Nhà ở giá rẻ cho công nhân
Thường trực Thành ủy TPHCM và Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã có buổi làm việc vào ngày 29.10 với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường. Tại buổi làm việc, Tổng LĐLĐVN đề nghị Thành ủy, UBND TPHCM tạo điều kiện để triển khai thực hiện các thiết chế phục vụ công nhân, đặc biệt vấn đề nhà ở giá rẻ cho công nhân. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của Thành ủy TPHCM cũng như các cơ quan chức năng của thành phố.
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng (trái ảnh) phát biểu tại buổi làm việc với Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN do Chủ tịch Bùi Văn Cường dẫn đầu vào chiều 29.10. Ảnh: NAM DƯƠNG
Đẩy mạnh xây dựng các thiết chế phục vụ công nhân
Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, sẽ triển khai thực hiện các thiết chế phục vụ CN như nhà ở, nhà văn hóa đa năng, khu giữ trẻ, siêu thị, công viên… Và đề nghị Thành ủy, UBND TPHCM tạo điều kiện giới thiệu địa điểm để có căn cứ lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trình UBND TP xem xét phê duyệt cấp đất chính thức để TLĐ thực hiện dự án. Dự kiến trước mắt sẽ thực hiện tại KCX Linh Trung và Tân Thuận với diện tích mỗi khu từ 1 – 2ha.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đã khẳng định: Thành ủy, UBND và các cơ quan chức năng của TPHCM luôn sẵn sàng ủng hộ các chủ trương, hành động của Tổng LĐLĐVN để chăm lo cho CNLĐ của TP. TPHCM sẽ chăm lo tốt nhất cho CNLĐ, bởi đây cũng là việc làm góp phần phát triển kinh tế của TP và xây dựng Đảng, vì giai cấp công nhân là đội ngũ chính tạo ra của cải, vật chất cho sự phát triển của TP nói riêng và xã hội nói chung. Bí thư Thành ủy TPHCM cũng đề nghị Tổng LĐLĐVN phải tập trung tuyên truyền cho đội ngũ CBCĐ và CNLĐ về những khó khăn, thách thức khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới; nâng cao trình độ, chất lượng cho đội ngũ cán bộ CĐ để phù hợp tình hình mới, nhất là vai trò của thủ lĩnh CĐ; Tổng LĐLĐVN tạo cơ chế tự chủ tối đa cho Đại học Tôn Đức Thắng để trường phát huy thế mạnh, phát triển thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế, không chỉ là trường điểm của khối CĐ mà còn là của chung ngành giáo dục.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường (người đứng) phát biểu tại buổi làm việc với thường trực thành ủy TPHCM chiều 29.10 về thiết chế văn hóa, trong đó có nhà ở cho công nhân. Ảnh NAM DƯƠNG
Về vấn đề nhà ở cho CN, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhấn mạnh: “TP có thể thiếu đất nhưng không đến nỗi không có đất để xây dựng nhà ở cho CN và NLĐ nói chung. Tuy nhiên, việc xây dựng cũng phải trên cơ sở rà soát cụ thể, nắm bắt tốt nhu cầu của CN”.
Video đang HOT
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cảm ơn Thành ủy, UBND TPHCM đã có nhiều chủ trương, giải pháp, việc làm chăm lo cho giai cấp công nhân TP và cho biết, tổ chức CĐ VN sẽ tăng cường tập trung bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng, chăm lo CNLĐ bằng những giải pháp thiết thực. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao trong các KCX-KCN là nhằm mục đích đó. Tổ chức CĐVN sẽ chú trọng thu hút, phát triển đoàn viên; đầu tư xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ CĐ giỏi cho tương xứng với nhiệm vụ trong giai đoạn tới và đề nghị TPHCM tích cực hỗ trợ để chăm lo thiết thực cho CNLĐ và nâng cao hoạt động của tổ chức CĐVN. Ông Bùi Văn Cường – UV Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – cho rằng, việc xây dựng các thiết chế phục vụ CN có lợi về cả an ninh trật tự, nâng cao đời sống CN, đồng thời còn là cơ hội tốt để tập hợp CN hiệu quả.
Về vấn đề nhà ở cho CN, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng, “vừa qua, TPHCM cũng đã triển khai học tập kinh nghiệm, tìm giải pháp để có thể xây dựng những căn nhà giá rẻ cho CN. Muốn vậy, cần có một quỹ đất sạch, chính sách miễn giảm thuế, thiết kế tiện lợi có thể áp dụng đại trà… Chúng tôi không xin tiền, chỉ xin cơ chế phù hợp”.
