Nhà thầu được nhận hồ sơ yêu cầu tại cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, Bình Định
Theo thông tin từ kết quả lựa chọn nhà thầu được nhận hồ sơ yêu cầu do Ban Quản lý dự án Thăng Long ( Bộ Giao thông vận tải) phê duyệt, có hai liên danh nhà thầu đã được lựa chọn đối với hai gói thầu đầu tiên thuộc hai dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi và Hàm Nghi – Vũng Áng.
Công tác bàn giao cắm mốc GPMB cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Ảnh minh họa: Tiến Hiếu/Báo Tin tức
Cụ thể, đối với gói thầu 11-XL dự án đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi, hồ sơ yêu cầu được phát hành cho liên danh: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) – Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng.
Gói 11-XL đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng, liên danh được nhận hồ sơ yêu cầu là: Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường- Công ty cổ phần 471 – Công ty TNHH xây dựng Tự Lập.
Ban Quản lý dự án Thăng Long cũng đồng thời phát hành phát hành hồ sơ yêu cầu cho 2 gói thầu tư vấn giám sát tương ứng cho hai gói xây lắp. Trong đó, gói thầu 11-XL dự án Bãi Vọt – Hàm Nghi, đơn vị tư vấn được trao hồ sơ yêu cầu là Tổng công ty cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải.
Tại gói thầu 11-XL đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng, Ban QLDA đã gửi hồ sơ yêu cầu cho Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ và kiểm định xây dựng (Coninco).
Gói thầu 11-XL dự án đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi có chiều dài 35,28 km, giá trị 6.044 tỷ đồng. Gói thầu 11-XL đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng có chiều dài 30 km, giá trị 4.456 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để đáp ứng điều kiện khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 trước ngày 31/12/2022; trong đó có 2 dự án thành phần do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư, thời gian hoàn thành công tác đánh giá, thương thảo, ký hợp đồng được Bộ Giao thông vận tải yêu cầu là trước ngày 25/12/2022.
Trong khi dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (Bình Định), Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải) cũng vừa có quyết định chấp thuận danh sách nhà thầu nhận hồ sơ yêu cầu gói thầu XL1 thi công xây dựng đoạn Km0 000 – Km30 000 dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.
Theo đó, liên danh được nhận hồ sơ gói thầu là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả – Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco.
Đây là liên danh đã có đơn xin tham nhận thầu theo hình thức chỉ định thầu trước đó, được đánh giá đáp ứng yêu cầu. Liên danh này vượt qua 3 nhà thầu/liên danh khác để trở thành nhà thầu duy nhất được nhận hồ sơ chỉ định thầu tại gói thầu này.
Gói thầu XL1 có trị giá khoảng 3.862 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 1.020 ngày (34 tháng) kể từ ngày khởi công.
Tập đoàn Đèo Cả là nhà đầu tư hạ tầng giao thông hàng đầu Việt Nam. Điều này đượcc chứng minh bằng việc Đèo Cả đã hoàn thành nhiều công trình tầm vóc quốc gia, mang lại giá trị thực cho xã hội với hệ thống các công trình đường bộ, hầm xuyên núi hiện đại gồm chuỗi hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân, Phú Gia – Phước Tượng. Các dự án này đã giúp giảm thiểu tai nạn giao thông ở các cung đường đèo hiểm trở dọc dải đất miền Trung.
Đèo Cả cũng là đơn vị giải cứu thành công các dự án cao tốc bị đình trệ nhiều năm như: Bắc Giang – Lạng Sơn và Trung Lương – Mỹ Thuận góp phần tạo động lực phát triển cho các khu vực nơi có các tuyến cao tốc đi qua.
Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng tiêu cực mọi lĩnh vực trong xã hội, Đèo Cả đã khắc phục khó khăn và vượt qua trở ngại để hoàn thành hầm Bao Biển và Cầu Tình yêu trên Vịnh Cửa Lục tỉnh Quảng Ninh.
