Nhà nước không phải tốn tiền làm sách giáo khoa
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ này đang cân nhắc để tính đến phương án Bộ xây dựng chương trình, sau đó huy động các lực lượng xã hội tham gia viết sách giáo khoa mới.
Trao đổi với Tiền Phong, các chuyên gia cho rằng nếu thực hiện được điều này thì nhà nước không cần tốn tiền biên soạn sách giáo khoa (SGK).
PGS Văn Như Cương:
Theo tôi, để xã hội tham gia vào việc biên soạn SGK là một điều tất yếu, sớm hay muộn gì cũng sẽ phải xảy ra. Từ trước đến nay xuất bản SGK là nhà nước độc quyền, nhưng mặt khác sách tham khảo lại rất loạn. Tất cả các NXB đều có quyền xuất bản sách tham khảo ăn theo SGK mà không có một ai kiểm soát.
Nhiều cuốn được xuất bản chỉ với mục đích kinh doanh nên có nhiều sai sót rất nguy hiểm mà báo chí đã nêu, chẳng hạn có những bài toán kiểu như có 10 ngón tay cắt đứt đi mấy ngón còn mấy ngón… Việc có nhiều bộ SGK, cho phép nhiều nhóm khác nhau biên soạn SGK – một dạng sách được nhà nước kiểm soát chặt chẽ về chất lượng – sẽ ngăn chặn được tình trạng loạn sách tham khảo. Nhưng lộ trình và cách thức làm cần phải thận trọng, vì chúng ta sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Chẳng hạn giờ Bộ ban hành chương trình rồi nhưng không một nhóm nào đứng ra viết SGK thì sao? Điều này hoàn toàn có thể khi mà các nhóm nhận thấy tính rủi ro cao về khả năng được thẩm định. Chẳng hạn nếu tôi bỏ tiền túi ra rồi tập hợp một nhóm khoảng 10 tác giả viết SGK môn toán từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng khi sách của tôi không được thẩm định thì làm thế nào? Do đó Bộ GD&ĐT vẫn nên chủ động tổ chức một nhóm viết SGK, phòng trường hợp không ai dám đứng ra bỏ tiền túi để làm SGK trước khi nó được thẩm định thì học sinh vẫn có sách học.
Một khó khăn khác, SGK được thẩm định rồi, được in rồi, nhưng phát hành thế nào? Liệu có tình trạng các nhóm tác giả phải “chạy” để nơi nọ nơi kia mua sách cho họ không? Nếu không nơi nào nhận sử dụng, sách in ra không bán được cũng chết. Ngay cả khâu thẩm định, làm thế nào tránh chuyện xin – cho giống như thế người ta vẫn phải chạy chọt để người thẩm định bỏ phiếu cho, giống như bảo vệ luận án… Tôi nghĩ, đó là những khó khăn mà nhà nước có thể phải lường trước để tìm cách làm phù hợp.
Xã hội tham gia vào biên soạn sách giáo khoa là xu thế tất yếu. (Ảnh: Như Ý)
PGS Mạc Văn Trang (Viện Khoa học Giáo dục, Bộ GD&ĐT):
Trước năm 1975 ở Sài Gòn người ta đã cho nhiều nhóm tổ chức làm SGK rồi. Theo cách làm của họ thì nhà nước không hề mất tiền chi cho việc làm SGK mà chỉ mất tiền chi cho khâu thẩm định. Tự người ta xuất bản, tự người ta bán sách.
