Nhà phê bình Hoài Nam ‘Nhà văn phải là ‘Chúa Trời’ của chính mình’

Theo dõi VGT trên

Nhà phê bình Hoài Nam sinh năm 1975 tại Hải Phòng. Bên cạnh công việc là một biên tập viên tại Trung tâm Truyền hình Nhân Dân, báo Nhân Dân, anh còn là tác giả của nhiều bài viết phê bình văn học với cái nhìn sâu sắc, bám sát vào sáng tác văn chương đương đại.

Nhà phê bình Hoài Nam Nhà văn phải là Chúa Trời của chính mình - Hình 1

Nhà phê bình Hoài Nam.

PV : Thưa anh, dường như vẫn có một khoảng cách giữa nhà phê bình với nhà văn? Trong khi nhà phê bình luôn giữ vai trò quan trọng cho việc quan sát, thẩm định chất lượng tác phẩm, từ đó nhà văn có những điểm tựa để dựa vào, và hiểu rõ hơn về con đường mình đang đi trong nhìn nhận của nhà chuyên môn?

Nhà phê bình Hoài Nam: Luôn có những khoảng cách giữa nhà phê bình với nhà văn. Họ, hai nhà này, có thể song hành, có thể đối thoại, thậm chí có thể là tri âm tri kỷ của nhau (như người ta thường nói về một hình thức quan hệ lý tưởng giữa sáng tác và phê bình) nhưng những khoảng cách là luôn có. Và theo tôi, điều đó cần thiết. Để, đơn giản thôi, người này khỏi lấn/ lẫn vào người kia. Tôi vẫn nghĩ về tương quan giữa nhà văn với nhà phê bình là tương quan giữa người đến trước với người đến sau.

Chị nói nhà phê bình là người “quan sát, thẩm định chất lượng tác phẩm”. Điều đó đúng, nó là một phần công việc của nhà phê bình. Nhưng tôi nghĩ, là phần công việc thật ra cũng không mấy quan trọng lắm đâu. Vì sự “quan sát, thẩm định chất lượng tác phẩm” có thể diễn ra ở nhiều kênh khác nữa – ví như các biên tập viên xuất bản, các nhà quản lý xuất bản – văn hóa, các nhóm độc giả – và những kênh ấy chưa chắc đã kém trọng lượng so với kênh của nhà phê bình. Nên nếu nhà văn có định dựa vào nhà phê bình để “hiểu rõ hơn con đường mình đang đi”, như chị nói, thì cũng nên chỉ coi đó như một trong những kênh tham khảo mà thôi. Tôi vẫn nghĩ: Nhà văn phải là Chúa trời của chính mình.

Công việc của nhà phê bình văn học như anh vẫn mang dáng vẻ thầm lặng, khiêm tốn nhưng đầy sự nhẫn nại?

- “Thầm lặng, khiêm tốn, đầy sự nhẫn nại” như chị nói, đúng là những hình dung từ khá “trúng” với công việc của nhà phê bình. Thậm chí phải coi đó là những phẩm chất nên có. Tôi nói thế bởi, trong văn chương ở ta thời chưa xa lắm đâu, do những điều kiện lịch sử xã hội đặc định, có nhiều nhà phê bình không thầm lặng, không khiêm tốn mà cũng chẳng nhẫn nại. Họ luôn nói rất lớn tiếng, và không chỉ nói. Họ làm phê bình trong tư cách những nhà quản lý văn nghệ hoặc tương tự, nghĩa là họ đại diện cho quyền lực thực sự, cái quyền được phán xét thứ gì là tốt thứ gì là xấu. Ông Lại Nguyên Ân từng gọi đó là những nhà phê bình quyền uy. Rất may là giờ những nhà phê bình kiểu này đã ít đi. Còn, thì họ cũng đều đã già cả rồi, có nói cũng chẳng ai nghe.

Còn với anh, rõ ràng anh có giọng văn riêng trong phong cách viết, nhưng anh lại không theo con đường sáng tạo, mà là chọn đứng sau một tác phẩm văn học cũng như xu hướng văn học và giải nghĩa chúng?