Hiện nay, Đèo Cả đang thực hiện công trình hầm Thung Thi, ống hầm lớn nhất trên tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 ở Thanh Hóa, hầm Trường Vinh tại cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu và cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông…
Nhận diện nguyên nhân cản tiến độ cao tốc Bắc - Nam
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, hiện tại, trong 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang triển khai, 6 dự án thành phần vẫn chưa đáp ứng kế hoạch đề ra.
Đánh giá nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do thời tiết trong năm mưa nhiều và kéo dài.
Thi công đắp nền đường tại Km 389 gói thầu số 1 do nhà thầu Đèo Cả đảm nhiệm. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Cụ thể, tính đến ngày 18/10, dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 (dài 63,4 km) do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư có sản lượng thực hiện đạt 68,4% giá trị hợp đồng, chậm 1,4%. Tại dự án này, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 80 ngày mưa. Đây là dự án phải hoàn thành trong năm nay vì vậy, tiến độ của dự án đang rất căng thẳng.
Cũng phải hoàn thành trong năm nay, hai dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây cũng gặp bất lợi về thời tiết. Tính từ đầu năm đến nay khu vực triển khai 2 dự án này có số lượng ngày mưa lên tới 59 ngày. Chính vì vậy sản lượng của hai dự án này cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Cụ thể, tính đến ngày 18/10, sản lượng thi công dự án đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết do Ban Quản lý dự án 7 làm đại diện chủ đầu tư mới đạt 47,74% giá trị hợp đồng, chậm 5,3% so với kế hoạch điều chỉnh.
Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư cũng mới đạt sản lượng đạt 53% giá trị hợp đồng, chậm 1,33% so với kế hoạch điều chỉnh.
Trong khi đó, dự án thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, sản lượng thực hiện đạt 47,3% giá trị hợp đồng, chậm 1,99%. Tại khu vực dự án này, từ đầu năm đến nay có gần 60 ngày mưa). Tuy nhiên, dự án này cũng đang dễ thở hơn về tiến độ khi mốc phải hoàn thành là tháng 7/2023.
Với khoảng 20 ngày mưa tính riêng trong tháng 9/2022 cộng với khó khăn về nhiên, vật liệu, dự án thành phần PPP (hợp tác công tư) Cam Lâm - Vĩnh Hảo hiện đạt khoảng 20,3% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,8% so với kế hoạch.
Riêng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, ảnh hưởng của mưa lũ kết hợp với khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn tín dụng trước đó khiến sản lượng thực hiện dự án đến nay đạt khoảng gần 15% giá trị hợp đồng, chậm 5,1% so với tiến độ điều chỉnh.
Bên cạnh 6 dự án thành phần chậm tiến độ, 4 dự án thành phần còn lại vẫn đáp ứng sản lượng theo kế hoạch, gồm: đoạn Cam Lộ - La Sơn sản lượng đạt khoảng 93,6% và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng này. Đoan Nghi Sơn - Diễn Châu khối lượng đạt khoảng 44,6%, đoạn Nha Trang - Cam Lâm khối lượng đạt khoảng 41,9% và cầu Mỹ Thuận 2 sản lượng đạt khoảng 57,3%.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 trải dài trên 13 tỉnh, quá trình thực hiện phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nên tiến độ hoàn thành, đưa vào sử dụng một số dự án thành phần chậm.
Dự án có tổng chiều dài 654 km, chia thành 11 dự án thành phần gồm 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Hiện chỉ mới có 1 dự án thành phần hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng là đoạn Cao Bồ - Mai Sơn.
Cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây chậm tiến độ Đại diện Ban điều hành dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, một số nhà thầu đã đăng ký tổ chức thi công xuyên Tết Nguyên đán 2022 để bù tiến độ bị chậm của dự án. Các phương tiện thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh: Công Phong/TTXVN Hiện nay, tổng thể...