Video đang HOT
Để việc huy động xã hội làm SGK trở nên khả thi trong bối cảnh xã hội nước mình, tôi nghĩ có thể tổ chức đấu thầu. Sau khi có chương trình được hội đồng quốc gia phê duyệt, Bộ GD&ĐT làm trang mạng để công bố chương trình và đấu thầu SGK (chia ra nhiều gói thầu). Tôi nghĩ sẽ có nhiều nhóm tham gia, có nhóm làm tiểu học, có nhóm làm THCS, làm THPT. Có nhóm đăng ký làm trọn bộ một môn học nào đó từ lớp 1 đến lớp 12… Với các môn khoa học tự nhiên thì có thể huy động các nhóm/ cá nhân tác giả dịch sách của nước ngoài. Tất nhiên, các nhóm biên dịch đó cũng phải chịu cơ chế đấu thầu. Chi phí bản quyền không phải là vấn đề đáng ngại. Tôi nghĩ bằng con đường ngoại giao, chúng ta có thể thương thảo để được các nước bạn hỗ trợ vì nước nào cũng vậy, họ không coi sách giáo dục là mảng sách kinh doanh.
Như vậy việc tổ chức làm SGK sẽ đa dạng, ai mạnh cái gì làm cái đó. Các cá nhân/ nhóm làm đề án, hội đồng quốc gia sẽ xét năng lực của họ căn cứ vào đề án được trình lên, sau đó bỏ phiếu. Như vậy sẽ không chỉ có các nhóm xã hội mà còn có các nhóm nhà nước tham gia làm SGK: Viện KHGD, ĐH Sư phạm Hà Nội, các ĐH Quốc gia, ĐH Sư phạm TP HCM… Có thể nhà nước sẽ chi một ít tiền có tính chất hỗ trợ cho các nhóm.
Tôi không cho rằng có sự tham gia của các nhóm nhà nước, nhất là những nhóm của các cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT mà sự cạnh tranh giữa các nhóm thiếu lành mạnh. Hội đồng duyệt thầu không phải là Bộ GD&ĐT mà là hội đồng quốc gia thuộc hội đồng giáo dục do Thủ tướng đứng đầu. Thành viên của hội đồng này đến từ các cơ quan khác nhau chứ không phải chỉ có người của Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT chỉ là cơ quan đứng ra tổ chức và chi tiền tài trợ thôi.
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Việc giao cho Bộ GD&ĐT làm chương trình, huy động xã hội làm SGK là ý tưởng rất đúng đắn, vừa đảm bảo tính thống nhất của GD phổ thông, vừa đỡ tốn kém cho nhà nước. Hơn nữa, Bộ không làm SGK là đúng, là thực hiện đúng chức năng của cơ quan quản lý nhà nước là không làm thay cho nhà chuyên môn. Cứ để cho các cá nhân các tổ chức biên soạn SGK theo chương trình mà Bộ đã ban hành. Bộ chỉ phải thành lập một bộ phận hoạt động thường xuyên để thẩm định SGK. Chi phí hoạt động cho bộ phận thẩm định này lấy đâu ra? Theo tôi, do những tổ chức/ cá nhân làm SGK đóng góp. Cho nên ngay cả tiền duyệt sách cũng không cần dùng đến kinh phí nhà nước!
Một vấn đề mà Bộ GD&ĐT phải tính đến là tìm được cơ chế lựa chọn SGK đưa vào các cơ sở giáo dục. Trên nguyên tắc thì sách nào được Bộ duyệt là được đưa vào. Nhưng ai là người có quyền quyết định đưa SGK vào trong nhà trường? Cần phải tính toán để đảm bảo dân chủ nhưng cũng đảm bảo tính ổn định, nếu không tình trạng em không học được sách của anh chị sẽ thành phổ biến.
Theo tôi, nhà nước có thể dùng tiền định biên soạn SGK để mua sách đưa vào thư viện cho học sinh dùng. Vừa rồi tôi đi Mỹ, ở đó nửa tháng, gặp gỡ nhiều gia đình và hỏi ai cũng đều được biết họ không phải mua SGK cho con. Trẻ con đi học đều dùng của thư viện trường, các cháu chỉ mang về nhà các bài tập kiểm tra. Học sinh chẳng phải cõng cặp sách nặng, không phải lo chuyện SGK đắt rẻ, cũng như không phải lo em không học được sách của anh! Mỗi trường họ có thể chọn nhiều bộ SGK để dạy, bài này lấy của bộ sách A, bài kia lấy của bộ sách B. Như thế sẽ hạn chế những tiêu cực trong việc chọn SGK.