- Tôi không theo con đường sáng tạo mà lại đi làm báo, làm phê bình văn học – tôi vẫn nói rằng mình làm phê bình “tay ngang” – bởi vì tôi tự thấy bản thân mình không có tố chất của người sáng tạo. Đã không có là không có, không thể cố mà có được, nhất là trong lĩnh vực sáng tạo văn chương. Nên tốt nhất, tôi cứ làm những cái nghề mà tôi được đào tạo khá bài bản và cũng có sự yêu thích. Vả chăng, nghĩ cho cùng, thì đó cũng là may mắn, vì có phải người nào học Văn khoa ra cũng làm báo, làm phê bình văn học cả đâu? Đấy là chưa kể đến một sự thật: “Đứng đằng sau một tác phẩm/ xu hướng văn chương và diễn giải nó”, như chị nói, cũng có thể mang lại cho ta những khoái thú nhất định, có khi chẳng kém sáng tác.

Đọc và viết có làm anh mệt mỏi khi phải sống giữa luồng tư tưởng của người khác, để rồi phải có những nhận định tỉnh táo thông qua trí tuệ của mình?

Video đang HOT

- Đúng là việc của nhà phê bình, nhìn từ phương diện thuần cơ học, chỉ có đọc và viết, nhưng tôi không nghĩ rằng mình “sống giữa luồng tư tưởng của người khác”, mà là sống trước/ đối diện với luồng tư tưởng của người khác, tức các nhà văn. Tôi đã nói ở trên: tôi vẫn luôn nghĩ về tương quan giữa nhà văn với nhà phê bình là tương quan giữa người đến trước với người đến sau. Nhà văn và tác phẩm phải có trước, rồi mới đến lượt nhà phê bình. Khi đó, họ là “vật liệu” của tôi, là “văn bản thứ nhất” để từ đó tôi làm nên “văn bản thứ hai”, tức là tác phẩm phê bình của tôi. Vì thế ở đây, như ngẫu nhiên, có một “khe cửa hẹp” cho sáng tạo.

Công việc này có mệt mỏi không ư? Đôi khi. Có nhiều trường hợp khá nhọc nhằn, nếu không muốn nói rằng nó khiến bản thân tôi có cảm giác bất lực. Nhưng điều mệt nhất là bây giờ sách vở nhiều quá, vô thiên lủng, đến nỗi tôi tin rằng không một nhà phê bình nào có thể bao quát được dù chỉ một góc của thực tế văn chương. Thì cũng phải cầm lòng vậy, đành lòng vậy…

Vậy điều quan trọng khi làm phê bình văn học với anh là gì?

- Làm phê bình, với tôi, quan trọng là sự trung thực, và quan trọng nhất là trung thực với chính mình. Cái đó, chứ không phải sự khách quan. Tôi thật không hiểu tại sao bao lâu nay nhiều người đề cao sự khách quan trong phê bình đến thế? Vì làm gì và lấy ở đâu ra mà có một sự khách quan “trong suốt”, khi phê bình là một công việc về bản chất là mang đậm tính chất cá nhân, cá tính? Vậy thì hãy trung thực, thậm chí trung thực với chính sự thiên vị của mình và đừng viết ra những gì mình không/ chưa tin tưởng. Như thế, theo tôi cần thiết hơn là khách quan, “công tâm” một cách giả tạo.

Tiếp cận với một tác phẩm, anh có dùng kinh nghiệm lẫn trực giác để thẩm định nó?

- Kinh nghiệm, trực giác, và lý thuyết, là những gì mà một nhà phê bình cần đến, như những công cụ, để thực hiện công việc của mình. Có thể hình dung đơn giản thế này: Khi tiếp cận một tác phẩm văn chương, là nhà phê bình tiếp cận bằng toàn bộ vốn liếng đọc đã được tích lũy từ trước của mình. Cái đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm này sẽ tạo ra và mài sắc cho trực giác. Vì bằng sự nhớ về những lặp đi lặp lại nào đó ở một tác giả và qua những tác giả khác nhau, đôi khi, chỉ đọc một phần tác phẩm đã có thể biết được về tổng thể đây là một tác phẩm dở, chẳng hạn thế. Nói thêm, với riêng tôi, nhận biết một tác phẩm dở luôn dễ hơn nhận biết một tác phẩm hay. Tác phẩm hay thì, trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm và trực giác là không đủ, buộc phải có lý thuyết. Tôi muốn nói đến các tác phẩm theo dòng hiện đại và hậu hiện đại. Nếu không được trang bị lý thuyết từ trước, điều rất dễ xảy ra là ta sẽ phản ứng chối từ chúng ngay tức thì.

