Nhà trẻ ‘chui’ Sơn Ca: Ai tiếp tay?
Không chỉ làm ngơ không xử phạt cơ sở nuôi dạy trẻ “chui” Sơn Ca, lãnh đạo phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) còn tham dự hầu hết các sự kiện của trung tâm này.
“Cháy nhà” ra… lãnh đạo phường
Sau vụ việc 3 bảo mẫu ở cơ sở nuôi dạy trẻ trái phép Sơn Ca bạo hành bé trai 15 tháng tuổi Cù Hoàng Phi L., nhiều phụ huynh có con em theo học ở đây mới ngã ngửa, rằng đây là một cơ sở nuôi dạy trẻ “chui”.
Bởi theo họ, so với các cơ sở nuôi dạy trẻ khác trên địa bàn thành phố Đồng Hới thì Sơn Ca có quy mô lớn nhất, quảng bá rộng rãi nhất, và họ thường gọi đây là trường mầm non. Thậm chí các ngày lễ lớn của cơ sở này đều có sự tham dự của lãnh đạo phường Nam Lý. Những điều này như một sự bảo chứng để họ tin tưởng gửi gắm con em mình vào đây, mặc dù chi phí rất cao.
Trao đổi với phóng viên về việc trên địa bàn phường có nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập, trong đó có Sơn Ca không được cấp phép nhưng vẫn tồn tại, ông Nguyễn Ngọc Tuế, Chủ tịch UBND phường Nam Lý lấy lý do, các cơ sở công lập trên địa bàn quá tải. Tuy nhiên, tại trường mầm non Nam Lý (trường công lập – pv), không chỉ có con em trong phường mà ở nhiều phường khác đang theo học ở đây.
Đặc biệt, phường Nam Lý không hề có sự giám sát, quản lý các cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập mà gần như thả nổi toàn bộ cho các chủ cơ sở từ: kết cấu phòng ốc, vệ sinh, phòng cháy, an toàn thực phẩm… Ông Tuế cho rằng đã giao cho trường mầm non Nam Lý quản lý các cơ sở này. Nhưng theo tìm hiểu, trường mầm non Nam Lý không có bất cứ động thái nào với các điểm nuôi giữ trẻ tự phát, trái pháp luật như Sơn Ca.
Dư luận đặt câu hỏi, lãnh đạo phường Nam Lý đang làm ngơ để các cơ sở giữ trẻ trái pháp luật tồn tại vì mục đích gì? Họ hăng hái có mặt tham dự các buổi lễ do cơ sở “chui” tổ chức để làm gì? Ông Tuế phân trần: “Họ mời nên ghé qua một tí”. Như vậy, lãnh đạo phường này biết rất rõ cơ sở nuôi dạy trẻ Sơn Ca không có phép nhưng không hề xử phạt, hay yêu cầu đóng cửa mà để ngang nhiên tồn tại cho đến khi xảy ra sự việc.
Video đang HOT
Theo ông Tuế, phường đã biết lỗi và có báo cáo lên thành phố Đồng Hới nhận trách nhiệm về mình. Tuy nhiên, không thể xử phạt cơ sở nuôi dạy trẻ Sơn Ca vì quá nhiều lỗi, toàn những lỗi lớn, vượt quá thẩm quyền của phường.
Theo bà Trần Thị Sáu, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Đồng Hới, sau khi thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình đóng cửa cơ sở nuôi dạy trẻ Sơn Ca, Phòng GD&ĐT đã có chỉ đạo các trường trong khu vực thành phố tiếp nhận các cháu đang học tại cơ sở này để bố mẹ các cháu yên tâm làm việc.
Cơ sở nuôi dạy trẻ Sơn Ca chỉ được nhận tối đa 7 trẻ, nhưng thực tế nhận hơn 80 trẻ.
“Các em chỉ dỗ cháu”!
Đó là phân trần của 3 bảo mẫu đã trói tay, chân, nhét giẻ vào miệng cháu L., bị bố mẹ cháu L. bắt quả tang vào trưa ngày 5/10. Bảo mẫu Lê Thị Hoài Linh (22 tuổi, quê ở huyện Gio Linh, Quảng Trị) cho biết, đã học trung cấp mầm non và vào thử việc ở cơ sở nuôi dạy trẻ Sơn Ca được 3 tháng.
Theo bảo mẫu Linh, trưa hôm đó, cháu L. ngủ dậy khóc nên Linh bồng cháu ra dỗ mấy cũng không được. Vì cháu L. khóc khiến các cháu khác cũng dậy theo, Linh dọa cháu L. đừng khóc, nếu không sẽ bị phạt. Nhân có cái khăn mùi xoa nơi tay cháu L. nên Linh lấy khăn cột tay lại. Cháu L. sợ nên ngừng khóc. Chừng 1-2 phút, đang định mở khăn ra thì bố mẹ của cháu L. đến phát hiện ra sự việc.