Theo Tiền Phong
"Chạy" chức để... đóng góp nhiều hơn?
Ai muốn có chức, có quyền thì điều này chưa thể khẳng định là xấu. Vào để có cơ hội đóng góp được nhiều hơn?
Ai mua ai bán?
Tiếc thay, nó cũng bị nghi vấn nhiều trong cả công tác tổ chức, luân chuyển cán bộmột chủ đề mà thành ủy t/p HCM vừa "xới xáo" lên, gắn với chủ trương chống tham nhũng xung quanh công tác này.
Bởi nó cũng trở thành đề tài "nóng" trong các diễn đàn chất vấn của các kỳ họp Quốc hội, và để trấn an dư luận, trong các kết luận thanh tra đều cho rằng có hiện tượng "chạy" song không phổ biến, nhưng đáng lo ngại và cần loại trừ.
Ảnh minh họa
Cũng vì không thể bác bỏ loại trừ vấn đề này, bởi rõ ràng nó "hiện diện" một cách "lai vô ảnh, khứ vô hình", nên cũng đã có một ý kiến nên "luật hóa" việc chạy chức chạy quyền của PGS.TS Nguyễn Hữu Tri - Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia.
Ai cũng có thể hiểu ngầm những người "mua" có thể không phải là người "thừa" không biết việc, mà họ hoàn toàn có thể là người có tài, đành "ngậm đắng nuốt cay" chi ra một khoản tiền lớn để có công ăn việc làm chính đáng, không phụ công ăn học hay lãng phí năng lực cống hiến của cá nhân.
Nhưng ai cũng hiểu, trong số "công chức 100 triệu" đó, có không ít người cố ý vào được cơ quan công quyền, để sau đó làm bàn đạp cho những mục đích tư lợi cá nhân. Công việc chính của họ không phải là ở cơ quan công quyền, mà đây chỉ là "bến" cho những bước tiếp theo của "quan lộ".
Vì thế cũng không lạ khi "điểm danh" công chức nhà nước năm 2013, không ít người giật mình. Ví dụ ở một tỉnh nọ, Sở Nội vụ với 31 biên chế nhưng đã có tới 19 lãnh đạo gồm 01 giám đốc, 04 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Một phòng nghiệp vụ có 04 biên chế thì có tới 03 lãnh đạo, chỉ có... 01 nhân viên để làm việc...
Nhưng "ai bán" mới là chuyện đáng nói. Những phát biểu của ông Trần Trọng Dực trong phiên họp HĐND TP.Hà Nội ngày 7/12/2012 gây "sốt" cho cả nước: "Đầu mối chạy vào công chức các quận, huyện chính là trưởng phòng nội vụ của các quận huyện. Số tiền chạy vào không dưới 100 triệu đồng một suất". Ngoài ở đó ra còn ở đâu?
Một biến tướng khác của loại "công chức 100 triệu" ở tầng cao cấp hơn, không trực tiếp mua- bán, mà tinh vi hơn nhiều. Khi đã có một chức vụ kha khá, ước mơ một vị trí cao hơn để có nhiều quyền lực hơn, cơ chế bắt phải có học hàm học vị .
Thế là một cuộc chạy đua để có bằng cấp bằng mọi giá. Bằng cấp càng cao, thì khả năng càng được cất nhắc ở vị trí cao. Không chỉ bằng cấp trong nước mà còn bằng cấp quốc tế, với nhiều chuyện bi hài ở những bằng cấp tiền sĩ quốc tế giá chỉ có 17.000 USD và học trong 6 tháng.
"Giá tiền để làm luận án phó tiến sĩ, nay gọi là tiến sĩ từ 20 đến 30 triệu đồng và điều cực kỳ khôi hài là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học, không tìm được việc làm mới quay ra làm luận án tiến sĩ thuê". Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Xuân Sính đã nói như vậy trong một cuộc hội thảo do Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức.