Dường như tôi thấy anh không cần đọc nhiều quá một tác phẩm, chỉ cần vài câu chữ anh có thể nhanh chóng nhận ra “mùi” của nó (như “Mùi chữ” mà anh đã dùng?

- Về chuyện “Mùi chữ” thì, thật ra, đây là một chuyện vui hơn là một “tuyên ngôn” về phong cách phê bình. Tôi có anh bạn dạy văn ở Đại học, hay phải chấm bài thi vào mỗi mùa tuyển sinh. Anh ấy kể rằng bài thi nhiều lắm, mà trời thì nóng bức khó chịu, nên chẳng mấy thầy chấm thi chịu đọc kỹ từng bài đâu. Chỉ đọc lướt rồi cho điểm, nhưng khá chính xác. Gọi đấy là ngửi văn. Từ cái từ “ngửi văn” nghe được mà tôi có từ “Mùi chữ” để lấy làm tên cho cuốn sách của mình. Thế thôi…

Khi đọc những bài phê bình của anh tôi nhận ra anh luôn chọn viết theo cách giản dị dễ hiểu nhất có thể, đó chính là vì sao người sáng tác như chúng tôi dễ dàng thấy được mình qua anh?

- Tôi cố gắng viết phê bình theo cách giản dị, dễ hiểu là vì, một phần, do “chất” người. Tôi thích sự đơn giản. Đơn giản và hài hước được thì càng tốt. Phần khác, là do yêu cầu của công việc báo chí, nhất là báo chí phổ thông. Tôi đăng bài trên báo chí phổ thông chứ không đăng bài trên các tạp chí chuyên ngành, vì thế chẳng dại gì tôi lại trở nên bí hiểm khó hiểu với quảng đại công chúng độc giả, là những người mua báo, là những người đọc tiềm năng của tôi.

Ngược lại với quan điểm của anh, tôi lại thấy nhiều nhà phê bình khác viết rất khó hiểu với những lập luận tư duy của một thế giới mơ hồ nào đó qua việc sử dụng quá nhiều từ ngữ chuyên môn phương Tây (mà họ cho đó là phong cách hàn lâm)… Tôi không hiểu sao nhiều người làm phê bình chọn cách viết kiểu này? Không đạt mục đích cụ thể là nhà văn có thể đọc và hiểu, thì để làm gì, theo anh?

-Về những nhà phê bình theo “phong cách hàn lâm” như chị đề cập thì, xét cho cùng, do yêu cầu công việc cả thôi. Đại đa số các tác giả ấy là những người thuộc môi trường đại học hoặc viện nghiên cứu, cho nên cái viết của họ là cái viết phải được trường quy hóa, kinh viện hóa, tôi nghĩ thế. Đối tượng độc giả của họ là một phạm vi độc giả hẹp, thậm chí rất hẹp, có lẽ chỉ giữa các nhà nghiên cứu phê bình với nhau thôi, chứ không phải là các nhà văn và quảng đại công chúng ngoài kia. Cho nên chị không cần đặt câu hỏi “để làm gì?” khi họ viết về văn chương mà nhà văn còn thấy khó, hoặc không hiểu họ viết gì. Tôi nghĩ, đôi khi, bản thân họ cũng không hiểu gì khi đọc lẫn nhau. Chuyện ấy thì cũng bình thường thôi.

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh và chúc anh luôn giữ nhiệt huyết trong việc viết phê bình các tác phẩm văn học.

