Nhà thiên văn truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu vũ trụ tới giới trẻ
Ngày 8/12, vị Giáo sư hàng đầu về thiên văn học Trịnh Xuân Thuận đã cùng giao lưu trò chuyện với sinh viên ĐH FPT về chủ đề nghiên cứu thiên văn học và khám phá con người trong vũ trụ.
GS Trịnh Xuân Thuận tại buổi giao lưu với sinh viên ĐH FPT.
Tại buổi giao lưu kéo dài trong hai giờ đồng hồ với sinh viên ĐH FPT, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã chia sẻ những bức ảnh chính giáo sư chụp được từ kính viễn vọng Hubble nổi tiếng, là chiếc kính mà chỉ một số ít nhà khoa học nghiên cứu về vũ trụ và thiên văn trên thế giới có cơ hội được sử dụng.
Bằng những hình ảnh, tư liệu cũng như kiến thức giàu có và kinh nghiệm cá nhân, vị chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ này đưa tới cho sinh viên ĐH FPT những câu chuyện kì thú, đưa vũ trụ và các vì sao đến gần hơn với mỗi con người. Qua đó, ông đã giúp từng cá nhân hình dung được mối liên quan mật thiết và logic của bản thân mình với tổng thể vũ trụ, giúp bản thân mỗi người tìm ra cách sống hài hòa với cuộc sống xung quanh.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đồng thời cũng chia sẻ hành trình tìm đến, theo đuổi và giành được những thành công với bộ môn khoa học nhiều thách thức là thiên văn học.
Bản thân khao khát nghiên cứu, nghị lực theo đuổi và tài năng vươn tới các thành tựu, trở thành chuyên gia hàng đầu thế giới trong ngành khoa học còn nhiều huyền bí với nhân loại cũng đã là những câu chuyện hàm chứa trong mình triết lí sâu sắc của việc đi tới tận cùng đam mê.
Hàng trăm sinh viên FPT tham dự buổi giao lưu với nhà Vật lý thiên văn hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Nhân dịp ra mắt cuốn sách Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao do NXB Tri thức phát hành và chuyến làm việc dài hơn 20 ngày tại Việt Nam, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận dành nhiều thời gian để gặp gỡ, trò chuyện để truyền cảm hứng, khơi gợi đam mê khoa học trong thế hệ trẻ Việt Nam.
Với giáo sư, khoa học – công nghệ là chìa khóa mở ra chặng đường phát triển dài và bền vững cho một đất nước. Để có được chiếc chìa khóa này, mỗi người trẻ nắm tri thức trong tay cần được thắp lửa đam mê và có quyết tâm theo đuổi tới cùng, nhẫn nại như hành trình loài người đang bền bỉ vươn tới các vì sao.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948, là nhà vật lý học thiên thể người Mỹ gốc Việt. Ông tốt nghiệp Viện Công nghệ California và Đại học Princeton trước khi trở thành giáo sư ngành vật lý thiên văn học tại Đại học Virginia. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận được biết đến với khả năng diễn đạt nội dung khoa học bằng ngôn từ của thi ca, và bằng sự lãng mạn của một người có tâm hồn hòa đồng với vũ trụ. Ông đã cho ra mắt nhiều đầu sách có giá trị về vũ trụ học và mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo như Giai điệu bí ẩn (1988), Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998)… Ông được vinh dự nhận giải Moron 2007 của Viện Hàn lâm Pháp và sau đó là giải Kalinga năm 2009 của UNESCO về những đóng góp trong việc phổ biến khoa học vũ trụ.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
GS Trịnh Xuân Thuận: Tôi không tin UFO
"Các thông tin cho thấy thường sự xuất hiện của UFO chỉ do một người, hoặc một vài người nhìn thấy, chụp một tấm ảnh chứ không nhiều. Tôi không tin UFO. Nếu quả có những người ngoài hành tinh đến thăm chúng ta, tại sao họ không đến công khai, nói cho mọi người biết về họ".
Sáng 7/12, tại trụ sở liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (Vusta), Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên thể, đã có buổi gặp mặt và trò chuyện với các nhà khoa học về vấn đề "Phổ biến kiến thức" nhân chuyến về nước sau 7 năm.
GS Trịnh Xuân Thuận: "Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta rất nhiều thứ, nhưng nếu ta tiếp tục phá hỏng thì không thể lấy lại được".
Bằng sự hiểu biết của mình, GS đã giới thiệu những công trình nghiên cứu của ông về sự hình thành các thiên hà, những kiến thức về sự bí ẩn trong vũ trụ. Với một lối phổ biến khoa học rất gần gũi, dễ hiểu, dễ nghe, SGTT xin trích đăng những trả lời của ông về các thắc mắc của các nhà khoa học, các đại biểu tham dự về vũ trụ, trái đất, tâm linh...
Thời tiết đang có những dấu hiệu bất thường, trái đất nóng lên từng ngày, là một nhà thiên văn học, ông có bình luận gì về những biểu hiện của biến đổi khí hậu này?
Vấn đề ở đây tôi cho là do con người, không phải đến từ thiên nhiên. Khí C02, sự nóng lên của trái đất, vấn đề ô nhiễm toàn cầu... đi kèm với tốc độ phát triển kinh tế của chúng ta. Như tôi đã nói, thiên nhiên ban tặng cho chúng ta rất nhiều thứ, nhưng nếu ta tiếp tục phá hỏng thì không thể lấy lại được.
