Nhà trường không thích mở cửa sớm, hàng trăm học sinh phải chạy nhảy ngoài đường
Trước cổng nhiều trường học tại Hà Nội thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, trẻ băng qua đường rất nguy hiểm.
Nơm nớp nguy cơ xảy ra tai nạn
Theo nội quy, Trường Tiểu học Dịch Vọng B chỉ mở cửa cho học sinh vào từ 7 giờ 15 phút.
Tuy nhiên trước đó (từ 6 giờ 30 đến 7 giờ) đã có rất nhiều phụ huynh đưa con đến cổng trường.
Thời điểm này, lượng phương tiện tham gia giao thông tăng mạnh, gây ra tình trạng ùn tắc trước cổng trường.
Thêm vào đó, phụ huynh đưa con đi học sớm đỗ xe trên vỉa hè lại càng khiến cho tình trạng ùn tắc kéo dài hơn.
Khu vực này cũng tập trung nhiều trường học.Trường Dịch Vọng B nằm trong khu vực thường xuyên tắc nghẽn giao thông nhất là đầu buổi học cũng như khi tan học.
Trường Tiểu học Dịch Vọng B đối diện Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng vì thế số lượng học sinh, phụ huynh , phương tiện giao thông trong những giờ cao điểm tăng cao.
Đối với những phụ huynh đến sớm không còn cách nào khác phải cùng con đứng chờ đến khi nhà trường mở cổng cho vào.
Một số trẻ phụ huynh đưa đến trường phải tự băng qua đường rất nguy hiểm.
Chị Vũ Thị Hằng, nhà ở đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) chia sẻ: “Trong thời gian cao điểm từ 7 giờ 15 sáng hay 17h chiều, đây là thời gian phụ huynh đưa đón con đi học.
Tại cổng trường Dịch Vọng B cả một đoạn dài gần 200m vốn đã đông người qua lại càng ùn tắc hơn bởi sự hiện diện của phần lớn phụ huynh.
Nhiều hôm tôi đành phải gửi xe máy cách trường 100m để đi bộ mới kịp đưa con vào học”.
Trước cổng trường Tiểu học Dịch Vọng B thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm (Ảnh:V.N)
Tổng số học sinh của Trường Tiểu học Dịch Vọng B và trường Trung học cơ sở Dịch Vọng có khoảng 4.000 em.
Nếu như học sinh Trung học cơ sở phần lớn có thể tự đến trường thì gần 2.000 học sinh tiểu học bắt buộc phải có phụ huynh đưa đón.
Chính vì thế chỉ tính sơ bộ trong thời gian cao điểm đã có khoảng 5.000 – 6.000 phụ huynh và học sinh tham gia giao thông.
Chưa kể đến các phương tiện giao thông cá nhân của người dân. Vì thế nguy cơ xảy ra va chạm giao thông luôn tiềm ẩn.
Một số em do bố mẹ có việc bận không thể đứng đợi đến khi trường cho vào học nên hay băng qua đường có khu vui chơi.
Video đang HOT
Điều này vô cùng nguy hiểm với một cung đường nhiều phương tiện giao thông như vậy.
Phụ huynh đưa con đi học để xe trên vỉa hè khiến khu vực xung quanh cổng trường càng chật hẹp hơn (Ảnh:V.N)
Anh Nguyễn Văn Bình, phụ huynh, phản ánh: “Theo nội quy đúng 7 giờ 15 phút sáng nhà trường mới cho học sinh vào lớp. Nhưng một số phụ huynh chẳng hạn như tôi phải đưa con đến sớm để còn kịp giờ đi làm.
Cho nên sáng nào cũng khoảng 7 giờ tôi đưa cháu đến trường. Nhưng để con lại thì không yên tâm mà đợi đến 7 giờ 15 phút thì không kịp giờ làm.
Bên cạnh đó tình trạng giao thông ở đây như mọi người cũng thấy rất đông đúc, nguy hiểm cho các cháu nếu không có người lớn kèm cặp.
Tôi cũng mong nhà trường có những biện pháp phối hợp với chính quyền sở tại tiến hành phân luồng, đảm bảo hành lang an toàn giao thông.
Bên cạnh đó tôi cũng mong nhà trường tạo điều kiện cho phụ huynh gửi cháu trong trường nếu chẳng may chúng tôi phải đưa con đi học sớm. Chứ để các cháu ở ngoài không yên tâm một chút nào”.
Quận Cầu giấy là một trong những Quận có mật độ dân số cao, tập trung nhiều trường học. Cho nên, các ngôi trường ở đây thường xuyên gặp phải tình trạng ùn tắc giao thông giờ cao điểm.
Học sinh đến trường sớm hơn nội quy phải chờ ngoài đường (Ảnh:V.N)
Tại trường Tiểu học Nghĩa Đô, theo quy định 7 giờ sáng mới mở cửa cho học sinh vào học.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ 6 giờ 45 phút đến 7 giờ có nhiều phụ huynh đưa con đến trường để đi làm.
