuất chất bán dẫn ở Đài Loan tên TSMC đã xác nhận rằng, các đơn đặt hàng từ Huawei đã giảm đáng kể từ khi công ty này bị cấm sử dụng công nghệ Mỹ.
Trong khi đó, Auras, một công ty chuyên cung cấp mô-đun làm mát cho các thiết bị của Huawei cũng tuyên bố đơn đặt hàng từ "một khách hàng Trung Quốc" đã giảm đi. Auras không nêu đích xác tên công ty này nhưng khách hàng lớn tiềm năng của họ vẫn là Huawei.
Trước đó, thời điểm cuối tháng 5/2019, chỉ khoảng 2 tuần sau đòn "chí tử" của Mỹ nhằm vào Huawei, đối tác lắp ráp lớn nhất của Huawei cũng đã "xoay lưng'" với ông lớn công nghệ Trung Quốc.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, Huawei đã không thể lường trước các lệnh cấm của Mỹ lại được áp đặt ở một quy mô lớn tới vậy. Họ sẽ mất quyền cập nhật hệ điều hành Android và các ứng dụng quan trọng của Google như Gmail hay YouTube, thậm chí đến nhà thiết kế chip ARM cũng sẽ tuyên bố ngừng hợp tác.
Ngày 25/5, Flex tuyên bố lúc Mỹ ra lệnh cấm mới nhằm vào Huawei thì họ lập tức hoãn giao hàng cho tập đoàn Trung Quốc lẫn mọi chi nhánh.
Hàng loạt doanh nghiệp công nghệ cũng quay lưng với Huawei sau đó.
Theo Vietnamplus, Google cho biết họ sẽ tuân thủ sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng hợp tác với Huawei, nghĩa là chủ sở hữu hiện tại của điện thoại Huawei phải đối mặt với việc không nhận được bản cập nhật của hệ điều hành Android từ cuối tháng 8.
Trong khi đó, các mẫu điện thoại mới sẽ mất quyền truy cập vào các ứng dụng phổ biến như YouTube và Chrome.
Ngoài ra, nhiều nhà mạng lớn khắp Á - Âu dừng nhận hàng các đơn đặt trước điện thoại thông minh của Huawei sau khi hãng này bị hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ.
Vodafone, nhà mạng viễn thông lớn thứ hai thế giới, ngày 22/5, tuyên bố dừng nhận đơn đặt hàng trước điện thoại Huawei Mate 20X, một sản phẩm dùng cho mạng 5G, tại thị trường Anh.
"Đây là một biện pháp tạm thời trong lúc tình hình còn bấp bênh liên quan đến thiết bị mới của Huawei", một phát ngôn viên của Vodafone nói.
Nhà mạng lớn nhất của Anh là EE cũng tuyên bố hoãn việc giới thiệu điện thoại Huawei mới. Mới tuần trước, EE còn đưa ra những đánh giá tích cực đối với chiếc Mate 20X.
Và cũng chỉ trong vòng một tuần, số lượng thiết bị Huawei được người dùng rao bán tại Anh đã tăng gấp 6 lần, kể từ khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt.
Hậu quả là, theo Nikkei Asian Review, tổng số đơn hàng điện thoại thông minh của Huawei dự kiến sẽ giảm khoảng 20% - 30% trong nửa cuối năm 2019 kể từ khi danh sách đen thương mại của Mỹ được công bố.
Tại Pháp, doanh số bán smartphone cao cấp của Huawei đã giảm khoảng 20% trong tuần sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại.
Ở Anh, các cửa hàng điện thoại cũng bắt đầu loại Mate 20 X 5G của Huawei ra khỏi các sản phẩm sắp ra mắt của họ vì sợ rằng, điện thoại Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời nếu mất quyền truy cập và sử dụng một số ứng dụng quan trọng.
Trong một diễn biến liên quan, TTXVN đưa tin, Huawei đã ký một thỏa thuận với công ty viễn thông MTS của Nga để phát triển mạng 5G tại nước này trong năm tới.
Được biết, thỏa thuận trên được ký kết ngày 5/6 bên lề cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin tại Moskva trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Tuyên bố của MTS cho biết thỏa thuận sẽ cho thấy "sự phát triển của các công nghệ 5G và sự tiên phong của mạng lưới thế hệ thứ 5 trong năm 2019-2020".
Theo người đưa tin
Huawei cắt giảm đơn đặt hàng từ các nhà cung cấp trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang Huawei thông báo đã cắt giảm và hủy một số đơn đặt hàng từ các nhà cung cấp lớn đối với danh mục linh kiện dùng để sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông sau lệnh cấm vận của Mỹ, tờ Nikkei Asian Review đưa tin vào hôm thứ Năm ngày 6/6/2019. Chuỗi cung ứng của Trung Quốc bị...