Nhà ở học sinh bán trú, nhà công vụ giáo viên tại Lào Cai: Cú hích cho giáo dục dân tộc
Lào Cai là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, 2/3 cơ sở giáo dục, giáo viên ở vùng cao, trên 70% học sinh là người dân tộc thiểu số, trên 30 ngàn học sinh nội trú, bán trú… Đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra để đổi mới giáo dục, UBND tỉnh và ngành GD- ĐT Lào Cai đã thực hiện nhiều quyết sách đúng đắn.
Một trong những quyết sách được coi như cú hích lớn cho giáo dục dân tộc Lào Cai chính là triển khai xây dựng nhà công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú thời gian qua. Báo GD&TĐ đã có cuộc phỏng vấn GĐ sở GD- ĐT Lào Cai – ông Nguyễn Anh Ninh – xung quanh vấn đề trên.
Được biết UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết định số 2570/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai xây dựng nhà công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú năm học 2016, 2017. Xin ông cho biết những nét chính về kế hoạch trên?
Xây dựng nhà ở công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú là nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên của tỉnh Lào Cai với tổng nguồn lực đầu tư 205 tỷ đồng. Nguồn lực đầu tư được bố trí từ ngân sách nhà nước (tỉnh, huyện) và huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục. Về quy mô đầu tư nhà bán trú gồm 135 công trình, 738 phòng ở học sinh bán trú; Nhà công vụ với 266 công trình với 1140 phòng. Năm học 2017 – 2018 sẽ có trên 30 ngàn học sinh bán trú, trên 7 ngàn giáo viên, nhân viên được đảm bảo chỗ ăn, ở tại trường…
Sự quan tâm, đầu tư đúng hướng với ngành Giáo dục (xây dựng nhà ở bán trú học sinh, nhà công vụ cho giáo viên) có ý nghĩa, tác dụng ra sao đối với ngành Giáo dục Lào Cai?
GĐ sở GD-ĐT Lào Cai – ông Nguyễn Anh Ninh
Cần khẳng định rằng, đầu tư xây dựng nhà ở học sinh bán trú, nhà công vụ giáo viên là chủ trương lớn của tỉnh; đầu tư đúng mục tiêu, hiệu quả, phù hợp và xuất phát từ thực tiễn giáo dục vùng cao, với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của con em các dân tộc vùng cao; điều kiện sinh hoạt, làm việc cho giáo viên vùng cao. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu giáo dục, phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; duy trì kết quả phổ cập giáo dục; nâng cao dân trí, tạo nhân lực; xóa đói, giảm nghèo bền vững…
Có thể nói, kết quả của đầu tư xây dựng nhà bán trú, nhà công vụ giáo viên có tác động mạnh tới phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Trước hết là sự phát triển mạnh các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Các trường này đã trở thành các trường nòng cốt của giáo dục dân tộc ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; trường bán trú gắn với hướng nghiệp, dạy nghề. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng thực hiện đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp; thực hiện Nghị quyết 19-TW6, nhờ có đủ nhà bán trú đã đưa được 10.732 học sinh tiểu học, THCS ở điểm trường lẻ về học tại trường chính để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từ đó giảm được 392 lớp, xóa 43 điểm trường, gộp 248 điểm trường.
Tiếp đó, đã tác động mạnh mẽ và nổi bật đến chất lượng giáo dục dân tộc. Do điều kiện kinh tế – xã hội của một tỉnh vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn; đảm bảo chỗ ăn, ở cho giáo viên và học sinh, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số; đặc biệt là nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc (tăng 2% so với năm học trước). Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh, học sinh có học lực khá, giỏi tăng 6,2%. Các phong trào thi đua được đẩy mạnh; hoạt động giáo dục trong trường học diễn ra sôi nổi; hoạt động học sinh bán trú tự quản; chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt, vững chắc.
Đặc biệt phải nói tới tác dụng tích cực khả năng tiếp cận tính công bằng trong giáo dục; tăng nhanh số lượng học sinh gái đi học THTP, học nghề, CĐ, ĐH (tăng 0,8%); tăng cơ hội cho trẻ em vùng cao khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đến trường. Các em học sinh ở bán trú tại trường được tham gia các hoạt động giáo dục, giáo dục kỹ năng sống, kĩ năng giao tiếp được nhiều hơn, tổ chức ăn, ở lao động, trồng rau xanh… học sinh tự tin, nhanh nhẹn và sáng tạo hơn. Từ đó các em đã đem kiến thức học được ở trường để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn gia đình, thôn, bản trong việc tổ chức đời sống và sinh hoạt hàng ngày…
Xây dựng nhà công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú chắc chắn cũng mang tới những tác động mạnh mẽ tích cực trên nhiều phương diện với người dân, và các thầy cô giáo và xã hội?