Việt Quỳnh (thực hiện)

Theo daidoanket

Cô giáo trẻ vượt núi mang chữ tới vùng xa

Tôi vô cùng khâm phục cái cách mà một cô giáo trẻ dám dấn thân, vượt qua rừng sâu, núi cao, mang theo tri thức đến cho các em học sinh. Đó chính là cô giáo Lã Thị Thanh Huyền - giáo viên cấp II đầu tiên của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có học vị tiến sĩ.

Ngày ấy, khi chia tay khoa Văn học - trường Đại học KHXH&NV, mỗi sinh viên đều ấp ủ những ước mơ trở thành nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, giáo viên... Rồi mỗi người một đường, một cuộc sống, một công việc riêng, và hầu như ai cũng muốn cuộc sống của mình thật đủ đầy, sung sướng.

Cô giáo trẻ vượt núi mang chữ tới vùng xa - Hình 1

Cô giáo Huyền với các em học sinh trường Na Ngoi. (Ảnh: nhân vật cung cấp).

Huyền sinh ra và lớn lên ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Không như những sinh viên khác, cô chọn một con đường vô cùng chông gai... Huyền kể, ra trường, cô có ý định xin làm giáo viên dạy Văn tại một ngôi trường ngay tại thành phố Vinh. Nhưng một lần, sau khi xem phóng sự của Đài Truyền hình Nghệ An về những ngôi trường, những học sinh vùng sâu, vùng xa thiếu thốn đủ bề, cô đã quyết tâm đến với những em nhỏ nơi đây....

Nói là làm, Huyền làm đơn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh trình bày nguyện vọng lên công tác ở huyện miền núi biên giới Kỳ Sơn. Với tấm bằng cử nhân Văn học loại Khá cùng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, Huyền được nhận ngay vào Trường THCS Mường Lống làm giáo viên dạy Văn cấp II. Huyền tâm sự: "Quyết tâm là thế, nhưng những ngày đầu mình không thể tưởng tượng cuộc sống nơi vùng cao lại vất vả đến thế. Cách nhà 250 km, nhiều đoạn đường rất khó đi, đặc biệt là đoạn đường từ thị trấn Mường Xén vào xã Mường Lống. 50 km đường đất đỏ, vào ngày mưa hết sức trơn trượt, đi lại có khi mất cả một ngày trời. Thời tiết ở đây lại vô cùng khắc nghiệt. Cái gì cũng thiếu hết, từ điện, nước, đến thực phẩm, vật dụng sinh hoạt hàng ngày".

Khó khăn chồng chất khó khăn. Một cô giáo trẻ mới ra trường không tưởng tượng nổi tại một nơi mà sự học của các em được "gán" hoàn toàn cho nhà trường và thầy cô giáo. Các cô phải vừa dạy, vừa dỗ dành, vừa động viên các em đi học. Thêm vào đó, sự khác biệt ngôn ngữ như muốn cản lại những tâm huyết của cô khi truyền lửa cho các em. Cô giáo không biết tiếng Mông, trong khi các em học sinh lại hạn chế tiếng Việt, thành thử cả cô và trò đều khó khăn trong việc truyền và tiếp nhận kiến thức, vậy nên, gần như không thể dạy theo đúng giáo trình, giáo án, sách giáo khoa và chương trình lên sẵn. Cô giáo trẻ Lã Thị Thanh Huyền đã tìm cách khắc phục bằng việc tích cực học tiếng Mông. Huyền chia sẻ: "Mình đã học tiếng Mông từ những giáo viên lâu năm của trường; tranh thủ mọi nơi mọi lúc để tìm cách giao tiếp với người dân Mường Lống, rồi học từ chính các em học sinh. Thời gian rảnh thì vào bản để tìm hiểu những phong tục tập quán, hiểu thêm về tính cách tộc người. Đây cũng là nền tảng để mình truyền kiến thức cho các em".

