Nhà nước giảm can thiệp để tự chủ đại học
PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng và nhóm đề án tự chủ đại học đã thông tin như vậy tại Hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về đại học (ĐH) tư thục do Uỷ ban Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cùng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức, ngày 22-1.
ảnh minh họa
Đại diện các trường cho rằng cần phải có sự công bằng giữa trường công và trường tư, bằng cách giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính…
Tiên phong trong các trường ĐH tư thục cả nước với định hướng trở thành ĐH tự chủ, năm 2017, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã có nghiên cứu về vấn đề tự chủ trong ĐH tư thục, và cũng đã có một số ý kiến đề xuất gửi các cơ quản quản lý để được công nhận ĐH tư thục tự chủ. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa chính thức được công nhận.
PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, phân tích tự chủ ĐH hiện nay là xu hướng mang tính toàn cầu trong quản trị ĐH. Trong đó xu hướng chính là cắt giảm can thiệp của quản lý nhà nước, tăng cường giao quyền tự chủ cho các trường.
Xu hướng này là bắt buộc khi giáo dục ĐH phát triển về quy mô, đa dạng về loại hình và khi vai trò của giáo dục ĐH trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ngày càng quan trọng. Tuy vậy, mức độ tự chủ ĐH giữa các nước, các khu vực khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển, lịch sử, văn hóa, luật pháp.
Hội thảo thu hút các nhà khoa học, các trường ĐH, các quan quản lý giáo dục tham dự thảo luận. Ảnh: AN NHIÊN
Ông Hùng cho rằng việc tự chủ về quản trị, tổ chức, chương trình đào tạo, nhân sự giúp các trường giảm phụ thuộc ngân sách nhà nước trong hoạt động. “Hiện cả nước đã có 23 trường công lập được tự chủ, thế nhưng các trường ĐH ngoài công lập mặc dù hoàn toàn tự chủ tài chính vẫn chưa có trường nào được tự chủ”, ông Hùng boăn khoăn.
Ông Hùng đánh giá, giáo dục ĐH Việt Nam, trải qua hơn 30 năm đổi mới, đã có bước tiến vượt bậc về chất và lượng. Quy mô đào tạo tăng cao, nhiều ngành nghề mới ra đời, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Cùng đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phương pháp đào tạo từng bước đổi mới gắn liền với thực tiễn.
Video đang HOT
Tuy vậy, bên cạnh các thành tích, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém về chất lượng, hiệu quả, nội dung, phương pháp, công tác quản lý. Cụ thể các trường ngoài công lập, mặc dù chưa có khung quy định nhưng thật sự đã tự chủ về nhiều mặt. Theo đó, Luật Giáo dục đại học 2012 cần sửa đổi để đẩy mạnh quyền tự chủ của các trường.
Trong tham luận của mình, GS-TS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long, cho rằng đối với một trường ĐH tư thục, mới chập chững vào đời, chưa có sự trợ giúp của nhà nước hay doanh nghiệp thì tự chủ tài chính tối đa và muốn có tự chủ tài chính tối đa thì sở hữu phải thuộc về mình. Ngược lại cái khung tự chủ tài chính sẽ hẹp hơn khi sử hữu không thuộc về mình.
Theo PLO
Nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn
Các trường ĐH ngoài công lập chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thậm chí có những trường chưa từng tài trợ hay đầu tư gì cho thực hiện các đề tài cấp trường - tương đương gần như không có NCKH.
ảnh minh họa
Giảng viên không hứng thú với NCKH
Theo báo cáo về hệ thống các trường ĐH ngoài công lập của nhóm chuyên gia do bà Phạm Thị Huyền trình bày tại Hội nghị các trường ĐH ngoài công lập được Bộ GD&ĐT tổ chức vào tháng 4/2017 tại TPHCM cho thấy tình trạng nêu trên,
Trong số 60 trường ĐH ngoài công lập, có gần một nửa số trường không tập trung gì tới nghiên cứu khoa học (NCKH), có 51 trường chưa từng thực hiện đề tài nào ở cấp nhà nước; 26 trường chưa từng tài trợ hay đầu tư cho thực hiện các đề tài cấp trường, gần như không có nghiên cứu khoa học, 34 trường không có bài báo nào trong nước.