Còn bảo mẫu Nguyễn Tú Anh (22 tuổi, trú thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch cho rằng, mình chỉ lau mũi cho cháu L. chứ không có chuyện nhét giẻ vào miệng cháu. Do gia đình dọa sẽ truy tố nên quá sợ mà trong bản tường trình nhận mình đã nhét giẻ vào miệng cháu L.
Còn bảo mẫu Lê Thị Thu Hà (33 tuổi, trú ở phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới) trong bản tường trình của mình viết: “Khi ăn trưa, do cháu khóc to, la hét, không chịu ăn, đẩy và hất tay cô, vùng vẫy không chịu ăn nên tôi đã có hành động bực bội, nông nổi lấy thìa đánh nhẹ vào tay và má cháu. Vì cũng muốn răn đe để cho cháu ăn được nhiều, có sức khỏe.
Tôi đã có hành động thô lỗ. Vậy nên tôi viết giấy này kính mong các bậc phụ huynh rộng lòng tha thứ và thông cảm cho tôi với. Cũng là hành động nhất thời chứ không phải là có ác ý và mưu đồ gì to tát cả. Qua sự việc trên, tôi xin hứa với bản thân và các bậc phụ huynh lần sau sẽ không bao giờ bị sai phạm đối với cháu nữa, sẽ cố gắng chăm lo cho cháu thật tốt, không làm phụ huynh phải lo lắng, trăn trở”.
Bà Trần Thị Sáu, Trưởng phòng GD&ĐT cho biết: Những điểm nuôi giữ trẻ trong khu dân cư như Sơn Ca, theo quy định của Thông tư 13/2015/TT-GDĐT của Bộ GD&ĐT thì tối đa không quá 7 trẻ. Thế nhưng, UBND phường Nam Lý lại đồng ý cho hoạt động với sĩ số hơn 60 cháu, có lúc dao động lên đến 70-80 cháu. Và theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn phường này đều vượt quá con số tối đa cho phép.
Theo Hoàng Nam/Tiền Phong
Quảng Bình: Khởi tố hai bảo mẫu trói chân tay trẻ hơn 14 tháng tuổi
Sáng 9/10, Đại tá Trần Sơn, Trưởng Công an TP Đồng Hới cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai bảo mẫu Lê Thị Hoài Linh và Nguyễn Tú Anh.
Hai bảo mẫu Lê Thị Hoài Linh (SN 1993, quê ở Quảng Trị; đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Bắc Lý, TP Đồng Hới) và Nguyễn Tú Anh (SN 1993, ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã có hành vi đối xử tàn ác đối với cháu Cù Hoàng Phi L. (học lớp mầm 1, điểm giữ trẻ Mầm non Sơn Ca, số 96, đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới).
Theo đó, căn cứ điều 34 và điều 126, Bộ luật tố tụng Hình sự, Cơ quan CSĐT, Công an TP Đồng Hới quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hoài Linh và Nguyễn Tú Anh về tội "hành hạ người khác".
Hai bảo mẫu Lê Thị Hoài Linh và Nguyễn Tú Anh nghe đọc lệnh khởi tố tại Cơ quan Công an TP Đồng Hới
Trước đó, Dân trí đã liên tục cập nhật thông tin vụ việc cháu Cù Hoàng Phi L. bị cô nuôi dạy trẻ cơ sở Mầm non Sơn Ca đưa vào góc phòng dùng thìa inox đánh vào chân, tay, nhét giẻ vào miệng. Tiếp đó, cô nuôi còn lấy dây buộc chặt hai tay và hai chân của cháu ra đằng sau rồi dùng chân đè cháu xuống sàn nhà...
Liên quan đến vụ việc, trước đó, chiều 8/10, UBND TP Đồng Hới cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính 22,5 triệu đồng đối với bà Trần Thị Thuý Hằng, chủ cơ sở Mầm non Sơn Ca vì tự ý thành lập cơ sở giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục khi chưa được phép hoạt động.
Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là bà Trần Thị Thúy Hằng phải giải thể cơ sở Mầm non Sơn Ca, trả lại kinh phí cho phụ huynh đã gửi trẻ tại cơ sở (nếu có).
Đặng Tài
Theo Dantri
Cháu bé bị trói chân tay đang sốt cao và hoảng loạn Theo mẹ cháu bé bị cô giáo cơ sở mầm non Sơn Ca (Đồng Hới, Quảng Bình) trói chân tay, nhét khăn vào mồm, bé đang sốt cao và hoảng loạn, sau khi bị bạo hành ở lớp. Trước đó, ngày 5/10, gia đình anh Thương, chị Hằng theo dõi qua camera lắp ở lớp học, thấy con bị cô giáo đánh bằng...