Nhờ chịu khó học tiếng Mông và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân nơi đây đã giúp cô giáo Huyền biết thêm được tính cách, đặc thù hoàn cảnh của từng học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh để bù đắp. Cô và trò càng xích lại gần nhau, kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của các em học sinh cô dạy dần tốt lên, lượng tri thức được truyền tải nhiều hơn. Rồi từ lúc nào, Huyền trở thành một hình tượng cô giáo dạy giỏi, tận tụy trong lòng học sinh. Các em học sinh ngày càng quyến luyến và yêu quý Huyền. Cô cũng được các đồng nghiệp đánh giá cao về chuyên môn nghiệp vụ, là Tổ trưởng chuyên môn, luôn đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, và từng đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp huyện. Với hơn 10 năm tuổi Đảng, Huyền là một đảng viên gương mẫu của Chi bộ Trường THCS Mường Lống.

Những tưởng thế là yên ổn cho một giáo viên trường huyện. Nhưng với Huyền vẫn là chưa đủ. "Trước đây mình nghĩ giáo viên cấp II có bằng Đại học là tốt rồi. Nhưng đến khi đi dạy học, trước sự ham học, ham hiểu biết của các em, lại dạy trong một ngôi trường đặc biệt, mình lại càng thấy không đủ, nếu cứ dạy và áp theo các quy định chuyên môn thì rất khó". Để tìm tòi thêm về phương pháp dạy học, năm 2011 Huyền đăng ký thi, học thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và tiếng Việt.tại khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh.

Năm 2013, sau khi bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, Huyền được điều động về Trường PTDT Bán trú THCS Na Ngoi dạy học. Cũng như Mường Lống, Na Ngoi là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn, đường xá đi lại thậm chí còn khó khăn hơn. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học thiếu thốn. Ý thức về học tập của các em học sinh chưa cao, nhiều học sinh bỏ học... Huyền lại một lần nữa trở thành người mẹ của các em; ngoài việc dạy học còn đi kèm nhiều công việc khác như quản lý học sinh, dạy các em nếp ăn, nếp ở, động viên khích lệ mỗi khi các em có việc vui, buồn...

Cô giáo trẻ vượt núi mang chữ tới vùng xa - Hình 2

Cô giáo Huyền (áo hồng) chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng nghiệm thu Luận án. Ảnh: Thương Huyền

Giảng dạy cho các học sinh dân tộc, Huyền rất băn khoăn về hệ thống giáo trình dùng chung cho cả nước. "Làm thế nào để dạy văn cho các em học sinh dân tộc Mông hiệu quả nhất, để các em thêm yêu và hiểu Văn?". Câu hỏi đó khiến Huyền day dứt khôn nguôi. Cũng trong thời gian này, những giảng viên trường Đại học Vinh thường xuyên liên lạc, động viên Huyền nên tiếp tục phát triển luận văn về đề tài phương pháp dạy học cho học sinh người dân tộc Mông trở thành luận án... Được sự động viên, sự ủng hộ của ban giám hiệu và các giáo viên Trường PTDT Bán trú THCS Na Ngoi, năm 2014, cô giáo Lã Thị Thanh Huyền lại quyết tâm vượt khó, "xuống núi tìm chữ".

Lần này, Huyền phải về tận Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để học. Đường sá xa xôi, chi phí tốn kém. Thời gian đầu, Huyền chạy như con thoi giữa Hà Nội - Kỳ Sơn, vừa học, vừa dạy để có tiền lương cộng thêm tiền đứng lớp, đảm bảo học phí, tiền ăn ở, đi lại cũng như để nuôi con... Đến năm 2017, để tập trung vào việc nghiên cứu luận án, cô giáo Huyền xin tạm nghỉ công tác. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, vừa qua, Huyền đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ "Phương pháp dạy môn Văn - Tiếng Việt cho học sinh người Mông" và được Hội đồng bảo vệ luận án đánh giá xuất sắc.

"Theo mình, dạy Văn không chỉ hướng tới vẻ đẹp ngôn từ mà hướng tới cho học sinh năng lực giao tiếp, kỹ năng nghe - nói - đọc tiếng Việt. Từ hiểu, yêu tiếng Việt, các em học sinh người Mông sẽ hiểu các môn học khác, rồi từ đó quay lại yêu môn Văn". "Giờ mình đã có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học. Chồng và các con mình là người dân tộc Mông. Mình yêu mảnh đất và con người nơi đây. Mình hãnh diện và tự hào khi được góp phần nhỏ bé mang tri thức đến cho mảnh đất gian lao mà kiên cường này".

