Nhà trường có trách nhiệm khi điểm học bạ cao, kết quả tốt nghiệp thấp
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết việc tuyển sinh dựa vào kết quả học bạ có sự khác nhau giữa vùng miền. Học bạ điểm cao nhưng có thể không đúng thực chất.
Sáng 8/5, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh đại học, đẳng năm 2020.
Tự chủ tuyển sinh đảm bảo chất lượng, ổn định
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết do tác động của dịch Covid-19, ngành giáo dục lần đầu tiên áp dụng dạy và học trực tuyến, bước đầu hiệu quả. Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện quy chế đào tạo trực tuyến, đặc biệt với giáo dục đại học để đẩy mạnh phương thức đào tạo này. Ngành giáo dục sẽ kết hợp với tập đoàn viễn thông, công nghệ, bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng đào tạo trực tuyến.
Về tuyển sinh, Bộ GD&ĐT lưu ý các trường đưa ra phương thi, tránh thay đổi liên tục, tự chủ đi cùng điều kiện thực hiện, tránh tình trạng “muốn làm gì thì làm”, đảm bảo chất lượng, ổn định trong hệ thống.
Trường đại học tránh việc đưa ra tổ hợp xét tuyển lạ gây xôn xao, những kinh nghiệm tuyển sinh tốt cần được kế thừa. Khi bổ sung tổ hợp xét tuyển mới, nhà trường cần đảm bảo tính khoa học, tránh ngẫu hứng, gây rối loạn xã hội.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Việt Linh.
Vấn đề chất lượng tuyển sinh bằng học bạ cũng được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ quan tâm. Bộ trưởng cho rằng điểm học bạ có sự khác nhau giữa các trường, vùng miền. Thực tế cho thấy sẽ tồn tại học bạ có điểm cao vút, “long lanh” nhưng chất lượng thực tế chưa chắc cao.
Trong thời gian tới, ngành giáo dục sẽ đối chiếu, so sánh kết quả học bạ điện tử so với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT để đánh giá chất lượng giáo dục thực tế. Những giáo viên có điểm học bạ điểm cao, khi so sánh khác xa với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ cần đặt câu hỏi. Nhà trường phải xem xét, chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng không cần thiết vì hơn 90% học sinh toàn quốc đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu của kỳ thi là đánh giá chất lượng giáo dục trên diện rộng dựa vào chuẩn đầu ra, từ đó Bộ GD&ĐT sẽ có những khuyến cáo, chính sách phù hợp cho địa phương.
Ở kỳ thi năm trước, sau khi có kết quả môn thi Tiếng Anh và Lịch sử thấp, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hai hội nghị tìm nguyên nhân, điều chỉnh phương pháp dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng.
Về đề thi, Bộ trưởng thông tin, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn có độ phân hóa, cho phép các trường tham khảo, sử dụng tuyển sinh. Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng tiếp tục lắng nghe dư luận, thiết kế bài thi chính thức chặt chẽ, phù hợp. Từ đề thi minh họa vừa được công bố, nhà trường, học sinh có thể yên tâm ôn tập, dạy và học.
Người đứng đầu ngành giáo dục thông tin, năm 2019, để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, 50.000 giảng viên đại học đã được huy động về địa phương tham gia.
Tuy nhiên năm nay số lượng người tham gia được thu hẹp, chủ yếu lực lượng thanh của Bộ GD&ĐT, các tỉnh, thành phố, sở GD&ĐT. Bộ phận thanh tra sẽ đi kiểm tra các khâu của kỳ thi, đảm bảo nghiêm túc, không tạo năng thẳng. Việc tập huấn thanh tra cần thực hiện kỹ, ngoài chuyên môn nghiệp vụ, cần có tinh thần hỗ trợ cao để có kỳ thi được tiến hành tốt nhất.
Tư vấn tuyển sinh phải chú trọng thông tin việc làm
Vấn đề tuyển sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý nhà trường phải có trách nhiệm xã hội, nhân văn đối với thế hệ trẻ về lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với năng lực cá nhân.
Các trường thống nhất quy chế, công tác tuyển sinh, tránh tránh tình trạng thiếu thông tin khi tư vấn cho học trò. Nhà trường cần tổ chức giới thiệu ngành nghề, nhấn mạnh cơ hội, từ đó các em có lựa chọn phù hợp. Học sinh cần biết được sau 4 năm học, đầu ra sẽ thế nào.
