Nhà sản xuất vắc xin Sputnik V yêu cầu cơ quan quản lý dược EU xin lỗi
Các nhà sản xuất vắc xin Sputnik V yêu cầu Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) xin lỗi vì một quan chức của cơ quan này cảnh báo các nước EU không nên vội vàng cấp phép cho vắc xin Nga.
Các lọ đựng mẫu vắc xin COVID-19 của Nga do Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh học Gamaleya ở Matxcơva, Nga phát triển (ảnh chụp ngày 6-8-2020) – Ảnh: REUTERS
Thông tin trên được Hãng tin AFP đăng tải hôm nay 9-3
Mặc dù EMA chưa phê chuẩn vắc xin Sputnik V, tới nay nhiều quốc gia EU đã bắt đầu phân phối vắc xin này. Vì vậy đầu tuần này (8-3), bà Christa Wirthumer-Hoche, người đứng đầu EMA, lên tiếng chỉ trích việc các nước thành viên vội vàng trong phê chuẩn Sputnik V.
“Chúng tôi yêu cầu lời xin lỗi công khai từ bà Christa Wirthumer-Hoche của EMA vì những bình luận tiêu cực của bà về việc các nước thành viên EU trực tiếp phê chuẩn vắc xin Sputnik V”, các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 của Nga bày tỏ quan điểm trên Twitter.
Video đang HOT
“Các bình luận của bà ấy đã đặt ra những vấn đề nghiêm túc về khả năng có sự can thiệp chính trị vào quá trình thẩm định (vắc xin COVID-19 – PV) đang diễn ra của EMA”, họ nói tiếp.
Vị quan chức EMA thậm chí còn so sánh việc triển khai khẩn cấp vắc xin của Nga với trò chơi cò quay Nga (Russian roulette), một trò chơi nổi tiếng nguy hiểm và đầy may rủi.
Theo các nhà phát triển vắc xin Sputnik V, tới nay đã có 46 nước trên thế giới phê chuẩn vắc xin của họ.
Tuần trước, EMA đã bắt đầu quá trình thẩm định vắc xin Sputnik V, bước quan trọng trong việc phê chuẩn một vắc xin đầu tiên không phải do phương Tây sản xuất, để xem có thể đưa vào sử dụng tại 27 nước thành viên EU hay không.
Tại châu Âu, Hungary đã phê chuẩn dùng khẩn cấp vắc xin Sputnik V, bắt đầu đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng của họ.
CH Czech và Slovakia cũng đã đặt mua vắc xin của Nga và nói sẽ không chờ quyết định phê chuẩn chính thức của EMA.
Nga ký thỏa thuận sản xuất vắc xin Sputnik tại Ý
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã ký thỏa thuận với Hãng dược Adienne của Thụy Sĩ để sản xuất vắc xin Sputnik V tại Ý.
Theo Hãng tin Reuters, Phòng thương mại Nga – Ý (Matxcơva) ngày 9-3 phát thông cáo cho biết thỏa thuận này sẽ mở đường cho việc thành lập cơ sở sản xuất vắc xin Sputnik V đầu tiên tại châu Âu, và kế hoạch sản xuất vắc xin tại Ý sẽ bắt đầu trong tháng 6.
Cũng theo Phòng thương mại Nga – Ý, dự kiến tới cuối năm nay sẽ có khoảng 10 triệu liều vắc xin Sputnik V được sản xuất tại Ý.
Sputnik V - Vaccine ngừa COVID-19 phổ biến thứ hai trên thế giới
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga là loại vaccine phổ biến thứ hai trên thế giới được các cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia các nước phê duyệt sử dụng. Thông tin này đã được công bố trên trang Twitter chính thức của Sputnik V.
Vaccine Sputinik V ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của các nhà phát triển Sputnik V nêu rõ: "Sputnik V hiện là vaccine ngừa COVID-19 phổ biến thứ hai trên thế giới xét về số lượng các quốc gia đã phê duyệt. Cảm ơn các bạn đã tin tưởng!". Hiện tổng dân số của 45 quốc gia đăng ký vaccine Sputnik V đã vượt quá 1,2 tỷ người.
Vaccine COVID-19 phổ biến nhất thế giới hiện nay là vaccine của hãng dược phẩm AstraZeneca với 49 quốc gia đã cấp phép sử dụng. Xếp thứ 3 sau Sputnik V là vaccine của hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) với 43 quốc gia đã cấp phép sử dụng. Tiếp theo là vaccine Moderna (19 nước) cũng như 3 loại vaccine của Trung Quốc là Sinopharm, Sinovac và CanSino, lần lượt được cấp phép tại 18, 16 và 4 nước. Vaccine Johnson&Johnson đứng ở vị trí thứ 8, được 4 quốc gia chấp thuận.
Nga đã cấp phép sử dụng Sputnik V hồi tháng 8/2020 và giai đoạn thử nghiệm sau cùng bắt đầu vào tháng 9. Đến tháng 12, Nga triển khai chương trình tiêm chủng sử dụng vaccine Sputnik V trên diện rộng sau khi kết quả các cuộc thử nghiệm sơ bộ cho thấy vaccine này đạt hiệu quả tới 91,4%. Tính đến nay, hơn 2 triệu người Nga đã được tiêm chủng ít nhất mũi đầu của vaccine Sputnik V.
Các nhà khoa học Nga tuyên bố một thử nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả của việc tiêm nhắc lại vaccine Sputnik V phòng COVID-19 để bảo vệ cơ thể trước những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã cho những kết quả rất khả quan. Theo chuyên gia Denis Logunov, Phó Giám đốc Viện Gamaleya, đơn vị phát triển vaccine Sputnik V, nghiên cứu do trung tâm này thực hiện tại Nga cho thấy việc tiêm nhắc lại vaccine Sputnik V có hiệu quả phòng ngừa các biến thể mới của virus rất hiệu quả, đặc biệt là các biến thể được phát hiện ở Anh và Nam Phi.
Các loại vaccine phòng COVID-19 như Sputnik V hay vaccine của hãng AstraZeneca là các loại vaccine tái tổ hợp, được phát triển dựa trên việc sử dụng những virus SARS-CoV-2 đã bị giảm độc lực như những công cụ mang thông tin di truyền, giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch để tránh nguy cơ bị nhiễm virus trong tương lai. Ông Logunov khẳng định thử nghiệm chỉ ra rằng việc tiêm nhắc lại vaccine Sputnik V, với cùng loại virus đã bị giảm độc lực (giống những mũi tiêm trước), không hề tác động tới hiệu quả phòng ngừa của vaccine.
Nga tuyên bố Sputnik V chống biến chủng nCoV 'rất hiệu quả' Vaccine Sputnik V đạt kết quả khả quan trong các thử nghiệm về khả năng chống biến chủng nCoV, theo giới khoa học Nga. "Nghiên cứu gần đây do Trung tâm Gamaleya tiến hành cho thấy tiêm nhắc lại bằng vaccine Sputnik V giúp chống các biến chủng nCoV mới, bao gồm chủng ở Anh và Nam Phi, một cách rất hiệu quả",...