Nhà trường cam kết việc làm cho sinh viên
Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cùng hợp tác với doanh nghiệp (DN) và các trường phổ thông để cùng tuyển sinh, đào tạo và tuyển dụng nhân lực đang được xem là một mô hình hợp tác hiệu quả, khi giải quyết được hàng loạt các vấn đề, từ khâu tuyển sinh GDNN, nhân lực cho DN và trên hết là hướng nghiệp rõ ràng cho các em HS phổ thông.
ảnh minh họa
Tiếng nói từ doanh nghiệp
kinh nghiệm tại Hội nghị Đào tạo và Hợp tác DN năm 2018, do Trường CĐ Cơ điện Hà Nội tổ chức mới đây, ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam – cho biết: Trong hệ thống các trường CĐ hiện nay, duy nhất Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cam kết chuẩn đầu ra đối với SV phải đạt chuẩn kiến thức lý thuyết, chuẩn kỹ năng nghề, sẵn sàng làm việc ngay; có năng lực tin học IC3 theo tiêu chuẩn của Mỹ, năng lực tiếng Anh tối thiểu 300 điểm TOEIC, cho thấy sự quyết tâm của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Là đại diện độc quyền của khảo thí GD Hoa Kỳ tại Việt Nam, IIG Việt Nam đã ký kết với nhà trường để cung cấp giải pháp tổng thể, tập huấn cho giáo viên dạy tin học và tiếng Anh của nhà trường đạt chuẩn quốc tế; chuyển giao các chương trình đào tạo, cũng như các công cụ, phần mềm học và ôn luyện, từ đó nhà trường sẽ triển khai đào tạo cho sinh viên. Do đó, các thầy cô giáo các trường THCS, THPT có thể hoàn toàn yên tâm khi tư vấn cho các em HS vào học nghề vào Trường CĐ Cơ điện nói riêng và hướng nghiệp theo con đường học nghề nói chung.
Video đang HOT
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Sanwa Việt Nam, DN FDI hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chính xác, cho biết: Chất lượng, số lượng nguồn nhân lực là bài toán chung của các DN cơ khí hiện nay đang gặp phải. Ở một số ngành nghề, SV ra trường những kỹ năng chưa được chuyên sâu, học xong THPT đi làm ngay, hoặc đi làm các nghề không liên quan đến ngành mình đã học…
Chính vì vậy, DN đã tìm đến các cơ sở GDNN để trao đổi, kết hợp với nhà trường tuyển dụng và đào tạo nhân lực, đưa những yêu cầu kỹ năng thực tế của DN vào đào tạo, lồng ghép các chương trình đào tạo, ký kết hợp tác với cơ sở đào tạo để giúp các SV trải nghiệm thực tế, thực tập tại DN…
Định hướng rõ ràng
Thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, cho biết: Bên cạnh việc trao đổi và ký kết hợp tác đào tạo với các DN, nhà trường đã mời lãnh đạo của 50 trường THCS và THPT tại miền Bắc và miền Trung tham dự hội nghị; để giúp các thầy cô giáo nắm được những thông tin cơ bản về các ngành đào tạo, chương trình đào tạo của nhà trường; các thông tin về nhu cầu nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật tại các DN; tiềm năng của các ngành nghề trong tương lai… Qua đó thầy cô giáo các trường sẽ có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho các HS của mình.
Còn theo ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH), năm 2028 được xác định là năm đổi mới và tạo chuyển biến về GDNN. Trong đó, 3 giải pháp đột phá mà Tổng cục GDNN triển khai, bao gồm: Giao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN; chuẩn hóa đầu ra và lực lượng giáo viên; đào tạo gắn với DN.
Hội nghị Đào tạo và Hợp tác với DN của Trường CĐ Cơ điện Hà Nội là một trong những hoạt động triển khai giải pháp của Tổng cục GDNN tại cơ sở đào tạo. Trường CĐ Cơ điện Hà Nội là một trong những trường chất lượng cao, điểm sáng về dạy nghề. “Đáng chú ý là Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội đã mạnh dạn ký cam kết với SV tốt nghiệp ra có việc làm với mức lương từ 5 triệu đồng trở lên. Cùng với nâng cao chất lượng đào tạo, trường luôn nằm trong những top trường đạt hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh”, ông Nguyễn Hồng Minh cho biết.
