Nhà phát hành kêu gọi phim Việt trở lại rạp
Các đơn vị phát hành trong nước cùng kêu gọi nhà sản xuất Việt đưa tác phẩm ra rạp để thu hút khán giả.
“Hâm nóng” rạp phim là chủ đề được quan tâm trong tọa đàm Thúc đẩy điện ảnh Việt hậu Covid-19, chiều 21/9. Sau hai lần bùng phát dịch, các đơn vị phát hành phim bị ảnh hưởng nặng. Theo thống kê do CGV thực hiện vào tháng 5 – khi mở cửa sau gần hai tháng gián đoạn, doanh thu các rạp chỉ đạt 25% cùng kỳ năm 2019.
Từ phải qua: vợ chồng đạo diễn Lý Hải, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh, đạo diễn Charlie Nguyễn dự tọa đàm “Thúc đẩy điện ảnh Việt hậu Covid-19″, chiều 21/9, tại TP HCM. Ảnh: Long Bình.
Khi đợt dịch thứ hai bùng phát vào tháng 7, nhiều phim phải hoãn lịch chiếu như Ròm, Tiệc trăng máu, Chồng người ta… Nhà sản xuất – diễn viên Trương Ngọc Ánh cho biết sau thời gian giãn cách xã hội, thói quen đến rạp của khán giả chưa trở lại hoàn toàn. Không ít người đã quen với việc xem phim qua các ứng dụng. Số lượng phim Việt ra rạp cũng giảm dần. Nếu ba tháng đầu năm, chín tác phẩm điện ảnh được công chiếu thì ba tháng gần đây chỉ có năm phim ra rạp.
Bà Ngô Bích Hiền – giám đốc BHD TP HCM – cho rằng để thuyết phục các nhà làm phim, các đơn vị rạp cần cam kết hình thức ủng hộ. Chẳng hạn, với các tác phẩm chất lượng tốt, nhà phát hành phải cam đoan sẽ chiếu trong ít nhất một tháng, số suất mỗi ngày ra sao, bố trí các khung giờ vàng như thế nào. Các cụm rạp cũng có thể hỗ trợ về tỉ lệ ăn chia với đơn vị sản xuất để họ có thêm doanh thu, thay vì mức 45/55 thường thấy (rạp hưởng 55%, còn lại thuộc về nhà làm phim).
Tuy vậy, đại diện các đơn vị rạp cho rằng dịch bệnh chỉ là một trong những nguyên nhân khiến doanh thu ngành phim đi xuống. Lý do chính khiến khán giả ít đến rạp là chưa có tác phẩm nổi trội về chất lượng. Bà Nguyễn Thị Mai Hoa – giám đốc khối vận hành cụm rạp Galaxy – dẫn chứng về hiện tượng Peninsula – phim bom tấn Hàn Quốc đề tài xác sống. Dù công chiếu vào giữa tháng 7, thời điểm dịch còn diễn biến phức tạp, Peninsula trở thành phim Hàn có doanh thu cao nhất lịch sử tại Việt Nam với 83 tỷ đồng, vượt kỷ lục của Parasite năm 2019. Ông Nguyễn Hoàng Hải – đại diện CJ & CGV – cũng đưa ra thống kê ở thị trường phim Trung Quốc. Dù đóng cửa rạp suốt sáu tháng, khi mở lại, doanh thu ngành phim của Trung Quốc tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. The eight hundred – bom tấn về đề tài chiến tranh – thu về hơn 400 triệu USD dù kinh phí đầu tư chỉ hơn 80 triệu USD.
Nhà sản xuất Việt được người trong nghề nhận định đang đứng trước cơ hội vàng ở mùa phim cuối năm, vì không nhiều bom tấn nước ngoài góp mặt trong cuộc đua này. Nếu dồn sang năm sau, hiện tượng “phim chồng phim” sẽ khiến khán giả ngán ngẩm, hiệu suất doanh thu không cao vì mỗi tác phẩm chỉ trụ rạp được một, hai tuần. Tuy vậy, ngoài Ròm - tác phẩm Việt đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim Busan (Hàn Quốc) năm 2019 – sắp ra rạp, ít phim nào khiến khán giả hứng khởi, trông chờ. Một số phim sắp chiếu không phải là tác phẩm gây chú ý, như Sài Gòn trong cơn mưa, Người cần quên phải nhớ… “Phim cần chiếu trong thời gian này là những tác phẩm có nội dung vượt trội để tạo cú hích cho khán giả lấy lại thói quen đến rạp”, bà Ngô Thị Bích Hiền, giám đốc BHD TP HCM nói.
“Ròm” – phim được kỳ vọng tạo cú hích phòng vé Việt khi công chiếu ngày 25/9. Video: CGV.
Trailer Ròm
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết anh vẫn giữ niềm tin về thói quen đến rạp của khán giả Việt. Theo anh, trải nghiệm xem phim rạp mang lại giá trị riêng so với xem phim online, tại nhà. Anh nói: “Được khóc, cười, hoảng hốt, hạnh phúc khi ngồi trong rạp là những cảm xúc đặc thù. Điều các nhà làm phim lẫn đơn vị phát hành cần quan tâm là chất lượng phim. Nếu hay, khán giả sẽ tự tìm đến”, anh nói.
