Nhà Trắng công bố lệnh cấm vận mới với chip bán sang Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố các lệnh cấm mới, nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn của nước này.
Các lệnh cấm vận của Mỹ có mục đích ngăn chặn Trung Quốc xây dựng ngành công nghiệp chip của riêng mình và nâng cao năng lực quốc phòng. Trong diễn biến mới nhất, Bộ Thương mại Mỹ bổ sung thêm nhiều công ty vào danh sách “chưa xác minh”, đồng nghĩa với không rõ các sản phẩm của họ được dùng để làm gì. 31 cái tên mới đều của Trung Quốc. Như vậy, các nhà cung ứng Mỹ sẽ gặp thêm trở ngại mới nếu muốn bán công nghệ cho các pháp nhân này.
Theo Bloomberg, động thái là bước tiếp theo nhằm phá vỡ liên hệ giữa các công ty Trung Quốc với bộ máy quân sự, an ninh nước này. Nó được xem là “cửa hậu” tiềm năng cho phép Bắc Kinh cải thiện năng lực giám sát và quân sự bằng công nghệ Mỹ.
Video đang HOT
Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, tổ chức đại diện cho tất cả các nhà sản xuất chip lớn nhất của Mỹ, cho biết đang đánh giá tác động của các lệnh cấm vận mới và sẽ đảm bảo tuân thủ quy định.
Bất kỳ công ty nào bị ấn định là “chưa xác minh” sẽ phải nộp hồ sơ để thông báo nơi sử dụng sản phẩm của họ. Trong khi quá trình đó diễn ra, bất kỳ ai cung ứng công nghệ Mỹ cho họ sẽ được yêu cầu thực hiện thêm các bước xác minh, bổ sung liên quan tới mục đích sử dụng của sản phẩm.
Nếu chứng minh được họ không vi phạm quy định, họ sẽ được loại khỏi danh sách. Ngược lại, họ có nguy cơ bị đưa vào danh sách khác là “Entity List”, cần phải xin giấy phép đặc biệt của Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn nhập khẩu công nghệ Mỹ.
Tuần này, Bloomberg đưa tin chính quyền ông Biden đang chuẩn bị các lệnh cấm mới, đây là một phần trong chiến lược lớn hơn để củng cố bán dẫn trong nước. Đầu năm nay, ông Biden ký sắc lệnh “bơm” 52 tỷ USD cho công nghiệp bán dẫn nội địa.
Xiaomi được Forbes Trung Quốc vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất
Forbes Trung Quốc đã chính thức vinh danh Xiaomi trong danh sách China ESG 50 năm nay và công bố báo cáo đầu tiên của China ESG 50 để vinh danh các doanh nghiệp thực hành hiệu quả nhất về Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp (ESG).
Wang Xiang, Chủ tịch của Tập đoàn Xiaomi chia sẻ: "Chúng tôi rất vinh dự khi các hoạt động ESG của công ty được công nhận". "Là một trong ba công ty smartphone toàn cầu và là nền tảng AIoT hàng đầu cho người tiêu dùng, Xiaomi hoàn toàn cam kết sẽ tận dụng quy mô và hiệu quả của công ty để tạo nên nền kinh tế bền vững cho người dùng, nhân viên, đối tác và hành tinh của chúng ta. Chúng tôi mong muốn dẫn đầu bằng cách làm gương và tiếp tục tích hợp ESG vào những sản phẩm, dịch vụ, cấu trúc quản trị và hoạt động của Xiaomi".
Forbes Trung Quốc đã lựa chọn những doanh nghiệp cho danh sách ESG 50 dựa trên các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) (SDGs). Những công ty này cũng đã xuất hiện trong danh sách Forbes Global 2000.
Đối với Xiaomi, quản trị ESG là nền tảng cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Xiaomi đã xuất bản Báo cáo ESG thường niên từ năm 2018 và đã tham gia Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và cam kết tuân thủ mười nguyên tắc quy định về trách nhiệm doanh nghiệp từ năm 2020. Những thành tựu của Xiaomi trong hoạt động ESG đã được Ủy ban chứng khoán Hồng Kông công nhận vào năm 2021 với "Giải thưởng thực hành ESG Xuất sắc".
Xiaomi đã giảm việc tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu tác động môi trường của các sản phẩm bằng cách tận dụng tiến bộ công nghệ và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Trong biểu đồ bên dưới, các tác động đến môi trường được giảm thiểu trong suốt vòng đời của các sản phẩm Xiaomi.
Những ví dụ về cách Xiaomi giảm thiểu tác động đến môi trường có thể kể đến như smartphone Xiaomi 12 series có mặt lưng được làm bằng BASF Haptex, một vật liệu polyurethane không dung môi (PU) carbon thấp, tiêu thụ ít hơn 20% năng lượng, thải ra ít hơn 20% khí nhà kính và sử dụng ít hơn 15% nước so với chất liệu tổng hợp da. Các pallet nhẹ được sử dụng để vận chuyển smartphone ra nước ngoài hàng năm đã giúp tiết kiệm tới 460 tấn nhiên liệu hàng không hoặc 1.423 tấn CO2e. Xiaomi cũng đã tái chế hơn 650 nghìn smartphone vào năm 2021, 80% - 90% trong số đó đã được bán lại.
Về yếu tố xã hội trong ESG, Xiaomi đã xây dựng một cấu trúc quản trị toàn diện nhằm bảo vệ an ninh dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Xiaomi đã thành lập Ủy ban Bảo mật và Quyền riêng tư vào năm 2014. Xiaomi đã thông qua Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) về đánh giá tuân thủ của Liên minh Châu Âu vào năm 2018. Sau đó, công ty tiếp tục đệ trình sự giám sát của các chuyên gia bên ngoài về các hoạt động bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Năm ngoái, Xiaomi đã lần đầu công bố báo cáo minh bạch, trở thành thương hiệu smartphone Android tiên phong làm như vậy. Xiaomi năm nay đã đạt được chứng nhận đăng ký NIST CSF (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia, Khuôn khổ An ninh Mạng), tăng cường hơn nữa khả năng bảo vệ an ninh dữ liệu.
Để biết thêm thông tin về ESG của Xiaomi, vui lòng truy cập https://ir.mi.com/enosystemal-social-governance
Mở bán iPhone 14 từ 16/9, Thái Lan thành thị trường cấp 1 của Apple: người Việt rục rịch 'sang Thái săn iPhone' Năm 2022, Thái Lan sẽ nằm trong nhóm các quốc gia đầu tiên mở bán iPhone 14, bên cạnh một số thị trường quen thuộc như Mỹ, Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc. Apple vừa chính thức cho ra mắt 4 sản phẩm thuộc dòng iPhone 14 gồm 14, 14 Plus, 14 Pro và 14 Pro Max. Hãng cũng đã công bố lịch...