Chia tay cô bạn nhỏ bé mà kiên cường, tôi tự nhủ, cuộc đời này vẫn có quá nhiều điều tốt đẹp, bởi vẫn còn những người như cô giáo Huyền, giản dị mà đầy đức hy sinh, như một bông hoa nhỏ âm thầm tỏa hương thơm ngát giữa đời thường. Chúc Huyền luôn có đủ sức khỏe để tiếp tục thắp sáng những ước mơ nơi vùng xa!

Thương Huyền

Theo cpv.org

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đây là sếp lớn đánh đập, mắng chửi Triệu Lộ Tư suốt 2 tiếng trong nhà vệ sinhĐây là sếp lớn đánh đập, mắng chửi Triệu Lộ Tư suốt 2 tiếng trong nhà vệ sinh
19:48:40 31/12/2024
Bức ảnh của Mai Ngọc và chồng thứ 2 phơi bày 1 điều cuộc hôn nhân 17 năm không làm đượcBức ảnh của Mai Ngọc và chồng thứ 2 phơi bày 1 điều cuộc hôn nhân 17 năm không làm được
19:38:02 31/12/2024
Gia đình 9 người thiệt mạng trong vụ nổ máy bay tại Hàn Quốc: Căn nhà trống trải, chú chó nhỏ vẫn ngóng chờ chủ quay vềGia đình 9 người thiệt mạng trong vụ nổ máy bay tại Hàn Quốc: Căn nhà trống trải, chú chó nhỏ vẫn ngóng chờ chủ quay về
19:56:51 31/12/2024
Tổng giám đốc vàng SJC vừa bị khởi tố: Nhận lương hơn 550 triệu/nămTổng giám đốc vàng SJC vừa bị khởi tố: Nhận lương hơn 550 triệu/năm
22:02:10 31/12/2024
Thực nghiệm hiện trường vụ đầu độc chồng và 3 cháu ruột bằng xyanuaThực nghiệm hiện trường vụ đầu độc chồng và 3 cháu ruột bằng xyanua
21:19:19 31/12/2024
Chi Pu hát APT. (Rosé), khoe tiếng Việt nhưng vẫn có 1 điều khiến khán giả chưa thoả mãn ở nhạc hội năm mới tại Trung QuốcChi Pu hát APT. (Rosé), khoe tiếng Việt nhưng vẫn có 1 điều khiến khán giả chưa thoả mãn ở nhạc hội năm mới tại Trung Quốc
22:53:32 31/12/2024
Cổ Cự Cơ khoe ảnh hạnh phúc bên vợ và con trai nhỏCổ Cự Cơ khoe ảnh hạnh phúc bên vợ và con trai nhỏ
22:31:49 31/12/2024
Sao Hoa ngữ bên gia đình trong dịp nghỉ lễSao Hoa ngữ bên gia đình trong dịp nghỉ lễ
23:45:33 31/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Syria lần đầu tiên bổ nhiệm phụ nữ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương

Syria lần đầu tiên bổ nhiệm phụ nữ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương

Thế giới

05:24:45 01/01/2025
Những cống hiến của bà không chỉ khẳng định năng lực cá nhân mà còn là minh chứng cho sự tiến bộ về mặt xã hội trong việc công nhận vai trò của phụ nữ.
Trong tháng tới, hãy ăn 4 món rau bổ dưỡng, thơm ngon lại mang ý nghĩa may mắn này

Trong tháng tới, hãy ăn 4 món rau bổ dưỡng, thơm ngon lại mang ý nghĩa may mắn này

Ẩm thực

23:37:17 31/12/2024
Chúng ta không chỉ cần điều chỉnh thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe mà còn cần ăn uống đầy đủ để cầu mong những điều tốt lành và may mắn trong năm mới.
Cái kết ê chề cho mỹ nam ngông nghênh nhất phim Hoa ngữ: Diễn kém nhưng "gáy" ác, bị cả MXH cười chê!

Cái kết ê chề cho mỹ nam ngông nghênh nhất phim Hoa ngữ: Diễn kém nhưng "gáy" ác, bị cả MXH cười chê!

Phim châu á

23:11:53 31/12/2024
Được kỳ vọng sẽ mang tới một quả bom tấn trong dịp cuối năm, tác phẩm của mỹ nam Hoa ngữ đình đám này lại flop thảm hại.
Tiết lộ chấn động về T.O.P (BIGBANG) khiến cả MXH phẫn nộ

Tiết lộ chấn động về T.O.P (BIGBANG) khiến cả MXH phẫn nộ

Hậu trường phim

23:07:28 31/12/2024
Dù không tham gia quảng bá phim nhưng suốt từ khi Squid Game 2 công bố dàn cast tới nay, T.O.P luôn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.
'The Final Countdown' - ca khúc bất hủ đón chào năm mới

'The Final Countdown' - ca khúc bất hủ đón chào năm mới

Nhạc quốc tế

22:43:35 31/12/2024
The Final Countdown được xếp vào danh sách 100 ca khúc One-Hit Wonders (tạm dịch: hiện tượng một lần nổi tiếng) vĩ đại nhất của kênh VH1.
Ca sĩ Như Hảo trải lòng về cuộc sống sau 2 lần đổ vỡ hôn nhân

Ca sĩ Như Hảo trải lòng về cuộc sống sau 2 lần đổ vỡ hôn nhân

Tv show

22:29:34 31/12/2024
Sau biến cố hôn nhân, ca sĩ Như Hảo tìm niềm vui trong âm nhạc. Cô nhớ lại: Quãng thời gian đó, phần lớn tôi dựa dẫm vào bản thân mình .
Kylie Jenner và Timothée Chalamet tận hưởng chuyện tình lãng mạn

Kylie Jenner và Timothée Chalamet tận hưởng chuyện tình lãng mạn

Sao âu mỹ

22:21:40 31/12/2024
Một năm rưỡi sau khi bắt đầu hẹn hò, Kylie Jenner (27 tuổi) đang đưa nam diễn viên phim Wonka - Timothée Chalamet (29 tuổi) vào cuộc sống gia đình cô
Soobin tung MV tiếp nối 'Đi để trở về', gợi nỗi nhớ nhà dịp tết

Soobin tung MV tiếp nối 'Đi để trở về', gợi nỗi nhớ nhà dịp tết

Nhạc việt

22:10:05 31/12/2024
Nam ca sĩ tiếp tục gợi nỗi nhớ nhà trong lòng những người con đang bôn ba bên ngoài, khi mùa tết, dịp gia đình đoàn viên đang đến gần.
Hoàng Thuỳ Linh lần đầu công khai xuất hiện hậu sinh con: Visual "xinh iu" nhưng camera lia đến vóc dáng mới giật mình!

Hoàng Thuỳ Linh lần đầu công khai xuất hiện hậu sinh con: Visual "xinh iu" nhưng camera lia đến vóc dáng mới giật mình!

Sao việt

22:06:50 31/12/2024
Khi camera lia đến những góc quay cận sắc vóc hiện tại của Hoàng Thuỳ Linh, cư dân mạng ngỡ ngàng vì mẹ bỉm lấy lại vòng eo thần tốc.
"Giải cứu" Yoona khỏi tài tử Squid Game sau vụ đăng ảnh JAV phản cảm

"Giải cứu" Yoona khỏi tài tử Squid Game sau vụ đăng ảnh JAV phản cảm

Sao châu á

22:04:17 31/12/2024
gười hâm mộ của Yoona đang kêu gọi nhà sản xuất cắt vai của Park Sung Hoon và giao lại cho người khác. Họ cho rằng danh tiếng xấu của nam diễn viên sẽ làm hoen ố đến hình ảnh của Yoona và cả bộ phim.
Ngày 14/1, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục hầu tòa vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng

Ngày 14/1, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục hầu tòa vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng

Pháp luật

21:40:35 31/12/2024
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, năm 2017, bị cáo Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV NXB giáo dục. Theo đề nghị của bị cáo Ngọc và Minh, bị cáoThái đã chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu giấy in sai quy định.