Nhà trường linh hoạt khi thiếu giáo viên và thiết bị dạy học
Trước tình trạng thiếu giáo viên trên toàn tỉnh Gia Lai, thầy – cô nhiều trường dạy liên cấp để đảm bảo chất lượng dạy học.
Học sinh lớp 3, Trường Tiểu học – THCS Lê Quý Đôn thảo luận nhóm.
Linh hoạt ứng phó khi thiếu giáo viên
Năm học 2022-2023, Trường THCS và THPT Kpă Klơng (huyện Mang Yang, Gia Lai) có tổng số 736 học sinh, trong đó hơn 53% là người dân tộc thiểu số.
Thầy Nguyễn Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, học sinh đa số là người dân tộc thiểu số Bana. Gia đình các em chủ yếu làm nương rẫy nên đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước kia phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em, chủ yếu giao phó cho giáo viên. Thế nhưng, nhà trường thường xuyên tuyên truyền, vận động nên gia đình ngày càng chú trọng việc học của các con.
“Nhà trường thường tổ chức họp vào thời gian học sinh không đến trường. Khi đó, nhà trường tận dụng phòng học của các em để trao đổi, thảo luận. Còn phòng Hội đồng nhà trường lắp đặt máy để các em thuận tiện học tập”, thầy Sơn nói.
Theo thầy Sơn, năm học này thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 7 và 10. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và giáo viên của nhà trường vẫn đang thiếu thốn. Hiện tại toàn trường chỉ có 10 phòng lý thuyết, 1 phòng tiếng Anh. Thế nhưng phòng dạy bộ môn tiếng Anh được tận dụng lại từ phòng Hội đồng của nhà trường.
Cũng theo thầy Sơn, hiện tại trường đang thiếu 7 phòng lý thuyết, 5 phòng bộ môn và 1 nhà đa năng. Để đảm bảo nhu cầu dạy học, hiện tại nhà trường đang mượn 8 phòng của trường Tiểu học và một Nhà văn hóa của xã. Không chỉ thiếu về cơ sở vật chất, Trường THCS và THPT Kpă Klơng đang thiếu 5 giáo viên nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Video đang HOT
“Chúng tôi mong muốn sẽ đủ về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để đảm bảo việc thực hiện chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, hiện tại nhà trường vẫn linh hoạt ứng phó để đảm bảo chất lượng dạy học và không để bất cứ học sinh nào bị bỏ lại phía sau”, thầy Sơn chia sẻ.
Đưa học sinh ở điểm làng về trường chính học
Giáo viên linh hoạt giảng dạy.
Tương tự, tại huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Phòng GD&ĐT cho biết, năm học 2022-2023 thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3 và 7. Tuy nhiên, hiện tại huyện đang thiếu một số giáo viên dạy Công nghệ, Tin học… nên bố trí giáo viên dạy liên cấp. Để đảm bảo chất lượng dạy học, một số Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phải đứng lớp từ 4 đến 8 tiết/tuần, tăng hơn vài tiết so với quy định của Bộ GD&ĐT.
“Chủ trương của Phòng là không để Ban giám hiệu đứng lớp nhiều vì còn phải quản lý giáo viên, trường lớp. Hiện tại Phòng đã tham mưu, đề xuất tuyển thêm 67 chỉ tiêu biên chế của 3 bậc học. Tuy nhiên, với số chỉ tiêu này nếu tuyển đủ vẫn không đáp ứng được yêu cầu dạy 2 buổi/ngày”, ông Phong nói.
Thầy Nguyễn Văn Vui, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học – THCS Lê Quý Đôn (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) cho biết, toàn trường có 495 học sinh, trong đó có hơn 58% học sinh là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là Bana.
Toàn trường có 29 cán bộ, giáo viên và nhân viên, nhưng để đảm bảo việc thực hiện chương trình GDPT 2018 trường còn thiếu 1 giáo viên tiếng Anh và 1 Tin học. Trước mắt để đảm bảo kiến thức cho học sinh, giáo viên nhà trường được phân công dạy liên cấp.
Theo thầy Vui, năm học 2022-2023 trường có ba lớp 3, trong đó có 2 lớp đơn và 1 lớp ghép trong làng. Tin học trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3 nhưng hiện tại nhà trường chưa có thiết bị, máy móc để học tập.
“Hiện tại nhà trường đã đề nghị cấp 35 máy tính để phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Tuy nhiên với 10 học sinh lớp 3 ở điểm trường làng thì không thể bố trí thiết bị vào tận nơi. Do đó, nhà trường đang lên kế hoạch, sắp xếp đưa các em ra điểm chính học tập vào buổi chiều hoặc những ngày cuối tuần. Qua đó đảm bảo tất cả học sinh đều được tiếp cận trang thiết bị học tập”, thầy Vui tâm sự.
Vị Phó hiệu trưởng cho hay, sau 3 năm tiếp cận chương trình GDPT 2018 học sinh rất hào hứng và thích thú khi học tập. Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên được tập huấn kĩ lưỡng về các mô đun nên không gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy. Đồng thời, thầy, cô linh hoạt thay đổi để phù hợp với học sinh địa phương. Qua đó, giúp các em phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất.