Số học sinh này không được vào trường phải chạy sang khu vui chơi đối diện. Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng, toát mồ hôi hột khi nhìn các cháu chạy qua đường.
Anh Nguyễn Minh Chiểu, phụ huynh trường tiểu học Nghĩa Đô bức xúc:
“Nhà trường đúng 7 giờ sáng mới mở cửa. Trong khi đó phụ huynh cũng có nhiều người phải đưa con đến trường sớm hơn để kịp giờ đi làm.
Nhưng bảo vệ nhất quyết không cho vào. Chúng tôi để con ở đây thì không yên tâm. Mấy hôm rồi tôi thấy các cháu chạy qua đường rất nguy hiểm.
Nhiều cháu suýt nữa thì bị xe đụng vào. Vì thế tôi mong nhà trường linh động cho phụ huynh cũng như đảm bảo an toàn giao thông cho các cháu”.
Bên cạnh tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông, trước cổng nhiều trường học, hàng quán bày bán tràn lan, lấn chiếm vỉa hè khiến cho tình trạng ùn tắc lại càng nghiêm trọng hơn.
Trước thực trạng đó các trường và chính quyền sở tại cần phối hợp và có những biện pháp đẩy mạnh việc xây dựng cổng trường an toàn.
Xây dựng cổng trường an toàn, đón trẻ đến lớp
Để đảm bảo an toàn cho trẻ đến trường cần sự chung tay của cả xã hội. Nhà trường, phụ huynh, chính quyền sở tại và các Hội Đoàn cần có sự thống nhất, hợp tác và vào cuộc mạnh mẽ.
Hiện nay, theo ghi nhận tại nhiều cổng trường ở Hà Nội trong thời gian cao điểm đã xuất hiện đội ngũ đoàn viên, cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, bảo vệ trường …phân luồng giao thông.
Bên cạnh đó nhà trường cũng nên dành một khoảng không gian để phụ huynh có thể đừng chờ đón con vào các buổi tan học.Khu vực trước cổng trường Tiểu học Dịch Vọng B cũng có sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông phân luồng vào những giờ cao điểm.
Một số phụ huynh mong mỏi: Từ nhu cầu thực tiễn mong các trường linh động hơn về phần nội quy thời gian đưa vào đón.
Lấy ví dụ, phụ huynh tại trường Tiểu học Nghĩa Đô mong mỏi nhà trường cho các cháu học sinh đến sớm có thể được vào khuôn viên trường lớp để đảm bảo an toàn thay vì để các cháu ngoài đường và nhất quyết 7 giờ mới cho vào.
Bên cạnh đó các trường nên tổ chức những buổi học ngoại khóa dạy kỹ năng mềm và những hiểu biết chung về an toàn giao thông để trẻ có thể hiểu và xử lý trong một vài tính huống.
Cùng với đó chính quyền địa phương cần phải dẹp bỏ những hàng quán lấn chiếm vỉa hè để trả lại không gian xung quanh trường thoáng, rộng.
Các trường tại Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung có thể học tập kinh nghiệm của Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An (thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) trong việc xây dựng cổng trường an toàn.
Học sinh trường tiểu học Nghĩa Đô phải đứng chờ ở ngoài nếu như đến sớm hơn 7 giờ sáng (Ảnh:V.N)
Trong năm học này, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục áp dụng các giải pháp hiệu quả về việc phân bố thời gian tan học của các lớp, các khối.
Thời gian tan học của các lớp bán trú, lớp thường, lớp tạo nguồn được bố trí khác nhau để tạo sự thuận lợi cho phụ huynh khi đưa đón học sinh.
Năm học mới này, giáo viên nhà trường tiếp tục phối hợp với lực lượng dân quân địa phương, lực lượng bảo vệ tổ chức phân luồng lối ra cho học sinh đến các cổng khác nhau vào giờ cao điểm để giảm áp lực giao thông.
Tại trường Trung học Cơ sở – Trung học Phổ thông Ngô Thời Nhiệm có sự tham gia nhiệt tình của chi đoàn thanh niên và đội bảo vệ.
Từ năm học 2014-2015, Ban Chấp hành Đoàn trường đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường và thống nhất xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”.
Nhiều phụ huynh mong các trường linh động cho các con vào lớp nếu như có đến sớm vì để trẻ ngoài đường rất nguy hiểm (Ảnh:V.N)
Chi đoàn giáo viên cùng với học sinh khối 10- khối 12 thành lập đội trực ban an toàn giao thông để làm nhiệm vụ hướng dẫn và tuyên truyền giao thông ở khu vực cổng trường vào giờ cao điểm.
Nhà trường cho rằng việc ý thức tham gia giao thông không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường, phụ huynh mà các em học sinh phải là những người có ý thức, trách nhiệm đầu tiên với sự an toàn của mình.