Trái đất là một hành tinh vô cùng đặc biệt trong hệ mặt trời, các nhà khoa học đã mất rất nhiều công lên tận sao Hỏa để tìm kiếm sự có mặt của nước, những tế bào vật chất ở đây nhưng vẫn vô vọng. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ trái đất bằng mọi giá. Nếu vẫn tiếp tục những biến đổi khí hậu như hiện nay, thì sẽ đến lúc con cháu chúng ta sẽ không còn chỗ để sinh sống.
Nhiều người cho rằng thiên hạ đang đại loạn, có tin đồn năm 2012 sẽ là năm tận thế, ý kiến của ông là như thế nào?
Về chuyện cho rằng năm 2012 là năm tận thế, tôi cho rằng đó là do tín ngưỡng chứ không phải khoa học. Thực tế, trong khoa học có câu chuyện ở một thời điểm nào đó các hành tinh sẽ trùng nhau trên một đường thẳng, nhưng dù có như thế đi chăng nữa thì cũng sẽ không có chuyện gì xảy ra. Như trước đây, bao nhiêu người nói năm 2000 sẽ là năm tận thế, nhưng thực tế đâu có chuyện đó xảy ra.
Vũ trụ của chúng ta sẽ tồn tại trong bao nhiêu lâu nữa, thưa ông?
Tương lai của vũ trụ tùy thuộc vào chất lượng và năng lượng trong vũ trụ. Hiện nay vũ trụ sẽ giãn nở đến vô tận. Những ngôi sao sẽ chết, mặt trời cũng sẽ chết trong khoảng 4 tỷ năm nữa. Khi đó vũ trụ sẽ lạnh đi, các ngôi sao và dải ngân hà sẽ tắt. Như vậy sẽ khó tồn tại sự sống. Tuy nhiên đây là câu chuyện quá xa. Cần nhất trong vấn đề hiện tại đó là bảo vệ trái đất trước sự "tấn công" của chính chúng ta. Trái đất nóng lên, băng tan ra, đó là câu chuyện rất gần, chỉ 50-100 năm nữa, chứ không phải cái chết của vũ trụ trong hàng tỷ năm nữa.
Có những thông tin về chuyện thiên thạch sẽ va chạm vào trái đất, liệu trái đất có nguy hiểm gì không và nó sẽ tồn tại được trong bao lâu nữa?
Là nhà khoa học, tôi có thể chụp ảnh nghiên cứu những đổi thay của bầu trời, tính được quỹ đạo đường đi của những thiên thạch sẽ có tác động vào trái đất hay không. Mọi người có thể yên tâm, hiện tại không có thiên thạch nào sẽ đổ vào hay gây nguy hiểm cho trái đất. Nếu giả sử có đi chăng nữa, khoa học hiện đại cũng sẽ có những biện pháp làm nổ thiên thạch hoặc di chuyển đường đi để thiên thạch không ảnh hưởng gì đến trái đất.
Thi thoảng vẫn có những thông tin như UFO - vật thể bay lạ xuất hiện, ý kiến ông về những UFO này như thế nào?
Tôi làm khoa học, mà khoa học thì luôn đòi hỏi sự minh bạch, bằng chứng. Các thông tin cho thấy thường sự xuất hiện của UFO chỉ do một người, hoặc một vài người nhìn thấy, chụp một tấm ảnh chứ không nhiều. Tôi không tin UFO. Nếu quả có những người ngoài hành tinh đến thăm chúng ta, tại sao họ không đến công khai, nói cho mọi người biết về họ.
Liệu có bói toán trong khoa học không thưa ông?
Bản thân tôi thì không cho là như vậy. Tôi không tin có ngôi sao định vị số mệnh của con người khi sinh ra. Bởi ví dụ một con người sinh ra, có lực hấp dẫn, ngôi sao và trái đất... những thứ khó ảnh hưởng nên tính cách của một con người, chưa nói tới cả số phận cuộc đời của họ.
Có nhiều trường hợp ví dụ sau nhật thực thì rất nhiều sâu bệnh, bầu trời thay đổi thường ảnh hưởng đến nông nghiệp, thủy lợi. Ông có thể sử dụng thiên văn học để "báo động" cho mùa màng Việt Nam, giúp ích cho thủy lợi hay không?
Đây là vấn đề không chỉ riêng của thiên văn học mà còn liên quan tới rất nhiều các lĩnh vực khoa học khác như khí tượng thủy văn, thủy lợi, vật lý... nên không thể giải quyết ngay được. Tôi chỉ có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực thiên văn học.
Trong hơn 20 ngày ở Việt Nam lần này, GS Trịnh Xuân Thuận sẽ dành thời gian đến các trường ĐH FPT, ĐH Quốc gia Hà Nội, Quy Nhơn, Hoa Sen, trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... để phổ biến những phát hiện mới trong thiên văn học, vũ trụ học, trò chuyện về khoa học và phật giáo, vị trí của con người trong vũ trụ... và những vấn đề khoa học nói chung.
Theo Thanh Tuyền
SGTT
Lễ hội Pizza Day dành cho sinh viên Quản trị Kinh doanh Lễ hội Pizza Day lần đầu tiên tại Việt Nam vừa mới diễn ra tại Đại học FPT. Đây là một trong chuỗi những hoạt động ngoại khóa do Chương trình cử nhân quản trị Kinh doanh (Brigde2B), thuộc Viện Quản trị kinh doanh FPT phối hợp với Đại học Greenwich tổ chức. Tất cả các bạn sinh viên trẻ có mặt tại...