Bộ trưởng GD&ĐT đề nghị người đứng đầu nhà trường phải thực tế tham gia các buổi tư vấn thông tin tuyển sinh. Nhà trường cần khuyến khích nhà trường đẩy mạnh học trực tuyến, chia sẻ, hội nhập nguồn tài liệu nước ngoài. Nhiều trường còn tiếp cận tuyển sinh truyền thống, cho rằng học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế.
Tuyển sinh đại học tránh tình trạng thông tin không đối xứng, nói thì hay nhưng không sát thực tế.
Các cơ sở giáo dục đại học là nơi tập trung trí tuệ cao nhất của cả nước. Trước những khó khăn, thách thức đất nước đang trải qua, với trách nhiệm là đơn vị nghiên cứu, đào tạo cung cấp nguồn nhân lực, các cơ sở cần đồng hành với các giải pháp của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn.
Phương án thi tốt nghiệp THPT 2020: Thí sinh chóng mặt lo thi "kép"
Kỳ thi THPT năm 2020 phục vụ mục đích chính là xét tốt nghiệp, việc tuyển sinh do các trường đại học tự chủ và học sinh có thể sẽ phải trải qua 2 kỳ thi.
Đảo lộn kế hoạch ôn thi, thí sinh hoang mang
Nhiều học sinh lo lắng, nếu kỳ thi THPT năm 2020 phục vụ chủ yếu cho xét tốt nghiệp thì có nghĩa là một số trường đại học tự tuyển sinh. Như vậy, học sinh sẽ phải trải qua nhiều lần thi với nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau trong khi đến nay nhiều trường đại học còn chưa công bố thi như thế nào.
Em Minh Hoàng, học sinh lớp 12 (Hòa Bình) chia sẻ, theo công bố của Bộ thì khoảng 3 tháng nữa sẽ đến kỳ thi, nhưng việc Bộ đột ngột thay đổi phương án thi khiến Hoàng lúng túng không biết ôn thi ra sao và chọn trường như thế nào. Hoàng chia sẻ: "Khi xác định thi vào trường đại học (ĐH) tốt thì em đã chủ động học và ôn từ đầu nhưng việc ôn và học ở đây là theo lộ trình như những năm trước, chứ không phải ôn theo kiểu như năm nay. Mục tiêu của em là trường ĐH Bách khoa Hà Nội, những năm gần đây chúng em đều ôn theo kiểu thi toán trắc nghiệm và các thầy cô chủ yếu cũng chỉ dạy phương pháp để thi trắc nghiệm, bỗng dưng Bộ nói kỳ thi này chủ yếu chỉ xét tốt nghiệp nên trường ĐH Bách khoa đã tổ chức thi riêng và môn toán sẽ thi tự luận. Làm sao chúng em xoay sở được trong khi còn chưa đầy 3 tháng sẽ thi?".
Còn em Nguyễn Thị Hoa (Ninh Bình) cũng cho biết, dự kiến đăng ký xét tuyển vào ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng mới đây cả hai trường này đều thông báo sẽ tổ chức thi riêng và dự kiến thời điểm thi cũng trùng nhau là ngày 25/7. Vừa ôn thi tốt nghiệp, vừa tìm hiểu quy chế tuyển sinh của các trường đại học và ôn theo hướng của từng trường khiến Hoa và các bạn rất hoang mang. Và cùng với đó sắp tới lên Hà Nội ôn luyện thi ra sao?
Phụ huynh Nguyễn Mai Hồng (Hà Nam) cho biết: Chính sách lớn ra đời vào "phút 89" đã gây áp lực quá lớn đối với HS và phụ huynh. Tới đây, học sinh sẽ dự 2 kỳ thi liên tiếp, trong bối cảnh học online với học "đứt bữa", học xuyên suốt hè thế này! Nếu các trường ĐH tự tuyển sinh thì sẽ có hàng vạn thí sinh và người nhà đổ về địa điểm thi ở các thành phố lớn liệu có tạo áp lực căng thẳng không? Sự thay đổi này còn gây tốn kém cả về cả thời gian và tiền bạc cho xã hội!
Sẽ phải trải qua 2 kỳ thi?
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, hiện nay có tỉnh cho phép học sinh trở lại trường học, có tỉnh vẫn nghỉ, cách ly, làm sao mà đồng bộ cả nước được vì thế phương án này là hợp lý. Việc đỗ tốt nghiệp sẽ không quá khó đối với HS có học lực trung bình khá trở lên. Với học sinh giỏi, nhiều em còn thích thi riêng để đảm bảo công bằng hơn là dùng điểm thi tốt nghiệp để xét.
