Nhà trường, gia đình và xã hội rất gần và rất xa
Từ Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, ngày 28-12-2017 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), các trường học đã xây dựng kế hoạch ‘3 công khai’ liên quan đến cơ sở vật chất, tài chính và chất lượng giáo dục.
Ảnh minh họa.
Công khai ngoài việc để xã hội hay cơ quan chức năng giám sát, còn có chức năng tạo ra kênh góp ý, phản biện tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để phát triển.
Khi có góp ý, phản biện, chia sẻ, giữa nhà trường và phụ huynh sẽ hiểu nhau hơn, qua đó giảm tải những căng thẳng giữa đôi bên. Một hiệu trưởng dày dạn kinh nghiệm từng đúc kết: “Nhà trường khi trao đổi với phụ huynh nhất quyết không được sai, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra”. Hiểu nôm na, phụ huynh có nói sai, nhà trường cũng phải giữ mình tránh bị vạ miệng khi đối thoại. Chính vì lo ngại tâm lý sợ sai đã dẫn đến những giải pháp cố thủ đầy tính tiêu cực của một số nhà trường, như hạn chế đối thoại hoặc khi đối thoại chỉ viện dẫn những quy định vô hồn và luôn khẳng định mình làm đúng hoặc không sai. Đó là chuyện của nhà trường.
Còn chuyện của phụ huynh thì sao. Một đồng nghiệp của tôi là phát thanh viên đài truyền hình ở miền Trung, sau khi nghe giáo viên chủ nhiệm lớp con mình thông báo những hoạt động thực hiện trước khi bước vào năm học mới, đã viết những dòng đầy ngao ngán trên Facebook về những yêu cầu rất phi lý, trái với nhiều quy định. Khi tôi hỏi vì sao không bày tỏ ý kiến với giáo viên hoặc trực tiếp gặp ban giám hiệu, chị cho biết rất e ngại vì con mình mới học lớp 1, nghĩa là còn nhiều năm nữa ở trường. Bởi lẽ năm trước, một người thân của chị khi gọi điện trực tiếp cho hiệu trưởng để mong nhận được sự giải thích rõ ràng hơn, lại nhận được những câu trả lời kiểu “trường làm đúng quy định”, kèm theo là lời nhắc nhở phải “nói chuyện cho phù hợp”. Câu chuyện trên chỉ ra một thực trạng phổ biến, phụ huynh học sinh muốn góp ý cho nhà trường, nhưng không hề đơn giản.
Nhưng cũng cần biết rằng, việc khẳng định mình đúng là điều tối kỵ trong đối thoại hoặc tranh luận, vì đây là một cách gián tiếp khiến người đối diện cảm thấy sai, hoặc tạo ra sự ấm ức không cần thiết. TS. Trần Nguyên Lập, Trưởng Phòng GD-ĐT thành phố Nha Trang, cho biết bản thân ông đã tiếp nhận một số ý kiến gay gắt từ phụ huynh về nhà trường, mà “mồi lửa” chỉ vì cách thức lắng nghe từ phía nhà trường chưa phù hợp. Việc học sinh đến trường phải tuân thủ kỷ luật của nhà trường và lớp học là điều hiển nhiên, nhưng vẫn có những trường hợp sự tuân thủ này còn “lấn sân” sang cả phía phụ huynh. Từ đây có thể làm phát sinh những bức xúc, hiểu lầm không đáng có, trong khi khả năng hóa giải rất nhỏ.
Một người bạn của tôi sống tại thành phố lớn, có con học một trường nổi tiếng tại quận trung tâm. Năm lớp 1 cháu vô cùng hạnh phúc vì gặp cô giáo chủ nhiệm ngoài chuyên môn cực tốt lại rất hiểu tâm lý học sinh. Sang đến lớp 2, giáo viên chủ nhiệm thay đổi và cháu không còn thích thú như trước. Tôi trao đổi việc này với một cán bộ quản lý trong ngành giáo dục, đã từng công tác ở trường này, và nhận được đề nghị sắp xếp cho bạn tôi gặp trực tiếp vị cán bộ này để lắng nghe và có thể tìm giải pháp cho cháu. Bạn tôi rất cảm kích vì tâm huyết của vị cán bộ, nhưng cũng cảm ơn và từ chối. Kết thúc năm học vừa rồi anh đã rút hồ sơ và chuyển con sang học trường khác.