Hy vọng trong thời gian tới đây các trường học tại Hà Nội sẽ đảm bảo xây dựng cổng trường an toàn, đón học sinh đến lớp.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Nepal chính thức cấm mang nhựa lên Everest - bước đầu giải quyết hàng tấn rác chất thành núi trên "nóc nhà của thế giới"
Băng tan trên Everest không chỉ để lộ ra xác người, mà còn là hàng tấn rác chất thành đống do người leo núi mang lên.
Biến đổi khí hậu khiến băng giá trên núi Everest tan chảy ngày một nhiều, để lộ ra những sự thật đầy kinh dị. Đó là hàng trăm xác người đã từng bỏ mạng trên con đường chinh phục nóc nhà của thế giới. Và không chỉ vậy, còn có hàng tấn rác nhựa hiện đang chất thành đống, do những người leo núi thải ra.
Núi tuyết tại Everest tan ra để lộ những xác người...
Để giải quyết hiện tượng này thì mới đây, chính phủ Nepal cho biết sẽ chính thức tiến hành cấm mang nhựa dùng 1 lần tại ngọn núi cao nhất thế giới này, dự tính sẽ được thực thi vào năm 2020.
Theo đó thì kể từ 1/1/2020, mọi chai nhựa đựng nước giải khát và các sản phẩm nhựa khác với độ dày ít hơn 30 micron sẽ bị cấm mang vào Khumbu Pasang Lhamu - khu vực dân cư nằm trong phạm vi núi Everest và một số ngọn núi khác. Quy định này dự kiến sẽ ngăn người leo núi mang thêm nhựa, đồng thời ngăn các cửa hàng địa phương bán sản phẩm bằng nhựa dùng 1 lần.
Đây được xem là động thái cần thiết của chính phủ Nepal, sau khi có thông tin số rác thu được quanh khu vực đỉnh Everest đã lên tới 10 tấn/năm. Tuy nhiên, quy định này hiện chưa có chế tài xử phạt đối với những ai không làm theo quy định.
Năm 2013, chính phủ Nepal đã thu mỗi đội leo núi khoản tiền $4.000 trước khi leo. Khoản tiền này sẽ được hoàn lại nếu họ mang được xuống 8kg rác thải, nhưng cuối cùng chỉ phân nửa người leo làm được điều đó. Năm 2018, tổng cộng có tới 32 tấn rác thu thập được bởi các tình nguyện viên tại Trại II (Camp 2) của Everest.
Everest đang gặp nguy hiểm
Quy định cấm hiện tại chỉ có thể ngăn được một trong những vấn đề mà Everest đang phải đối mặt.
Như đã nêu thì những năm gần đây, băng trên Everest đang tan rất nhanh, để lộ ra những xác người leo núi và hàng tấn rác tích tụ sau 6 thập kỷ kể từ khi Edmund Hillary chinh phục nó vào năm 1953. Với việc Trái đất đang ngày càng nóng lên, núi Everest được dự đoán có thể chẳng còn chút băng nào vào cuối thế kỷ, khi ít nhất 70% - 99% băng hà sẽ vĩnh viễn bốc hơi.
Làm sao để giải quyết lượng rác tồn đọng trên núi cũng là một vấn đề nan giải. Người leo núi bấy lâu nay đã để lại hàng trăm bình oxy, lều, can, đinh giày, và thậm chí là cả... chất thải. Tất cả đang khiến cho quang cảnh của một trong những Di sản thế giới do UNESCO công nhận bị đe dọa, đồng thời khiến môi trường sống của nhiều loài vật chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Khi Nepal biến Everest thành điểm du lịch, lượng du khách đã tăng gấp 8 lần vào năm 2010 so với năm 1979, và điều này đã giúp cho đời sống người dân cải thiện hơn, nhưng đổi lại là những thách thức dành cho môi trường khi du khách ngày càng đông.
Trong năm 2019, có tới 885 người leo núi - một con số kỷ lục, và hiện đã có 11 người tử vong do "tắc nghẽn giao thông" tại "vùng chết" của ngọn núi. Bởi vậy, hiện đang có đề xuất tăng gấp 3 lần giá tiền leo núi - lên 35.000 USD dành cho Everest, và $20.000 dành cho các khu vực núi xung quanh.
(Tham khảo: IFL Science, Science Alert)
Theo Helino
Hơn nửa triệu người Tokyo được làm việc ở nhà để tránh tắc nghẽn giao thông Chính phủ Nhật Bản hy vọng hơn 600.000 người sẽ làm việc từ xa để tránh tình trạng tê liệt giao thông trong thời gian diễn ra Olympics 2020. Cảnh đông đúc hàng ngày tại ga tàu điện ngầm Tokyo. Ảnh: Mashable Chính phủ Nhật Bản vừa công bố chương trình mang tên "Telework", trong đó người lao động được khuyến nghị làm...