Cô Lê Hoài Nga, giáo viên trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng, nhìn ở góc độ khác, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn cơ bản giữ ổn định cách thức thi cử như các năm trước. Đồng thời, các trường ĐH tự chủ tuyển sinh có nghĩa các trường vẫn sẽ sử dụng kết quả thi này để xét tuyển. Với những thí sinh có nguyện vọng đăng ký vào các trường tổ chức thi riêng thì thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, các trường sẽ công bố đề minh hoạ để các em sớm có hướng ôn tập. Còn lại phần lớn các trường ĐH vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh thì các em vẫn thực hiện đăng ký như các năm trước. Ở thời điểm này các em tránh hoang mang, đánh mất tâm lý ôn thi để ảnh hưởng đến kế hoạch vào ĐH.
"Đây là kỳ thi nhằm đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm của học sinh, do đó, việc phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu là cần thiết trong đề thi. Từ đó, các trường đại học, cao đẳng có thể dựa vào kết quả này để phục vụ cho công tác tuyển sinh", Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ
Trước những băn khoăn lo lắng của học sinh và phụ huynh về việc có thể phải tham gia 2 kỳ thi để tốt nghiệp và tuyển sinh vào ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chỉ có khoảng 10% trường top trên tự tổ chức thi, cùng các trường quân đội, công an và các trường y có đặc thù tuyển sinh; còn lại vẫn lấy theo kết quả kỳ thi này để xét tuyển và khoảng 25% trường sẽ xét học bạ. Như vậy, không phải tất cả các trường đều tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng; chỉ một số trường top đầu tổ chức thi. Các trường top giữa có thể liên kết với các trường top trên để lấy kết quả tuyển sinh.
Hiện nay, trừ các trường dùng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM và ĐH Bách khoa Hà Nội thì hầu hết vẫn tạm dùng kết quả thi tốt nghiệp năm nay.
Lo ngại địa phương tổ chức thi tốt nghiệp
Một vấn đề nữa cũng khiến dư luận xã hội quan tâm, mặc dù đề thi vẫn do Bộ ra nhưng khâu tổ chức kỳ thi năm nay sẽ do UBND tỉnh, thành phố tổ chức. Nếu không có sự tham gia của các đối tác khác như các trường đại học... thì dễ dẫn đến lợi ích địa phương, xảy ra tiêu cực không mong muốn như đã từng xảy ra.
Ngày 27/4, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã gửi công văn góp ý về việc tổ chức kỳ thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Theo đó, Hiệp hội bày tỏ hoàn toàn ủng hộ phương án này tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Còn việc tuyển sinh ĐH và CĐ sư phạm trong năm 2020, với những trường thuộc top đầu hoặc trường năng khiếu thì sau khi sơ tuyển qua kết quả thi tốt nghiệp THPT, nên có thêm một kỳ thi trung tuyển do trường tự tổ chức. Những trường thuộc top giữa và top cuối nên tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. "Nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì trong khi chất lượng đào tạo ở phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ thì cách xét tuyển như vậy có thể không công bằng...", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ đề xuất.
Trước lo ngại này, mới đây ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết: "Thứ nhất, về đề thi, chúng ta vẫn sử dụng dạng thức đề thi trắc nghiệm khách quan. Riêng với môn Ngữ văn sẽ thi hình thức tự luận. Mỗi thí sinh sẽ có một mã đề riêng. Về công tác coi thi, bên cạnh cán bộ coi thi trong mỗi phòng thi sẽ có thêm lực lượng giám sát ở bên ngoài phòng thi. Về công tác chấm thi, thực hiện quy trình chấm chặt chẽ, nghiêm túc. Qua năm 2019, chúng ta thấy hiệu quả đã khẳng định được sự nghiêm túc của quy trình này. Chúng ta tiếp tục hoàn thiện và phát huy quy trình đó cả trong chấm tự luận và trắc nghiệm".
Ông Mai Văn Trinh cho biết thêm, sẽ tiếp tục sử dụng biện pháp kỹ thuật, đặc biệt các thiết bị giám sát cho các khâu quan trọng như bảo quản đề thi, bài thi, chấm thi. Bên cạnh đó, giải pháp tổng thể là tăng cường công tác thanh tra. Ngoài thanh tra từ Bộ, Sở, sẽ có thanh tra từ tỉnh do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập để thanh tra, giám sát tất cả các khâu./.
Điểm sàn khối ngành sức khỏe, giáo viên được xác định thế nào? Năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục quy định điểm sàn- ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với nhóm ngành sức khỏe, giáo viên. Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy chế tuyển sinh 2020 trình độ ĐH; tuyển sinh trình độ CĐ ngành mầm non. Theo đó, năm nay, căn cứ phương thức tuyển sinh, các trường xác định và công bố ngưỡng đảm...