Chính sách đầu tư xây dựng nhà ở học sinh bán trú, nhà công vụ giáo viên được đầu tư đúng mục tiêu, hiệu quả, phù hợp… đã đáp ứng được mong mỏi của nhân dân, cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo công tác ở vùng cao. Học sinh bán trú được bố trí chỗ ở tại trường coi đây là ngôi nhà chung của mình và được hưởng các chính cách hỗ trợ, gia đình các em giảm bớt khó khăn từ đó góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội như: Đói nghèo, du canh, du cư, di dân tự do, phá rừng đốt nương làm rẫy…
Không những thế, việc đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở học sinh bán trú không chỉ đơn thuần là đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ tài chính cho học sinh mà còn nâng cao nhận thức cho học sinh, nhân dân, chính quyền địa phương về sự quan tâm của nhà nước về chính sách an sinh xã hội đối với nhân dân. Nhân dân địa phương rất vui mừng phấn khởi đón nhận sự đầu tư, hỗ trợ của TW, địa phương từ đó đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; nhân dân tích cực chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.
Video đang HOT
Đối với ngành Giáo dục, các nhà giáo khi có nhà công vụ không những đã giúp cho các thầy cô giáo ở vùng cao có được chỗ ở tiện nghi để các thầy cô yên tâm công tác, nhà công vụ giáo viên là chỗ làm việc, quản lý học sinh, một tổ ấm của nhà giáo vùng cao, khu tập thể giáo viên ở đây sẽ là một tập thể kiểu mẫu về sự đoàn kết tương thân tương ái, tập thể văn minh. Đó cũng là nguồn động lực to lớn động viên thầy trò vùng cao vượt lên mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ cao cả của người giáo viên nhân dân.
Chính sách làm nhà ở học sinh bán trú, nhà công vụ giáo viên và cùng với các chính sách hỗ trợ khác đã góp phần quan trọng phát triển mạnh mẽ giáo dục dân tộc, đã làm thay đổi trình độ dân trí của tỉnh rõ rệt, là nhân tố cơ bản trong đào tạo nhân lực, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Ông có thể chia sẻ những khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng nhà ở bán trú học sinh, nhà công vụ cho giáo viên.
Một số khó khăn lớn nhất đã gặp đó là: triển khai xây dựng nhà công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp. Chính phủ chưa có chương trình xây dựng nhà ở cho học sinh bán trú; Mặt khác, số lượng học sinh bán trú, số lượng giáo viên ở tỉnh có nhu cầu nhà ở bán trú, nhà ở công vụ đông.
Vì vậy quy mô đầu tư lớn gần 2.000 phòng với 401 công trình, thời gian thực hiện không nhiều. Đặc biệt, nhiều trường vùng cao diện tích đất chật hẹp, không có mặt bằng xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng phải thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng…; nhưng rồi, tất cả những khó khăn đó cũng giả quyết được bởi đây là một chủ trương lớn, giàu tính nhân văn; là ý Đảng, lòng dân.
Xin cảm ơn ông!
Đức Hạnh (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Kết quả thử nghiệm chương trình phổ thông mới: Có nhiều điểm thất bại!
Ngày 3/5, Bộ GD&ĐT họp báo công bố kết quả sau một tháng thử nghiệm áp dụng chương trình phổ thông mới. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, có tiết học thành công, có tiết học thất bại.
Một số yêu cầu còn cao so với học sinh
Ngay sau khi Chương trình giáo dục phổ thông mới được giới thiệu trên mạng lấy ý kiến dư luận, Ban soạn thảo đồng thời thử nghiệm chương trình này tại một số trường phổ thông thuộc 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Lào Cai, Hà Nội, Bình Định, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, đại diện 6 vùng kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước
Theo đó, mỗi vùng chọn 1 tỉnh, mỗi tỉnh chọn 3 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở (THCS) và 2 trường trung học phổ thông (THPT) đại diện cho các địa bàn phát triển khác nhau để thực nghiệm.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới, sau thời gian triển khai thử nghiệm cho thấy, một số tiết học thành công, một số tiết học thất bại.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Các tiết học thành công do 3 yếu tố, trong đó đặc biệt do thầy cô nắm vững được nội dung vấn đề, bài soạn ấy vừa đủ thời lượng nên không quá tải.
Thầy và trò các trường đều tích cực hưởng ứng các bài thực nghiệm. Chương trình (CT) các môn học đã xác định đúng các phẩm chất và năng lực mà môn học hình thành, phát triển cho học sinh.
Phần lớn các bài học thực nghiệm đã xác định đúng những yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học, chú trọng tổ chức các hoạt động học tập, tương tác của học sinh.
Tuy nhiên, còn có mặt hạn chế, đó là một số yêu cầu cần đạt còn cao so với trình độ của học sinh, nội dung một số bài thực nghiệm tương đối khó, một số bài vẫn còn nặng về trang bị kiến thức, dung lượng của một số bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học.
