Nhà sáng lập sàn giao dịch Bitcoin bị kết án 5 năm tù vì tội rửa tiền
Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng Alexander Vinnick đã điều hành sàn giao dịch BTC-e như là một tấm bình phong cho các hoạt động rửa tiền.
Cựu CEO của sàn giao dịch BTC-e đã bị tống giam 5 năm tù vì tội rửa tiền
Công dân Nga Alexander Vinnick – sáng lập kiêm điều hành sàn giao dịch Bitcoin BTC-e (hiện đã bị xóa sổ) vừa bị kết án 5 năm tù giam. Cụ thể, một tòa án tại Paris (Pháp) đã kết tội Vinnick rửa tiền và yêu cầu đối tượng này phải hoàn trả 100.000 euro tiền phạt. Trước đó, Vinnick bị bắt ở Hy Lạp vào năm 2017 theo lệnh truy nã quốc tế của Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đưa ra, vào đầu năm nay Vinnick bị dẫn độ sang Pháp để xét xử.
DOJ phát lệnh truy nã dựa theo cáo buộc Vinnick đã điều hành BTC-e như một lá chắn cho các hoạt động rửa tiền lớn, trong đó có giao dịch liên quan đến các khoản tiền bị đánh cắp từ các cuộc tấn công mạng. Công ty bảo mật Wizsec trước đây từng liên kết các tài khoản BTC-e của Vinnick với các khoản tiền bị đánh cắp từ Mt. Gox, một vụ trộm Bitcoin trị giá khoảng 480 triệu USD vào năm 2014 mà CEO của sàn giao dịch Mt Gox đổ lỗi cho “điểm yếu trong hệ thống bảo mật” của họ.
Video đang HOT
Ngoài ra, DOJ còn buộc tội Vinnick liên quan tới 17 tội danh rửa tiền lên đến 4 tỉ USD kể từ khi sàn giao dịch được thành lập vào năm 2011. Trong khi đó, các công tố viên Pháp cáo buộc Vinnick tội “tống tiền, âm mưu và gây tổn hại cho các hệ thống xử lý dữ liệu tự động”. Giới chức trách Pháp cho rằng Vinnick đã giúp tạo ra mã độc tống tiền ( ransomware) có biệt danh là “Locky” – được lan truyền qua email và được sử dụng để tấn công các doanh nghiệp và tổ chức Pháp từ năm 2016 đến 2018. Theo thống kê, có ít nhất 20 thực thể ở nước này phải chi trả tiền chuộc bằng Bitcoin để lấy lại dữ liệu của họ.
Luật sư bào chữa của Vinnik lập luận tại tòa rằng, thân chủ của mình chỉ là một nhà điều hành kỹ thuật và thực hiện các giao dịch dựa theo chỉ đạo của các giám đốc BTC-e. Dù tòa án vẫn kết án Vinnick tội rửa tiền, nhưng đó chưa phải là kịch bản tồi tệ nhất đối với Vinnick. Theo ZDNet, các công tố viên Pháp chỉ có thể chứng minh được 1 trong số 14 cáo buộc chống lại đối tượng, và đó không phải là các cáo buộc liên quan đến mã độc Locky. Điều đó có nghĩa là Vinnick có thể tránh được bản án lên tới 10 năm và khoản tiền phạt 750.000 euro mà các công tố viên đưa ra trước đó.
Mã độc tống tiền vẫn là xu hướng tấn công của tin tặc nhắm vào doanh nghiệp
Doanh nghiệp ứng phó ra sao khi dữ liệu kinh doanh, tài chính kế toán, hoặc các thông tin hợp đồng khách hàng bị 'chiếm giữ' bởi mã độc?
Mã độc tống tiền luôn là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp
Ransomware là tên gọi của loại mã độc mã hóa dữ liệu trên thiết bị của nạn nhân và tống tiền họ. Nạn nhân không thể khôi phục dữ liệu bị ransomware mã hóa. Chúng hiển thị yêu cầu nạn nhân trả 'tiền chuộc' dữ liệu bằng tiền kỹ thuật số Bitcoin. Tuy vậy, dù nạn nhân có chi trả để cứu lại dữ liệu quan trọng của mình thì chưa chắc tội phạm mạng đã gửi đúng chìa khóa giải mã. Do đó, ransomware trở thành cơn ác mộng của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vận hành trên các hệ thống mạng không được thiết lập chặt chẽ hay đồng nhất, với các máy tính bảo mật lỏng lẻo. Do đó, đây là đối tượng mục tiêu béo bở của tội phạm mạng, đặc biệt là mã độc dạng ransomware.