Mong thành phố có nhà giá rẻ cho công nhân
Với công nhân vấn đề nhà ở giá rẻ hiện nay hết sức bức thiết, theo anh Trần Duy Biên (làm việc tại Cty DeaYun, KCX Linh Trung, Thủ Đức), khu vực Linh Trung, Thủ Đức giáp ranh với Bình Dương nhưng ở phía bên kia, CN của Bình Dương có cơ hội góp tiền thuê trọ thành nhà, họ được mua nhà ở xã hội (NƠXH) với giá 100 – 200 triệu đồng và mỗi tháng trả góp bằng đúng tiền thuê phòng trọ, nhưng 5 – 10 năm sau là có nhà. CN ở bên này TP, làm việc vất vả tương tự, gắn bó với TP bao nhiêu năm chỉ đành… chép miệng. Chúng tôi mong TP có nhà ở xã hội cho công nhân bởi không muốn chỉ nhìn Bình Dương mà thèm”.
Khu nhà ở giá rẻ cho công nhân ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương – mô hình cần được nhân rộng trong cả nước. Ảnh: NAM DƯƠNG
Cũng như anh Biên, vợ chồng anh Hải và chị Thơ cùng làm CN Cty tại KCX Tân Thuận được 10 năm cũng rất mong có nhà ở giá rẻ cho công nhân. Tổng thu nhập của hai vợ chồng được 12 triệu đồng/tháng. Chị Thơ cho biết, mỗi tháng, vợ chồng anh chị trả 2 triệu đồng cho căn phòng trọ 15m2, có gác. Giá thuê nhà ngày một tăng nhưng chất lượng phòng trọ ngày một giảm.
Nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ 100 triệu đồng dành cho CNLĐ hoàn toàn triển khai được nếu có những chính sách hợp lý. Theo ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc Cty TNHH Địa ốc Đất Lành, để làm được việc này, chính quyền phải có chiến lược dài hạn. Phải tổ chức thực hiện chương trình NƠXH, không dựa vào một vài DN hay trích 20% số căn hộ thương mại cho NƠXH. Phải nhìn nhận căn hộ nhỏ 20 – 30m2 là căn hộ cho người thu nhập thấp và CN ở vùng ven và KCN. Chính quyền phải hỗ trợ bằng cách gia tăng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, giảm lãi vay ngân hàng, giảm các thủ tục đầu tư dự án NƠXH. Nếu chính quyền đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội bằng vốn ngân sách, giá bán căn hộ chỉ trên giá xây dựng, như thế giá căn hộ 5 tầng chỉ khoảng 5 triệu đồng/m2 thì giá căn hộ (20 – 30m2) là từ 100 – 150 triệu đồng; nếu chung cư cao tầng phải sử dụng thang máy thì giá bán khoảng 8 triệu đồng/m2, giá căn hộ khoảng 160 – 240 triệu đồng như Becamex Bình Dương đã và đang thực hiện.
Theo Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP, để làm được căn hộ 100 triệu đồng theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng thì phải có quỹ đất sạch, đất công của nhà nước để không tốn chi phí giải phóng mặt bằng, miễn tiền sử dụng đất… Nhà nước phải hỗ trợ thêm 100% vốn để đầu tư hạ tầng như đường sá, cấp điện nước…
Trong kế hoạch trung hạn 2016 -2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tổng LĐLĐVN dự kiến xây dựng các hạng mục: Nhà ở cho CNLĐ; Nhà văn hóa đa năng, sân tập luyện thể thao ngoài trời; nhà trẻ mẫu giáo, hệ thống siêu thị công đoàn, trạm xá và hệ thống hạ tầng, công viên cây xanh, dự kiến xây dựng ở KCX Linh Trung 1 – 2ha; KCX Tân Thuận 1 – 2ha; tổng mức đầu tư cho một khu dự kiến đối với khu đất 1ha là 141 tỉ đồng, 2 ha 246 tỉ đồng và 3 ha là 334 tỉ đồng.
(Theo Lao Động)
Công ty tự ý "chia" đất thuê của nhà nước và thu tiền
Từ năm 2004 đến nay, Công ty TNHH MTV cà phê Ia Grai đã tự ý "chia" gần 2 ha đất cho 47 hộ gia đình và thu hơn 1 tỷ đồng của các hộ dân này mà không báo cáo lên cấp trên. Điều đáng nói, đây là đất của Nhà nước đã cho công ty thuê để phát triển cây cà phê.
Công ty TNHH MTV cà phê Ia Grai (đóng tại xã Ia Hrung, Ia Grai, Gia Lai) thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam, được giao quản lý khoảng 1.100 ha cà phê tại 2 huyện Chư Prông và Ia Grai.