Cô Lâm Hồng Lãm Thúy, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM, người được đánh giá rất cao bởi khả năng lắng nghe ý kiến, đã chia sẻ giải pháp “phụ huynh hãy nhìn sự việc dưới con mắt của trẻ thơ”. Khi còn đảm nhận cương vị Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, cô Thúy đã triển khai mô hình “Lớp học xanh – Lớp học mở” được đánh giá rất cao. Điểm nổi bật trong mô hình này chính là việc phụ huynh có thể trực tiếp tham gia giờ học của con em, thậm chí quan sát đến bữa ăn của nhà trường như thế nào.
Video đang HOT
Dù vậy cô Thúy cũng rất khiêm nhường khi không bao giờ nhận đây là sáng kiến của bản thân. Cô cho rằng mô hình “Lớp học xanh – Lớp học mở” cũng chỉ dựa trên tiêu chí “3 công khai” của Bộ GD-ĐT. Việc phụ huynh có những góc nhìn thú vị, nêu quan điểm, góp ý cho nhà trường là điều rất đáng hoan nghênh, nhưng đồng thời cũng nên đặt mình dưới góc nhìn của trẻ thơ để quan sát sự việc. “Trẻ đến trường có vui không, có hạnh phúc, tự tin, mạnh dạn không? Nếu câu trả lời là có, phụ huynh hãy an tâm, các ý kiến khác chắc chắn nhà trường sẽ lắng nghe và tìm cách xử lý” – cô nói.
TS. Trần Nguyên Lập thừa nhận, lắng nghe như thế nào cũng là một thách thức. Bản thân ông khi triển khai xây dựng “3 công khai” cho các trường trên địa bàn thành phố Nha Trang cũng thấy độ vênh giữa kế hoạch và hành động thực tế. Việc nhà trường nói sẵn sàng lắng nghe, nhưng chỉ nghe những ý kiến thuận tai, vừa ý vẫn xuất hiện. Và thực tế, ngay trong nội bộ của nhà trường, việc góp ý, phản biện nội bộ giữa giáo viên và ban giám hiệu vẫn chưa được triển khai. Suy nghĩ “nếu nội bộ giáo viên vẫn chưa làm triệt để sẽ không dễ để có thể mở cửa lắng nghe phụ huynh và góp ý của toàn xã hội” – TS. Lập quyết tâm hành động.
Theo đó, biện pháp đầu tiên được đưa ra, TS. Lập sẽ mở cửa tiếp tất cả phụ huynh và lắng nghe. Điều này được chứng thực khi nhân viên bảo vệ của Phòng GD-ĐT thành phố Nha Trang luôn niềm nở với bất kỳ ai đến báo “gặp thầy Lập”. Sắp tới đây, TS. Lập sẽ tiếp tục tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với các giáo viên của từng cụm. “Những gì giáo viên không tiện nói ở trường, có thể nói trực tiếp với tôi” – TS. Lập nhấn mạnh.
Nhà trường – Gia đình – Xã hội là 3 cột trụ trong việc dưỡng dục học sinh đến tuổi trưởng thành. Để 3 cột trụ này vững vàng như kiềng 3 chân, nâng bước cho thế hệ tương lai, tất yếu cần có sự gắn kết, đối thoại chặt chẽ, để hiểu nhau hơn. Vì thế, với áp lực ngành giáo dục đang gánh vác, việc lắng nghe, chia sẻ cùng gia đình, xã hội chính là phương cách quan trọng để có được sự thấu hiểu, chia sẻ, nhằm thực hiện tốt sự nghiệp trồng người đầy vẻ vang của mình.
Đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục huyện Đăk Hà xin chủ trương xây dựng, sửa chữa phòng học, nhà vệ sinh và công trình nước sạch.
Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng sát khuẩn trước khi vào lớp
Linh hoạt dạy học chương trình mới
Năm học 2022-2023, Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Đăk Hà, Kon Tum) có 650 em, trong đó lớp 1 là hơn 140 học sinh. Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, các em rất háo hức khi được đến trường học trực tiếp.
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, 2 tuần đầu tiên nhà trường bố trí, sắp xếp cho học sinh lớp 1 được làm quen, nâng cao vốn tiếng Việt để tự tin, mạnh dạn hơn khi bước vào học chính thức.
Theo cô Hằng, mặc dù năm học này dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên nhà trường không chủ quan mà vẫn đảm bảo các biện pháp an toàn về phòng, chống dịch cho giáo viên và học sinh.