Trên góc trang cuối cùng của tờ phụ san Mua và Bán (Bộ Thương Mại) có những mẩu quảng cáo: "Nhận tư vấn viết luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, nghiên cứu sinh các ngành khoa học", "Nhận tư vấn viết luận văn, luận án cho sinh viên, nghiên cứu sinh thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. ĐT:xxxxx".
Biểu giá nếu chọn "dịch vụ trọn gói": 15-25 triệu đồng cho một luận án nghiên cứu sinh (tùy theo đề tài dễ hay khó); 8-12 triệu đồng cho một luận văn thạc sĩ; 4-5 triệu đồng cho một luận văn đại học. Nếu như trong chuyện bảo vệ luận văn có gì khó khăn, người của công ty sẽ đứng ra lo liệu giúp (kể cả việc lo cho đăng các bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành hoặc chạy thầy phản biện...).
Có thể chấm dứt chạy chức chạy quyền?
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị có lần phát biểu: "Những người có quyền cho dù không đòi hỏi gì nhưng cứ bị hối lộ. 500.000 đô la không hạ gục được sự liêm khiết của người lãnh đạo đó thì 1.000.000 đô la. Nếu 1.000.000 đôla không đủ mạnh để hạ gục thì nhiều đô la hơn nữa... Bức thành trì liêm khiết của con người cũng có lúc bền vững hơn dãy Trường Sơn nhưng nhiều khi chỉ yếu như tờ giấy bị thấm nước".
Chạy chức chạy quyền chính là hành vi tham nhũng của những người có chức có quyền. Trước kia, người ta "mua" một cách lén lút và tự cảm thấy xấu hổ thì ngày nay, con người xem đó như chuyện bình thường.
Chạy chức chạy quyền cũng có giá. Người ta còn ra giá, mặc cả như mua bán một món hàng bằng con đường trực tiếp người tuyển - người tìm hoặc thông qua cò mồi rồi chia chác với nhau. Chẳng thế mà trên mạng đã lưu truyền một thông tin quảng cáo khá bi hài: Công ty chuyên mua quan bán chức- bán luôn đạo đức". Giá cả cụ thể...
Hội nghị bàn về việc luân chuyển cán bộ và ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực chạy chức chạy quyền mới đây của t/p HCM đã "khuyến cáo" cảnh giác việc lợi dụng chạy chức chạy quyền để thay vì về địa phương phát huy năng lực công tác, thì người ta lấy đó làm nơi "lót đường", "tráng men" cho việc thăng quan tiến chức sau đó.
Đầu năm 2013, trước tình hình chạy chức chạy quyền phức tạp, và khá "nóng" ở các hội nghị về nhân sự, về chống tham nhũng, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri - Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia đã đề nghị: "Cần luật hóa chạy chức chạy quyền".
Theo ông, nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
Ông phân tích: Ai muốn có chức, có quyền thì điều này chưa thể khẳng định là xấu. Vào để có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên, đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn ngồi vào chức ấy để lợi dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung.
Không biết đây có phải là một ý kiến tiến hay lùi, để chấm dứt chạy chức - chạy quyền trong bóng đêm, nhưng một cách hài hước theo kiểu nói của giới trẻ: Giỏi giang không bằng giỏi chạy. Chạy chức, chạy quyền, chạy dự án... là một sự "đa dạng sinh học"?
Diệu Hà
Theo_VietNamNet
Mời người dân đóng góp ý tưởng biểu tượng Hoàng Sa Huyện đảo Hoàng Sa vừa công bố biểu tượng (logo) của huyện Hoàng Sa để đông đảo người dân đóng góp ý kiến. Ông Đặng Công Ngữ - nguyên Chủ tịch huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) - trước khi nghỉ hưu đã tặng một món quà rất đặc biệt cho UBND huyện Hoàng Sa, đó là biểu tượng (logo) của Hoàng Sa. Đây...