Một khảo sát về thực trạng kỹ năng NCKH của giảng viên ngoài công lập tại TPHCM do ông Nguyễn Trọng Tuấn (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) thực hiện với 120 giảng viên của 3 trường ĐH: Văn Hiến, Hoa Sen, Hồng Bàng vào thời điểm năm 2013 cho thấy có hơn 1/5 mẫu nghiên cứu ở giảng viên ngoài công lập tự đánh giá là không bao giờ NCKH trong 5 năm gần đây.
Chưa đến 50% giảng viên ĐH ngoài công lập chọn mức rất thường xuyên, thường xuyên và thỉnh thoảng NCKH. Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn thì số liệu thống kê này khá phù hợp vì khi thống kê thì trong 120 giảng viên ngoài công lập chỉ có 2 đề tài cấp Bộ, 22 đề tài cấp cơ sở, 1 đề tài thành phố và tỉnh trong 5 năm trở lại đây.
Cũng theo khảo sát trên thì dù các giảng viên đánh giá khả năng NCKH của họ ở mức độ khá nhưng "hứng thú đối với hoạt động NCKH của giảng viên lại ở mức trung bình" - ông Nguyễn Trọng Tuấn nhấn mạnh.
Kết quả phỏng vấn một số giảng viên ĐH ngoài công lập cho thấy nguyên nhân khiến họ không hứng thú với hoạt động NCKH đều tập trung vào những yếu tố chủ quan như: do dạy nhiều giờ và tham gia các công tác khác.
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan còn có nguyên nhân khách quan như nhận thấy công việc NCKH quá khó khăn và áp lực, nhất là thủ tục hành chính, không được nhà trường khuyến khích, cơ chế tuyển chọn và đánh giá không rõ ràng.
"Đây là những yếu tố khiến họ không tiếp cận một cách thuận lợi với hoạt động NCKH và lâu dần sẽ làm giảm hứng thú NCKH" - ông Tuấn phân tích.
Phải tạo được môi trường NCKH
Trong danh sách 20 trường có công bố ISI nhiều trong năm học 2016 - 2017, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) là đại diện duy nhất của các trường ĐH ngoài công lập.
Trong tổng số 402 bài báo công bố quốc tế của các trường ĐH ngoài công lập năm học 2016 - 2017 thì ĐH Duy Tân đóng góp đến 77%, gấp 3,5 số lần bài báo của các trường ngoài công lập khác cộng lại.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng là trường ĐH ngoài công lập trong 2 năm gần đây tập trung nhiều cho công tác NCKH và công bố quốc tế. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hiện thu hút khá nhiều tiến sĩ trẻ từ nước ngoài về để nghiên cứu. Trong năm 2017, trường đã có gần 70 bài báo ISI/SCOPUS.
Theo TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, trong bối cảnh các trường ĐH ngoài công lập đều là những trường non trẻ, phải tự thân vận động cả về tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ... và cạnh tranh với các trường công lập trong nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường xác định phải tập trung vào công tác NCKH.
"Bắt đầu từ năm 2009, nhà trường xây dựng lại chiến lược phát triển, đánh giá lại đội ngũ, những cán bộ giáo viên chuyên môn hóa NCKH - giảng dạy thì sẽ chủ yếu tập trung vào NCKH, nghiên cứu những công trình ngoài trường, tham gia giảng dạy chỉ đạt định mức tối thiểu, nhóm giảng viên giảng dạy - nghiên cứu thì các công trình nghiên cứu sẽ phục vụ cho việc giảng dạy và ở cấp cơ sở.
Những giảng viên nào không nằm trong hai nhóm này sẽ phải chuyển đổi vị trí công tác. Nếu trong khoảng 2-3 học kỳ liên tục, giảng viên không có sản phẩm NCKH cũng sẽ bị chuyển đổi vị trí" - TS Võ Thanh Hải .
NCKH của các trường ĐH phải được xem là nhiệm vụ bắt buộc thì mới thúc đẩy các giảng viên làm việc, sáng tạo. TS Bạch Long Giang - Trưởng phòng Khoa học công nghệ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng, "dù một trường ĐH có định phát triển theo hướng nào thì trong đó giảng viên phải có nghĩa vụ NCKH. Nếu chỉ lo đào tạo thì chắc chắn trường đó sẽ khó tồn tại lâu dài".
Có một thực tế, từ khi Trường ĐH Duy Tân đẩy mạnh hợp tác quốc tế thì công tác NCKH càng được thúc đẩy. Muốn hợp tác quốc tế với các trường ĐH có uy tín thì mình cũng phải có chuẩn tương ứng từ NCKH, chuyển giao công nghệ và năng lực của giảng viên. Và để làm được điều này thì không thể đầu tư "nóng" được mà phải có chiến lược.
Đã có 443 lượt giảng viên được Trường ĐH Duy Tân gửi sang các trường ĐH ở Mỹ để đào tạo và hàng trăm giảng viên được các giáo sư tại Mỹ sang đào tạo phần cơ bản.
Ngoài rà soát đội ngũ, nhà trường còn đầu tư ngân sách để xây dựng phòng lab cũng như cơ chế chính sách cho các nhà nghiên cứu. Theo đó, thu nhập của các nhà nghiên cứu phải cao hơn hệ giảng viên và được tính vào lương chứ không chỉ dừng lại ở việc khen thưởng đột xuất khi có kết quả.
Nhà trường cũng đầu tư cho cán bộ, giảng viên tham gia hội nghị - hội thảo chung với các nhóm nghiên cứu của các trường ĐH mà giảng viên nhà trường hợp tác được.
Trường ĐH Duy Tân cũng đã thành lập nhóm nghiên cứu theo những lĩnh vực chuyên ngành của từng cá nhân. Hiện trường có các mô hình nhóm nghiên cứu của giảng viên ĐH Duy Tân, nhóm nghiên cứu giảng viên - sinh viên và nhóm nghiên cứu giảng viên - doanh nghiệp ở các lĩnh vực điện tử viễn thông, an ninh mạng và sinh học.
Trong bảng xếp hạng 59 trường ngoài công lập tại Việt Nam phát triển mạnh về hoạt động nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ do Bộ GD&ĐT công bố vào tháng 4/2017 thì Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) đứng đầu.
Đại diện Trường ĐH Lạc Hồng , do xác định được việc hợp tác với doanh nghiệp là nhu cầu sống còn của một trường ĐH, vì thế trong những năm qua, nhà trường đã cử rất nhiều đoàn cán bộ xuống tận các công ty, các cơ sở sản xuất để tìm hiểu nhu cầu lao động, những lĩnh vực mà các công ty đang có nhu cầu và xu hướng trong 5 hoặc 10 năm tiếp theo.
Thời gian đầu, nhà trường tiếp cận với doanh nghiệp, chuyển hướng đào tạo và nghiên cứu theo nhu cầu doanh nghiệp. Điều này, góp phần giúp giảng viên và sinh viên không ngừng linh hoạt trong công tác giảng dạy và học tập kịp với hướng đi của doanh nghiệp.
Cũng chính từ đó, thông qua phong trào nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nhà trường đã khẳng định được tên tuổi và vị thế của mình trên bảng xếp hạng của các trường ĐH uy tín trong nước.
TS Võ Thanh Hải cũng cho rằng cần tạo điều kiện để các trường ngoài công lập được sử dụng chung cơ sở vật chất với các trường công lập hay các tập đoàn lớn bởi hiện nay, Trường ĐH Duy Tân đang phải sử dụng phòng lab của các ĐH ở Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ.
"Thực tế ngân sách của trường không đủ để đầu tư 100%. Khi xét duyệt đề tài, trường ưu tiên đề tài của nhóm nghiên cứu liên ngành, liên trường. Nhờ vậy, nghiên cứu viên có cơ hội sử dụng phòng lab hiện đại của nhiều trường ĐH hàng đầu trong nước cũng như quốc tế.
Chúng tôi có nhiều bài báo khoa học mà kết quả nghiên cứu có được là nhờ sử dụng phòng lab của các trường ĐH ở Đài Loan, Hàn Quốc. Khi điều kiện cơ sở vật chất không cho phép, chúng tôi tìm cách vươn ra hợp tác quốc tế để tận dụng cơ sở vật chất của họ".
Theo Giaoducthoidai.vn
Tự chủ đại học vì sao còn lúng túng? Trong buổi làm việc với Đại học Huế hồi tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: "Tự chủ là lối ra cho đại học Việt Nam nhưng chúng ta còn lúng túng" (*). Sự lúng túng ấy đến từ đâu? Nó xuất phát từ bối cảnh thể chế chính trị-pháp lý hay từ bản thân các trường đại học? ảnh minh...