Ban đại diện cha mẹ học sinh có vai trò quan trọng hỗ trợ nhà trường
Dù có những ý kiến trái chiều, nhưng thầy Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, Ban đại diện cha mẹ học sinh rất quan trọng, góp phần hỗ trợ nhà trường.
Học sinh lớp 12 Trường THCS-THPT Kpă Klơng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Sự cần thiết của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Năm học 2022-2023, Trường THCS-THPT Kpă Klơng (huyện Mang Yang, Gia Lai) có 736 học sinh, trong đó hơn 53% là người dân tộc thiểu số, như Tày, Nùng, Bana... Cuộc sống người dân thiếu thốn, hạn chế về việc tiếp cận nên học sinh khó khăn trong quá trình giao tiếp. Đặc biệt, nhiều học sinh người Bana chậm khi tiếp cận về chữ viết, giao tiếp.
Theo thầy Nguyễn Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, trên địa bàn xã Kon Thụp mà trường đóng chân có 5 làng, nhưng có đến 3 làng đặc biệt khó khăn. Cuộc sống thiếu thốn nên các em học một buổi trên trường, thời gian còn lại phải theo cha mẹ lên nương rẫy. Chính vì vậy, nhà trường thường xuyên phải vận động, tuyên truyền để đưa các em ra lớp.
Cũng theo thầy Sơn, trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, chính quyền nên học sinh được tạo điều kiện học tập đủ đầy. 4 năm gần đây, Trường THCS-THPT Kpă Klơng luôn đạt 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT. Đặc biệt năm học 2020-2021, nhà trường có em Nguyễn Thị Thảo là thủ khoa của tỉnh Gia Lai.
"Một số em mặc dù học tốt nhưng điều kiện khó khăn nên có suy nghĩ dừng việc đến trường để làm thuê đỡ đần cha mẹ. Thương học trò nên nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, hỗ trợ các em học tập. Do đó, tôi thấy rằng, Ban đại diện cha mẹ học sinh rất quan trọng, cần thiết", thầy Sơn nói.
Cũng theo thầy Sơn, cũng có một số ý kiến cho rằng Ban đại diện cha mẹ học sinh là không cần thiết, nhưng theo thầy thì Ban là không thể thay thế. Bởi phụ huynh là những người quan tâm, gần gũi với học sinh. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ sẽ thấu hiểu khó khăn, tâm tư và tình cảm của các em. Từ đó tham mưu, đề xuất lên giáo viên, nhà trường những ý kiến hay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
"Mỗi lớp có vài chục học sinh nên giáo viên không thể sâu sát đến từng gia đình, học sinh. Do đó, mỗi thôn làng, xã có thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ hỗ trợ thầy, cô quan tâm các em nhiều hơn. Đồng thời tuyên truyền, vận động để người dân quan tâm, chú trọng đến việc học tập của con em mình", thầy Sơn chia sẻ.
Mong muốn đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Giáo viên phối hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh trên hành trình vận động học sinh ra lớp.
Vị Hiệu trưởng cho hay, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã có những chính sách, chủ trương quan tâm, chăm lo đời sống giáo viên, học sinh. Đặc biệt, Luật Nhà giáo rất phù hợp với tình hình chung của đất nước. Theo đó, Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Đặc biệt, nhà giáo phải có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt. Bên cạnh đó, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm. Đồng thời có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.... Theo thầy Sơn những yếu tố này rất cần thiết nên bản thân thầy không muốn góp ý, sửa đổi bổ sung thêm.
Tuy nhiên, thầy Sơn mong rằng Bộ, Ban ngành quan tâm hơn nữa để đảm bảo đủ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ nhu cầu dạy học. Từ đó, học sinh mới có điều kiện tiếp thu kiến thức một cách toàn diện. Đặc biệt đảm bảo việc thực hiện chương trình GDPT 2018.
"Hiện tại dù khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, con người cùng với thiết bị học tập. Tuy nhiên, thầy và trò Trường THCS-THPT Kpă Klơng luôn linh hoạt sáng tạo, ứng phó nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập", thầy Sơn tâm sự.
Thầy Nguyễn Ngọc Sơn cũng mong rằng giáo viên vùng khó sẽ được quan tâm hơn nữa về chế độ lương, thưởng. Qua đó, tạo động lực, khích lệ để thầy cô vượt khó hết lòng vì học sinh. Đồng thời, đối với danh hiệu Nhà giáo ưu tú, thầy Sơn mong rằng sẽ có cơ chế riêng, đặc thù với giáo viên vùng khó, vùng dân tộc thiểu số. Bởi chủ yếu thời gian của giáo viên nơi đây là dạy học và vận động các em ra lớp nên sẽ khó khăn cho thầy, cô trong việc phấn đấu được danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ...
Tăng quyền tự chủ cho trường học Thực tế cho thấy, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường giúp cơ sở giáo dục chủ động triển khai các hoạt động... Ảnh minh họa Internet. Cách đây 9 năm, Bộ GD&ĐT ban hành Văn bản số 791/HD-BGDĐT hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, bắt đầu từ năm...