"Trước khi vào lớp, học sinh được đo thân nhiệt và sát khuẩn kỹ lưỡng. Trong quá trình ngồi học các em vẫn sẽ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Tuy nhiên, năm nay nhà trường cố gắng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nhưng vẫn đảm bảo an toàn để trò vừa học, vừa chơi", cô Hằng nói.
Tương tự, những tuần đầu tiên, Trường Tiếu học - THCS Đăk Ui (huyện Đăk Hà) tổ chức cho học sinh lớp 1 ôn tập tiếng Việt.
Theo thầy Phạm Văn Tung, Hiệu trưởng nhà trường, năm học này toàn trường có khoảng 1.500 học sinh, đa số là người dân tộc thiểu số. Với 180 học sinh lớp 1, trong tuần làm quen đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ nhưng đến nay đã quen và dần vào guồng học tập.
Năm học 2022-2023, thực hiện Chương trình, SGK mới đối với lớp 3 và lớp 7, do đó, các điểm trường thôn đã được trang bị tivi, thiết bị nhằm đảm bảo việc dạy học, đặc biệt với môn tiếng Anh.
Còn với môn Tin học, nhà trường đang chọn phương án phù hợp nhất để đảm bảo tất cả học sinh đều được học tập. Ngoài ra, nhà trường cũng mong muốn giảm bớt chênh lệch giữa điểm trường thôn và điểm chính, trường vùng khó khăn với trường khu vực thuận lợi.
"Đơn vị không thể đưa máy tính, thiết bị vào các điểm trường thôn bởi không đủ kinh phí và cơ sở vật chất để bảo quản. Bên cạnh đó, điểm trường cũng không đủ phòng học để bố trí các thiết bị, máy móc phục vụ dạy môn Tin học. Chính vì vậy, đối với các tiết lý thuyết học sinh sẽ học tập tại điểm thôn. Ngoài ra, nhà trường sẽ bố trí, sắp xếp những tiết thực hành để học sinh ra trường chính học tập, đảm bảo lượng kiến thức theo yêu cầu", thầy Tung nói.
Đầu tư cơ sở vật chất
Học sinh Trường Tiếu học - THCS Đăk Ui còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Năm học 2022-2023 toàn ngành Giáo dục huyện Đăk Hà có 41 đơn vị trường học với 726 lớp và hơn 22.000 học sinh.
Theo đại diện Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà, toàn huyện có 1.261 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên, bước vào năm học mới, cấp mầm non đang thiếu 54 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 113 người để đảm bảo tỷ lệ giáo viên dạy 2 buổi/ngày. Còn cấp THCS thừa giáo viên môn Địa lý, Sinh học, Ngữ văn và thiếu thầy, cô dạy Giáo dục công dân, Hóa học, Lịch sử, Công nghệ, Tin học.
Với hai môn học bắt buộc ở lớp 3, hiện toàn huyện có 20 giáo viên tiếng Anh và 10 giáo viên Tin học. Do đó, đơn vị sẽ chỉ đạo các trường bố trí giáo viên dạy 2 môn học này đảm bảo theo đúng quy định đối với lớp 3, sau đó mới đến lớp 4 và 5. Riêng môn Tin học, phòng sẽ bố trí giáo viên dạy liên trường.
Ngoài ra, đơn vị tham mưu UBND huyện xin chủ trương tiến hành sửa chữa các phòng học với số tiền 4,3 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi sự nghiệp giáo dục. Cùng với đó, kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết thị phục vụ công tác dạy học là hơn 6,1 tỷ đồng cho năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.
"Để đảm bảo tất cả học sinh đủ SGK khi đến trường, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động phụ huynh mua sách, dụng cụ học tập. Bên cạnh đó, kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ. Tính đến nay, 100% học sinh đã đủ SGK khi đến trường", bà Y Sương - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà nói.
Nhằm đảm bảo công tác vệ sinh trong trường học, Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà mong muốn các cấp quan tâm, đầu tư kinh phí để xây mới, sửa chữa công trình vệ sinh, nước sạch tại các điểm trường. Theo đó, sẽ xây mới 32 nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 22 điểm lẻ chưa có nhà vệ sinh và 10 trường trung tâm quá tải. Đồng thời, đầu tư 54 nguồn nước cho các điểm trường chưa có nước sạch. Ngoài ra, sửa chữa 39 nhà vệ sinh và 8 nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
Tái bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc Hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách các lĩnh vực: khoa học, công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến pháp luật... Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc. (Nguồn: Báo điện tử Chính phủ) Thủ tướng Chính phủ...