Vào năm 2002, công ty này đã tự ý san ủi hơn 1,7 ha đất với khoảng 2.000 cây cà phê xanh tốt trong tổng số diện tích được giao trên mà không hề có bất kỳ văn bản nào xin phép, hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sau khi san ủi thành công, từ năm 2004 đến nay, công ty đã "chia" số đất trên cho 47 hộ dân là công nhân của công ty và thu về hơn 1 tỷ đồng. Sau khi thu tiền của người được "cấp" đất, công ty không báo cáo với chính quyền, nộp nghĩa vụ thuế đất, đồng thời cũng đã "ỉm" và không hề báo cáo lên Tổng công ty.
Không chỉ tự ý "cấp" hơn 1,7 ha đất công, công ty này còn tự ý chuyển đổi hơn 5,5 ha đất đang trồng cà phê để chuyển sang mục đích khác như làm trường mầm non, sân phơi... mà không xin phép, báo cáo với Tổng công ty, cũng như không làm thủ tục chuyển đổi mục đích đất sử dụng, không nộp tiền thuế đất cho chính quyền địa phương.
Đất của Nhà nước được Công ty thuê trồng cà phê ở bên đường đã bị công ty tự ý "giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân" và có thu tiền
Giải thích cho việc làm trên, ông Nguyễn Văn Phú- Giám đốc Công ty TNHH MTV cà phê Ia Grai cho biết, do nhu cầu nhà ở của công nhân trong công ty nên đơn vị đã ủi đất để "chia" cho công nhân. Còn việc thu hơn 1 tỷ đồng của các hộ dân trên thì đây chỉ là tiền thuê máy móc san ủi đất và đền bù cây cà phê trên đất.
Theo ông Phú, việc làm trên của công ty nói không sai là không đúng, nhưng không phải là buôn bán mà là do nhu cầu cấp thiết về đất ở của công nhân. Công ty sai là do chưa làm bài bản các thủ tục. Và về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã có Đoàn thanh tra đến kiểm tra và xử phạt hành chính của công ty rồi. Phía công ty đã có báo cáo giải trình.
Văn bản giải trình nhận sai và "rút kinh" nghiệm của công ty cà phê Ia Grai
Tuy nhiên, theo danh sách cấp đất mà công ty cung cấp cho chúng tôi thì một số hộ được cấp đất đã lâu, nhưng đến nay đất vẫn chưa sử dụng để giải quyết vấn đề "cấp bách nhà ở". Đất vẫn để trống!
Còn về số tiền hơn 1 tỷ đồng thu về từ việc "cấp đất" trên được bà Bùi Thị Hường- Kế toán trưởng của công ty cho biết, đơn vị đã đưa vào hạch toán tài chính của công ty, thuộc khoản thu nhập bất thường của doanh nghiệp. Số tiền "thu nhập bất thường này" do công ty năm nào cũng bị lỗ nên đã dùng vào việc trả nợ. Và hàng năm, vào vụ cà phê, công ty đã mua cà phê hạt bên ngoài để "bù" vào số diện tích cà phê bị phá bỏ trên.
Và trong bản giải trình của công ty, đơn vị này đã thừa nhận là: "Hành vi giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích của công ty là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP... Đoàn thanh tra đã ra quyết định xử phạt và công ty đã nộp".
Đồng thời "công ty đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm tập thể và cá nhân đã tham gia vào cuộc họp để rút kinh nghiệm, không để sự việc tái phạm...".
Trước vụ việc trên, ông Kpă Thuyên- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký văn bản số 3883/UBND-NL chỉ đạo: việc giao hơn 1,7 ha đất cho 47 hộ dân và thu tiền hơn 1 tỷ đồng của công ty là trái với thẩm quyền. Phối hợp với UBND huyện Ia Grai rà soát, lập phương án sử dụng đất cụ thể sau khi đề án sắp xếp, đổi mới của công ty được phê duyệt gửi Sở TN&MT kiểm tra, trình UBND tỉnh xem xét, thu hồi diện tích đất này giao cho UBND huyện quản lý.
Đồng thời, truy thu số tiền thuê đất theo đúng diện tích thực tế Công ty đang sử dụng.
Tuệ Mẫn
Theo Dantri
Lộ nguyên nhân vụ công nhân 'ngất xỉu dây chuyền' tại Quảng Nam Liên quan đến vụ hàng loạt công nhân công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng (KCN Tam Thăng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) ngất xỉu phải nhập viện, nguyên nhân ban đầu đã được xác định Công nhân ngất xỉu, phải nhập viện điều trị vào sáng 28/10. Ảnh: Hoài Văn Chiều 28/10, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, họ vừa có báo...