Phòng vé Mỹ có thể ế ẩm nhất 22 năm quaHollywood chiếu phim trực tuyến ‘cứu’ doanh thu
Sao Việt cạo đầu đóng phim: Wowy đúng chất giang hồ, Mạc Văn Khoa nhận mình thánh thiện
Để hóa thân vào những nhân vật trong phim, các diễn viên đã phải cắt tóc, cạo đầu để hoàn thành vai diễn.
Trailer phim
Bộ phim "Ròm" đang được khán giả chờ đợi ngày ra rạp. Mới đây ekip đã tung clip hậu trường những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình 8 năm của bộ phim. Và hình ảnh rapper Wowy cạo trọc đầu để đóng phim được hé lộ.
Rapper Wowy cho biết trước khi đóng phim, anh được biết đến với hình ảnh tóc dài, kính trắng. Tuy nhiên, nam rapper được yêu cầu cạo đầu ngay trên set quay để có tạo hình phù hợp vai diễn. Thay đổi này mang đến cho Wowy hình ảnh bặm trợn của một tay giang hồ thứ thiệt.
Mạc Văn Khoa cho biết anh khá đắn đo khi cạo trọc đầu để hóa thân vào vai diễn thầy tu trong "30 chưa phải là Tết", nhưng vì nghệ thuật, anh đành hi sinh.
"Tôi phải cạo đầu 9 lần, anh hớt tóc quen mặt tôi luôn. Chị Phương Thanh còn bảo tôi có căn tu. Ban đầu tôi sợ mình vào vai thầy tu không hợp, mặt sẽ ác. Song may mắn nhìn tôi vẫn thánh thiện", anh hài hước chia sẻ.
Dù đã hóa thân vào nhiều dạng nhân vật nhưng trong phim "Những cô gái trong thành phố", Công Lý đã phải hi sinh mái tóc của mình để hợp vai diễn Lâm "đồ tể" trong phim
Anh vào vai một gã đàn ông dữ dằn, mạnh mẽ với vẻ ngoài xù xì, thô ráp nhưng ẩn chứa bên trong một trái tim khao khát yêu thương. Nói về việc xuống tóc, nam diễn viên hài hước cho biết lý do phải cạo đầu vì mái tóc cũ đã có tóc bạc, mà da đầu anh lại không hợp với thuốc nhuộm.
Trong bộ phim "Thái sư Trần Thủ Độ", Hứa Vĩ Văn đảm nhận Thái tử Sảm, con trai vua Lý Cao Tông. Anh đã nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả về khả năng diễn xuất.
Để đạt được những khung hình đẹp nhất trong phim, Hứa Vĩ Văn đã chọn cách cạo đầu thật chứ không nhờ cậy đến các biện pháp hóa trang. Tạo hình của anh trong phim đã ghi điểm với khán giả
Trở lại với showbiz, Thúy Vinh đảm nhận vai diễn một sư cô trong bộ phim "Hiệp sĩ mù" của đạo diễn Lưu Huỳnh. Để hoàn thành tốt vai diễn, Thúy Vinh đã dành nhiều thơi gian để tìm hiểu về hoàn cảnh sống trong chùa cũng như thần thái của những người tu hành khi tiếp xúc với Phật tử.
Việc cạo đầu để vào vai sư cô là điều đương nhiên Thúy Vinh phải làm. Cô chấp nhận cạo đầu thật chứ không đội miếng dán silicon để tạo da đầu giả như nhiều diễn viên khác thường áp dụng.
Là một diễn viên gạo cội, lão làng nhưng NSƯT Thành Lộc luôn đam mê, hết lòng vì vai diễn. Trong "Lạc giới", bộ phim điện ảnh khai thác đề tài đồng tính của đạo diễn Phi Tiến Sơn, Thành Lộc đảm nhận một vai phụ là ông chủ nhà hàng nổi tiếng "nhiều chuyện".
Dù chỉ là một vai phụ nhưng vai diễn này mang lại những tràng cười sảng khoái cho khán giả, đúng với sở trường của Thành Lộc. Sau khi đọc kịch bản, Thành Lộc đã rất thích và bàn bạc với đạo diễn Phi Tiến Sơn để có tạo hình mới cho nhân vật phù hợp. Anh không ngại cạo đầu trọc để thay đổi hình ảnh cho khác với tất cả các phim trước đây.
Khương Ngọc trong bộ phim "Thiên mệnh anh hùng" cũng đã gây ấn tượng với khán giả. Nhân vật Trần Tướng quân của anh cũng tạo điểm nhấn đặc biệt cho phim từ tính cách cho đến tạo hình.
Trần Tướng quân vốn là tay sai của Tuyên Từ Thái hậu (Vân Trang đóng), một kẻ sát thủ tàn bạo không từ âm mưu gì để hạ sát kẻ địch theo mệnh lệnh của chủ nhân. Nhằm nhấn mạnh sự độc ác của nhân vật, Khương Ngọc được hóa trang đặc biệt với mái đầu trọc lốc, vết thẹo dài trên gương mặt cùng một bên mắt bị hỏng.
2sao.vn | Photobook
Đạo diễn, khán giả nói gì khi "Ròm" bị hoãn chiếu vô thời hạn vì Covid-19? "Ròm" là dự án phim Việt Nam đầu tiên công bố hoãn kế hoạch ra mắt sau khi Covid-19 quay trở lại Việt Nam. "Ròm" từng thắng ở nhánh chính New Currents tại LHP Busan, thành phim Việt đầu tiên đoạt giải cao nhất ở một trong những sự kiện điện ảnh lớn nhất châu Á Chiều 27/7, bộ phim "Ròm" của đạo...