Tháng 2 năm nay, Tập đoàn vận tải Úc Toll phát hiện hệ thống máy chủ của mình bị 'chiếm giữ' bởi ransomware tên gọi Nefilim. Tháng 5, ransomware tiếp tục đào sâu vào hệ thống máy chủ tập đoàn khiến đội ngũ kỹ thuật của Toll phải tắt máy chủ và dịch vụ ứng dụng cho khách hàng, đồng thời liên hệ Trung tâm Ứng cứu Mạng khẩn cấp Úc nhờ hỗ trợ.
Dù không xác nhận chính thức nhưng hãng Garmin nổi tiếng với các thiết bị đeo thông minh được cho là góp mặt vào danh sách nạn nhân của ransomware vào tháng 7 khi dịch vụ Garmin Connect lẫn ứng dụng di động đều buộc phải ngừng hoạt động để khắc phục sự cố các máy tính của hãng bị mã độc tấn công. Trang Daily Mail đăng tải cho biết Garmin bị tống tiền 10 triệu USD để khôi phục dữ liệu.
Tháng 8, trường Đại học Utah (Mỹ) bị ransomware chạm tới dữ liệu nhân viên và sinh viên của trường. Ban quản trị trường đã rơi vào tình thế buộc phải trả số tiền chuộc lên đến gần nửa triệu USD để tin tặc không công khai các dữ liệu quan trọng lên mạng.
Và gần đây nhất vào tháng 10 là hàng loạt bệnh viện thuộc các bang Oregon, California và New York (Mỹ) trở thành mục tiêu của nhóm tội phạm mạng Đông Âu với chiến dịch tấn công mạng Wizard Spider hay UNC 1878 với mã độc dạng ransomware, buộc các quan chức liên bang Mỹ kêu gọi các cơ sở chăm sóc sức khỏe củng cố lại hệ thống công nghệ thông tin. Nhận định từ các chuyên gia về các cuộc tấn công này ở mức tệ hại khi việc ngưng trệ hệ thống máy tính dịch vụ y tế tại các bệnh viện có thể dẫn đến nguy hại về nhân mạng.
Theo số liệu công bố từ Acronis Cyber Protect, các bệnh viện tại Mỹ trở thành mục tiêu lớn của tội phạm mạng khi ghi nhận gần 1.000 cuộc tấn công thành công của mã độc tống tiền trong năm 2019.
Tại Việt Nam, mã độc tống tiền ngày càng 'sinh sôi nảy nở' khi thông tin Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2019 công bố bởi Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) tháng 10.2020. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng có tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử (cryptocurrency) đứng thứ 3 khu vực.
Theo ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Công ty NTS Security, doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam luôn đối mặt với nguy cơ bị mã độc tống tiền tấn công bởi những sai lầm mang yếu tố con người khi lên mạng là điều khó tránh khỏi cũng như thiếu hụt nhân sự về IT. Chọn sử dụng các giải pháp an ninh mạng kết hợp như Kaspersky Internet Security cho hệ thống máy tính bao gồm tường lửa, mạng riêng ảo, anti-virus, bảo vệ dữ liệu riêng tư khi trực tuyến có thể đem lại hiệu quả bước đầu trong phòng chống ransomware. Song song đó, doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo kiến thức an toàn thông tin đến toàn thể nhân viên để giảm thiểu sai sót.
"Dữ liệu là tài nguyên giá trị sống còn của doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch sao lưu dữ liệu quan trọng bài bản hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng bên cạnh sử dụng giải pháp bảo mật. Doanh nghiệp nhỏ có thể chọn các phần mềm chuyên dụng sao lưu dữ liệu tự động đáp ứng yêu cầu phù hợp như Acronis Backup for Business. Sao lưu dữ liệu là phương thức hữu hiệu nhất để khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp bị mã độc tống tiền mã hóa dữ liệu", ông Ngô Trần Vũ cho biết.
Các doanh nghiệp nhỏ có thể tải công cụ #CyberFit Score miễn phí từ Acronis Cyber Protect để quét hệ thống máy tính. Công cụ sẽ đưa ra những đề xuất tăng cường bảo mật thích hợp.
Công ty hàng hải lớn nhất thế giới bị tấn công bởi ransomware Nhà điều hành du lịch lớn nhất thế giới Carnival vừa tiết lộ họ đã bị tấn công bởi ransomware (mã độc tống tiền), với vi phạm bảo mật có thể ảnh hưởng đến dữ liệu của khách hàng và nhân viên. Carnival tin cuộc tấn công không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ Theo Engadget, Carnival tiết lộ thông...