Đối với các em HS cấp THCS và THPT, ông Đỗ Mạnh Hùng cho rằng: Nên có một định hướng rõ ràng về nghề nghiệp và môi trường làm việc. Khi đã chọn nghề nào đó thì đầu tiên là phải tâm huyết với nghề, đam mê với nghề, tìm ra những điểm hay, điểm mới, sáng tạo trong nghề, từ đó phát triển năng lực của bản thân và thăng tiến nghề nghiệp.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hơn 2.000 sinh viên bị cảnh báo học vụ và đuổi học
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM vừa cảnh báo học vụ 2.135 sinh viên, trong đó 257 em bị đuổi học.
Đầu năm 2018, hơn 2.000 sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM bị cảnh báo học vụ
Đây là thông báo kết quả xét và xử lý học vụ học kỳ 2 năm học 2016-2017 vừa được nhà trường công bố. Theo đó, có 2.135 sinh viên bị cảnh báo học vụ. Trong số này nhà trường buộc thôi học 257 sinh viên.
Những sinh viên bị cảnh báo học vụ đều có điểm trung bình tích lũy dưới 2,5 điểm. 257 sinh viên buộc thôi học bị 3 lần cảnh báo học vụ trở lên hoặc hai lần bị cảnh báo học vụ liên liên tiếp.
Theo quy định của nhà trường, sinh viên tự ý bỏ học ở mỗi học kỳ sẽ bị nhận hình thức xử lý cảnh báo học vụ. Sinh viên bị cảnh báo học vụ phải có kế hoạch học tập nghiêm túc, phải ưu tiên học cải thiện trả nợ các học phần chưa đạt.
Trao đổi với PV, ông Đồng Văn Hướng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết đây là điều trường không mong muốn vì hiện nay việc tuyển sinh rất khó khăn. Nhưng theo Quy chế đào tạo, hết học kỳ trường phải xem xét học vụ. Nguyên nhân khiến nhiều sinh viên bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học là do ý thức học tập chưa cao.
"Đây không phải năm đầu tiên Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM có nhiều sinh viên bị cảnh cáo học vụ. Khi chúng tôi chuyển sang dạy học tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có tính tự giác học tập, nhưng nhiều em chưa ý thức được điều này. Về phía nhà trường, tuy đã làm nhiều cách để giảm tối đa việc cảnh báo học vụ và buộc thôi học nhưng vẫn chưa hiệu quả do sinh viên không nỗ lực học tập.
Cụ thể, khi cảnh báo lần thứ nhất trường đã có biện pháp gửi thư về gia đình để thông báo. Tới cảnh báo lần 2, hệ thống quản lý đào tạo của trường sẽ không cho sinh viên đăng ký nhiều tín chỉ để gỡ lại điểm. Mặt khác, trường cũng vận động gia đình cho sinh viên học bổ sung vào hè. Lần cảnh báo học vụ nào trường cũng thông báo lên website nhưng việc giảm thiểu vẫn chưa hiệu quả" - ông Hướng cho biết.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết mục tiêu của trường là muốn sinh viên phải tự giác học nhưng các em không làm được điều này. Vì vậy, trường sẽ phải dùng biện pháp để "gò". Cụ thể, dù học tín chỉ nhưng trường sẽ áp dụng cách như 5-10 năm trước là điểm danh sĩ số. "Đây là giải pháp hữu hiệu để sinh viên tới trường học tập nếu không tự giác học" - ông Hướng nói.
Theo Vietnamnet
Nên chọn ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường như thế nào? Phụ huynh đại diện cho ban cha mẹ học sinh mà hành xử như vậy thì liệu có xứng đáng vai trò, trách nhiệm mà mọi người tin tưởng, giao phó hay không? Đại diện cha mẹ học sinh (Ảnh minh họa: Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam). LTS: Một giáo viên ở Trường tiểu học Bình Chánh (Long An) bị phụ...