Nhà tâm lý học tiết lộ vì sao cha mẹ chỉ nên mua cho trẻ đồ chơi vừa đủ, quần áo hạn chế
5 món đồ chơi, 5 bộ quần áo các loại… đó là lời khuyên các nhà tâm lý đưa ra khi bố mẹ lựa chọn mua cho trẻ. Bởi lẽ, trao cho trẻ quá nhiều lựa chọn không hề mang lại hạnh phúc cho con như phụ huynh vẫn tưởng.
Xã hội hiện đại và điều kiện kinh tế tốt hơn nên trẻ nhỏ bây giờ cũng được đáp ứng rất nhiều thứ như đồ chơi, quần áo, ăn uống… Tuy nhiên, các nhà tâm lý khuyến cáo rằng bạn không nên cho trẻ có quá nhiều lựa chọn, vì sao lại như vậy?
Lựa chọn càng nhiều, trẻ càng ít có thể tận hưởng niềm vui
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng nếu đáp ứng mọi nguyện vọng của con và đem đến cho con những lựa chọn khác nhau sẽ khiến trẻ càng hài lòng và vui vẻ. Thực tế không như vậy, theo các nhà tâm lý, đôi khi bản chất của trẻ nhỏ không hề tham lam mà chính là do được quyền lựa chọn quá nhiều nên khiến trẻ càng cảm thấy không được thỏa mãn, niềm vui khi chơi đùa cũng bị hạn chế đi.
Với tâm lý hiếu kỳ và thích khám phá khiến cậu bé không biết trò chơi nào vui nhất và cũng không chơi trò nào lâu được (Ảnh minh họa).
Một tình huống cụ thể được các nhà tâm lý đưa ra để dẫn chứng như sau: Trong công viên, một cậu bé đang chơi xích đu rất thoải mái, nhưng sau đó cậu nhìn thấy chiếc cầu trượt bên cạnh không có ai nên liền rời khỏi chiếc xích đu và chạy sang chơi cầu trượt. Nhưng chỉ thoáng chốc, cậu lại nhìn thấy đối diện có người bạn nhỏ đang chơi xúc cát, thế là cậu vội vàng rời bỏ cầu trượt để chạy đến chơi xúc cát.
Cùng lúc đó, một cô bé vừa đến công viên và ngồi lên chiếc xích đu, cậu bé trai thấy vậy liền chạy đến giành, không cho cô bé kia chơi chiếc xích đu mà cậu đã “vứt bỏ” trước đó. Cô bé cũng không chịu nhường nên bị cậu bé đẩy một cái và òa khóc. Mẹ cậu bé nhìn thấy con mình bắt nạt bạn gái nên có hơi trách mắng: “ Sao con giành hết cái này đến cái kia vậy? Con tham lam như thế là không ngoan đâu đấy“. Cậu bé bị mẹ mắng cũng òa khóc theo.
Thật ra, trong tình huống trên không phải là bé trai quá tham lam mà chính là trong công viên, cậu có quá nhiều sự lựa chọn. Với tâm lý hiếu kỳ và thích khám phá khiến cậu bé không biết trò chơi nào vui nhất và cũng không chơi trò nào lâu được. Rốt cục, tuy có nhiều thứ để chơi nhưng cậu bé không thể có được niềm vui trọn vẹn ở bất cứ trò chơi nào.
Có nhiều lựa chọn, trẻ dễ bị phân tán sự chú ý và khả năng tập trung, thiếu lòng quý trọng
Cũng tình huống trong công viên ở trên, giả sử nếu cậu bé không có quá nhiều trò chơi có thể chọn, chẳng hạn chỉ có thể chơi xích đu hoặc cầu trượt thì bất luận chơi thứ gì, cậu cũng sẽ tập trung vào trò chơi và tận hưởng niềm vui, sự thú vị trong đó.
Mặc dù nói ở giai đoạn thích khám phá của trẻ thì chuyện tiếp xúc, trải nghiệm nhiều thứ khác nhau sẽ giúp trẻ càng phát triển tư duy, hành động. Tuy nhiên, khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng đem lại một vài vấn đề không tích cực, điển hình chính là sức tập trung của trẻ sẽ bị giảm rõ rệt.
Khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng đem lại một vài vấn đề không tích cực, điển hình chính là sức tập trung của trẻ sẽ bị giảm rõ rệt (Ảnh minh họa).
Nhà tâm lý học Barry Schwartz, tác giả cuốn sách “Nghịch lý của sự lựa chọn”, đã từng làm một thực nghiệm thế này: Ông chia nhóm trẻ con thành 2 tổ để vẽ tranh. Tổ 1 trẻ chỉ có thể chọn 1 cây bút trong 3 cây có sẵn, tổ 2 được chọn 1 cây bút trong số 24 cây bút khác. Kết quả, tác phẩm của nhóm trẻ ở tổ 2 trông tệ hơn rất nhiều so với tranh của tổ 1.
Video đang HOT
Tiếp theo, ông cho những đứa trẻ chọn ra 1 cây bút yêu thích nhất, rồi lại thuyết phục trẻ bỏ cây bút ấy để chọn một món quà khác. Kết quả nhóm trẻ ở tổ 2 dễ dàng từ bỏ cây bút mà chúng đã chọn hơn trẻ ở tổ 1.
Chúng ta thường cho rằng nếu để trẻ được nhiều chọn lựa vật chất sẽ khiến trẻ càng hạnh phúc hơn, nhưng thực tế thì ngược lại. Có quá nhiều sự lựa chọn khiến trẻ bị rối, không biết bản thân mình thích gì nhất, dù có đạt được cũng không biết cách quý trọng.
Bố mẹ nên làm gì để tránh tình trạng cho trẻ quá nhiều lựa chọn không cần thiết?
Đồ chơi: Chỉ nên vừa đủ
Được mua nhiều đồ chơi không những dễ khiến trẻ phân tâm mà còn gây bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ. Các nhà tâm lý thuộc bang Virginia (Hoa Kỳ) cho rằng tốt nhất là nên cho trẻ khoảng 5 món đồ chơi khác nhau. Bởi vì nếu ít hơn 5 có thể khiến trẻ xuất hiện tâm lý tự ti, nhưng nếu nhiều hơn 5 lại dễ làm trẻ phân tâm và hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ khi chơi.
Tốt nhất là nên cho trẻ khoảng 5 món đồ chơi khác nhau (Ảnh minh họa).
Khi số lượng đồ chơi trong phạm vi vừa đủ, trẻ có thể chuyên tâm khi chơi, ngoài ra trẻ còn biết tư duy, nghiên cứu, tìm tòi và thử nhiều cách chơi khác nhau. Sau một thời gian trẻ đã phát huy hết tác dụng của món đồ chơi, bạn có thể thay đổi bằng món đồ chơi mới nhưng vẫn nhớ số lượng chỉ ở con số 5 thôi nhé.
Trang phục: Đừng tham nhiều, ít nhưng chất lượng và hiệu quả mới tốt nhất
Các bà mẹ luôn thích sắm sửa cho con mình thật nhiều quần áo, giày dép, mũ nón và thậm chí là trang sức. Tuy nhiên ở góc độ tâm lý, cũng giống như đồ chơi, khi bạn cho trẻ có quá nhiều lựa chọn sẽ dễ khiến trẻ sinh kiểu “kén cá chọn canh”, không biết quý trọng đồ vật của mình và rất nhanh chán.
Chính vì vậy, bạn cũng chỉ nên sắm cho trẻ khoảng 5 bộ quần áo cho mỗi loại khác nhau (chẳng hạn quần áo mùa hè, mùa đông, quần áo đi học hay đi chơi, ở nhà…), về giày dép thì chỉ hạn chế từ 3 đôi trở xuống và 1 hoặc 2 chiếc mũ là đủ.
Khi chọn quần áo và phụ kiện cho trẻ, chủ yếu bạn cần quan tâm chất lượng sản phẩm, tác dụng đối với trẻ và đặc biệt luôn cho trẻ cảm giác thoải mái. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm được chi phí, vừa không làm nhà cửa bề bộn vì quá nhiều đồ, vừa rèn cho trẻ thói quen biết thỏa mãn và không đua đòi quá mức.
Nguồn: Epoch
Nghệ An: Thú vị mô hình tạo đồ chơi cho trẻ em ở huyện nghèo biên giới
Nhằm giảm bớt kinh phí mua sắm đầu năm học cho phụ huynh vừa giúp các cô có đồ dùng phục vụ công tác dạy và học, từ đầu năm học 2018-2019 đến nay, 18/18 trường mầm non trên toàn huyện nghèo Tương Dương, Nghệ An đã làm tốt công tác vận động phụ huynh cùng chung tay tạo ra các món đồ chơi hữu ích để các con học tập vui chơi trong môi trường giáo dục lành mạnh.
Từ đầu năm học 2018-2019 đến nay, 18/18 trường mầm non trên toàn huyện nghèo Tương Dương, Nghệ An đã làm tốt công tác vận động phụ huynh cùng chung tay tạo ra các món đồ chơi hữu ích để các con học tập vui chơi trong môi trường giáo dục lành mạnh.
Nếu một ai đó ở nơi khác về thấy hình ảnh phụ huynh ở các bản lẻ lượm nhặt những viên đá dưới các con khe, hẳn sẽ đặt câu hỏi: Phụ huynh nhặt đá làm gì? Những viên đá dưới khe suối đó phục vụ mục đích gì?
Thế nhưng với người dân và phụ huynh ở các địa phương ở huyện Tương Dương lại thấy rất quen thuộc. Sau khi các trường mầm non phát động hoạt động "phụ huynh cùng giáo viên chung tay làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu" vào đầu năm học, thì sau mỗi buổi lên nương làm rẫy hay rảnh rỗi lại thấy hình ảnh quen thuộc đó.
Ống lấy nước được các cô giáo cho các em thực hành. Bởi các cô hiểu hơn ai hết, ngoài việc học các em khi trở về nhà con phải đi lấy nước ở khe suối về cho gia đình.
Ông Lin Văn Huệ - phụ huynh bản Na Bè, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An phấn khởi: "Lần đầu họp phụ huynh thấy các cô nói nhờ phụ huynh nhặt giúp những viên đá về nộp cho cô giáo để làm đồ chơi cho con cháu. Tôi có 2 cháu đang học mầm non, nên đi làm về là xuống khe suối nhặt về nộp và chờ xem các cô làm gì với những viên đá đó. Sau thấy cháu về khoe các cô vẽ lên đá nhiều hình cho các cháu chơi, thích lắm, tôi thấy mừng".
Cũng thông qua hoạt động "Cùng phụ huynh chung tay làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu mầm non" này còn có những hoạt động giáo viên cùng với phụ huynh tích cực thu gom nhiều nguyên vật liệu khác nhau để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ như: Tre, nứa, lá và những khối gỗ tròn được phụ huynh thu gom nộp lại cho các trường.
Các trường còn vận động phụ huynh cùng làm các nhà truyền thống, phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.
Và điều bất ngờ đối với các phụ huynh là qua bàn tay khéo léo của các cô giáo và sự giúp sức của phụ huynh, các nguyên vật liệu được thu gom về đã tạo ra những món đồ chơi phong phú, đa dạng và rất bắt mắt... Đặc biệt, đảm bảo độ bền, đẹp và an toàn cho trẻ khi sử dụng.
Ông Trần Văn Tân - một phụ huynh ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, Tương Dương chia sẻ: "Tôi có cháu học lớp 5 tuổi, nên cũng mang dụng cụ này đến để làm đồ chơi cho các cháu. Không những tôi mà tất cả phụ huynh toàn xã rất phấn khởi vì được đóng góp một phần của mình để thầy cô dạy tốt học tốt và các cháu học hành ngoan, giỏi".
Phụ huynh góp các trang phục, vật dụng gần gũi với đời sống của bà con, làng bản với hàng trăm loại như: Oi cá, gùi, váy, áo và các vật dụng khác được trang trí ở các nhà truyền thống mỗi điểm lớp.
Với một huyện vùng cao, nghèo như huyện Tương Dương, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế ở các địa phương còn rất nhiều khó khăn... thì việc xã hội hóa giáo dục ở các trường học là cả một bài toán khó giải.
Trong khi đó ở bậc học mầm non lại cần rất nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác dạy và học. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, các hoạt động "phụ huynh chung tay cùng giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu" được các trường vận dụng rất hiệu quả.
Những thứ đồ chơi này đảm bảo độ bền, đẹp và an toàn cho trẻ khi sử dụng.
Cô Lê Hồng Quang - Hiệu phó trường Mầm non Xá Lượng, Tương Dương cho biết: "Khi kế hoạch nhà trường đưa ra tôi nghĩ ngay đến nhân lực giúp mình làm được là phụ huynh và cộng đồng. Nhà trường đã vận động cùng tham gia hoạt động này và hôm nay phụ huynh đến đây rất đông cùng tham gia với nhà trường, sử dụng những hòn đá nhặt ở suối để tạo hình chú gà ngộ nghĩnh này. Đây là sản phẩm đưa vào dạy học cho các cháu thì các cháu rất hứng thú, thích tìm tòi khám phá".
Bên cạnh đó các trường còn vận động phụ huynh cùng làm các nhà truyền thống, phù hợp với đặc thù, dân tộc mỗi địa phương. Bằng cách giáo viên đưa ra ý tưởng và vận động phụ huynh cùng tham gia góp nguyên vật liệu dựng các nhà truyền thống đồng bào dân tộc như: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu, Tày Pọng và làm góc giải trí, thư viện cho các cháu.
Những chiếc lốp ô tô vứt đi trở thành món đồ chơi được các em yêu thích.
Và điều bất ngờ đối với các phụ huynh là qua bàn tay khéo léo của các cô giáo và sự giúp sức của phụ huynh, các nguyên vật liệu được thu gom về đã tạo ra những món đồ chơi phong phú, đa dạng và rất bắt mắt...
Sau đó vận động phụ huynh góp các trang phục, vật dụng gần gũi với đời sống của bà con, làng bản với hàng trăm loại như: Oi cá, gùi, váy, áo và các vật dụng khác được trang trí ở các nhà truyền thống mỗi điểm lớp.
Đến nay đã có 18/18 trường thực hiện có hiệu quả công tác này, với ít nhất hơn 50 ngôi nhà truyền thống được dựng và trang trí đầy đủ ở các điểm lớp như thế này.
Bà Võ Thị Tuyết Chinh - Phó phòng GD&ĐT huyện Tương Dương cho biết: "Hiện tại ở bậc học mầm non chúng tôi đã chỉ đạo các trường phối hợp với nhân dân tạo đồ dùng, đồ chơi, xây dựng cơ sở vật chất cho trẻ. Từ đầu năm học đến nay thì các trường mầm non đã thực hiện tốt giải pháp này. Và thấy rất hiệu quả, nên trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ở tất cả các trường mầm non trong toàn huyện cũng như là các trường Tiểu học, Trung học".
Cách làm đó đã góp phần vào công tác dạy học ngoài trời thêm phong phú, giúp bảo vệ môi trường thêm sạch đẹp, vừa góp phần đưa việc bảo tồn văn hóa các dân tộc vào giảng dạy trong trường học. Đặc biệt, thông qua hoạt động này đã phần nào giảm bớt các khoản đóng góp đầu năm cho phụ huynh và giảm chi phí mua đồ dùng đồ chơi cho các trường, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường mầm non vùng cao như Tương Dương hiện nay.
Huyền Duy
Theo Dân trí
Hoan nghênh ý kiến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về thi THPT quốc gia 2019 Hoan nghênh Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có phát biểu về mục tiêu thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2019. Hi vọng, các kỳ thi năm 2020, 2021... sẽ thông thoáng hơn, vui vẻ hơn, chuẩn xác hơn và đỡ tốn kém hơn. Thi THPT quốc gia 2019 tiếp tục tổ chức thi tại địa phương nhưng chấm...