Việc bố trí nhiều đơn vị kiến thức trong một bài học không tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các hoạt động khám phá, luyện tập và vận dụng kiến thức vào đời sống.
Đây là những hạn chế, bất cập cần được mỗi nhóm tác giả CT môn học nghiêm túc xem xét và kiên quyết khắc phục trong thời gian tới.
Kết quả đánh giá dự thảo các chương trình môn học cấp trung học cơ sở
Giáo viên chưa thay đổi thói quen dạy cũ
Đánh giá tính khả thi của CT, phần lớn các tiết dạy thực nghiệm diễn ra sôi nổi, mới mẻ. Nhiều giáo viên đã vận dụng tốt phương pháp tổ chức hoạt động, trao quyền chủ động cho học sinh, tạo tâm thế hào hứng và các hoạt động học tập hiệu quả ở học sinh.
Nhiều giáo viên đã mạnh dạn thay đổi ví dụ được gợi ý trong tài liệu thực nghiệm cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
Một số giáo viên còn linh hoạt thay đổi cách bố trí lớp học, không gian học, dùng hình thức trò chơi để học sinh học một cách thoải mái, hứng thú. Các hình thức thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi,... được sử khá dụng hợp lí và hiệu quả.
Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn chưa thay đổi được thói quen truyền thụ kiến thức đơn thuần nên chưa tạo ra được những giờ học hiệu quả, trong đó mỗi học sinh đều được hoạt động để tự mình tìm tòi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng những điều đã học để phát hiện, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
Kết quả đánh giá dự thảo các chương trình môn học cấp trung học phổ thông.
Một số giáo viên thiên về áp dụng phương pháp phát vấn, chủ yếu là hỏi đáp giữa giáo viên với một vài học sinh.
Một số giáo viên tuy có tổ chức cho học sinh làm việc nhóm nhưng cách làm việc còn mang tính hình thức, chưa tạo điều kiện để mỗi học sinh trong nhóm hoạt động, tự tạo ra sản phẩm của mình, đóng góp vào kết quả làm việc chung.
Ban soạn thảo cho rằng, thực tế cho thấy giờ dạy chỉ thành công khi giáo viên nắm vững nội dung CT và vận dụng được phương pháp dạy học mới để tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Ví dụ, bài dạy thực nghiệm Lịch sử và Sử học, một chủ đề mới được coi là khô và khó trong CT Lịch sử lớp 10, dạy ở Trường THPT số 2 thành phố Lào Cai được đánh giá là rất thành công. Đó là nhờ giáo viên nắm chắc nội dung bài học và có phương pháp tổ chức hoạt động tốt, khơi gợi được hứng thú ở học sinh, lôi cuốn các em tích cực tham gia hoạt động.
Kết quả đánh giá dự thảo các chương trình môn học cấp tiểu học
Ban soạn thảo sẽ chỉnh sửa chương trình hoàn chỉnh
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc thực nghiệm Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta.
Sau khi thực nghiệm, thành viên Ban soạn thảo đã chỉnh sửa chương trình sao cho hoàn chỉnh và nhẹ nhàng cho học sinh.
"Kết quả thực nghiệm và khảo sát ý kiến giáo viên, cán bộ quản lí đem lại những bài học bổ ích đối với công tác hoàn thiện CT và tập huấn giáo viên, cán bộ quản lí về CT và về SGK sắp tới.
Ban Phát triển CT GDPT tổng thể, Ban Phát triển các CT môn học đã phân tích kết quả các giờ dạy thực nghiệm, tiếp thu ý kiến giáo viên, cán bộ quản lí ở cơ sở, kết hợp với góp ý của các sở GD&ĐT, các chuyên gia giáo dục, các tầng lớp nhân dân và Hội đồng Quốc gia Thẩm định CT GDPT tổng thể, CT môn học để hoàn thiện CT.
Từ kết quả thực nghiệm, Ban Phát triển CT GDPT tổng thể, Ban Phát triển các CT môn học kiến nghị Bộ chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp tập huấn giáo viên, cán bộ quản lí thật chu đáo, hiệu quả", GS Thuyết nói.
Cũng theo GS Thuyết, sau thời gian dạy thực nghiệm cho thấy, cán bộ chỉ đạo, quản lí và giáo viên cần được tập huấn kĩ về CT giáo dục phổ thông mới và SGK mới.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Học phí lớp 10 nội trú, bán trú các trường tư thục ở Sài Gòn Năm học 2018-2019, phụ huynh có nhiều lựa chọn các lớp bán trú, nội trú cho con em khi nhiều trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh, học phí ổn định. Nhằm giúp phụ huynh, học sinh lớp 9 tại TP HCM thuận tiện tra cứu thông tin và lựa chọn trường THPT cho con, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã...