Nhà máy lắp ráp iPhone ở Trung Quốc giảm tiêu thụ điện
Các dây chuyền lắp ráp điện thoại iPhone của hãng Apple tại Trung Quốc bắt đầu giảm tiêu thụ điện năng theo yêu cầu hạn chế của chính phủ đối với nhiều lĩnh vực.
Một công nhân đang kiểm tra điện thoại trước khi đóng hộp tại nhà máy ở Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Pegatron Corp, đối tác lớn của Apple và là một trong những công ty lắp ráp iPhone, ngày 27/9 cho hay họ đang thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện để tuân thủ những chính sách của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, tờ Bloomberg dẫn lời một số nguồn thạo tin tiết lộ cho đến nay, các công ty chịu trách nhiệm sản xuất thiết bị cầm tay của Apple vẫn tránh được tình trạng phải cắt giảm mạnh sản lượng và dường như được ưu tiên tiếp cận năng lượng để duy trì hoạt động.
Hai nhân vật yêu cầu giấu tên vì không được phép công khai thông tin cho hay cơ sở sản xuất iPhone của Pegatron ở thành phố Côn Sơn sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Trong khi nhà xưởng lắp ráp iPhone ở Luxshare Precision Industry hầu như không bị tác động và công ty này vẫn chuẩn bị sẵn sàng những sản phẩm chủ chốt để xuất xưởng theo đúng kế hoạch ban đầu.
Các biện pháp hạn chế sử dụng năng lượng trong công nghiệp đã được chính quyền áp đặt ở một số tỉnh, trong đó có cả những đầu tàu kinh tế như Giang Tô và Quảng Đông, trong bối cảnh giới chức Trung Quốc đang theo đuổi nỗ lực trung hòa carbon cũng như phản ứng với giá than và khí đốt leo thang.
Việc duy trì sản xuất liên tục của các nhà máy hợp tác với Apple cho thấy Bắc Kinh có thể đã loại trừ lĩnh vực sản xuất tiên tiến khỏi chính sách hạn chế của họ.
Cơ sở sản xuất iPhone của Pegatron ở Thượng Hải và của Tập đoàn Công nghệ Foxconn ở Trịnh Châu – nơi được gọi là Thành phố iPhone – không bị gián đoạn hoạt động.
Mặc dù hiện tại, chuỗi cung ứng iPhone có vẻ ổn định, nhưng những giám đốc điều hành tại các nhà máy cung cấp lớn của Apple vẫn đang theo dõi chặt chẽ tình hình. theo người dân. Đại diện của Foxconn và Luxshare đã không trả lời yêu cầu bình luận của Bloomberg.
Video đang HOT
Xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính cho Trung Quốc. Trong đó, Foxconn và các công ty sản xuất phần cứng công nghệ khác là những nhà xuất khẩu hàng đầu cũng như là những đơn vị tuyển dụng lao động lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
'Điệp viên hai mang' làm việc cho Apple
Andrey Shumeyko hoạt động trong thế giới ngầm về buôn bán nguyên mẫu và công cụ "bẻ khóa" iPhone, nhưng cũng cung cấp các thông tin này cho Apple.
Shumeyko cho biết ông tham gia các kênh chat Twitter và Discord "nội bộ" của những người chuyên buôn bán thông tin bị rò rỉ và nguyên mẫu thiết bị Apple bị đánh cắp từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những kẻ buôn bán với ông lại không ngờ rằng thông tin về họ cũng được gửi về cho Apple.
Thông tin mật về các thiết bị chưa ra mắt của Apple là món hàng "béo bở" trên thị trường chợ đen. Ảnh: Motherboard
Gián điệp hai mang
Shumeyko tiết lộ, ông lần đầu liên lạc với Global Security, đội chống rò rỉ thông tin của Apple, vào năm 2017 để thông báo về một chiến dịch lừa đảo nhằm vào Apple Store. Global Security là bộ phận đặc biệt của Apple, có nhiệm vụ truy quét các vụ rò rỉ về sản phẩm của công ty. Những thành viên của đội này từng là cựu nhân viên FBI và tình báo Mỹ. Global Security xây dựng mối quan hệ với những người trong cộng đồng bẻ khóa iPhone, hoặc các nhóm chuyên tiết lộ tin mật. Không nhiều thông tin về bộ phận này được nhắc đến.
Tháng 5/2020, Shumeyko nối lại mối quan hệ với Global Security qua email khi giúp điều tra vụ chiếc iPhone 11 chạy phiên bản iOS 14 chưa được phát hành bị một nhân viên làm rò rỉ.
Khi đó, bản dựng iOS 14 bị rò rỉ từ một nguyên mẫu iPhone 11 bị đánh cắp và được mua từ các nhà cung cấp ở thị trường "chợ đen" Trung Quốc. Sự cố này được đánh giá đặc biệt nghiêm trọng. Nếu chiếc iPhone này rơi vào tay hacker hoặc các nhà nghiên cứu bảo mật, chúng có thể bị lợi dụng để phát triển những bản bẻ khóa iOS thông qua các lỗ hổng bảo mật tiềm năng.
Shumeyko cung cấp thông tin về người được cho là đã mua chiếc iPhone 11 này. Trong email, ông cũng chia sẻ danh tính của một số người làm rò rỉ, bao gồm những người làm việc tại nhà máy lắp ráp sản phẩm Apple ở Thâm Quyến.
"Tôi nghĩ mình đã có công khi tìm ra kẻ Apple cần", Shumeyko nói. "Tôi đã xác định được ai trong số ba nhà cũng cấp phần cứng từ Trung Quốc gửi điện thoại cho anh ta. Chính tôi đã nhận được gói hàng từ người đó, vẫn còn mã vận đơn và số điện thoại".
Ở cuối luồng email, một nhân viên Apple hỏi Shhumeyko rằng liệu ông có rảnh để trò chuyện hay không. "Số điện thoại anh sử dụng cho Signal hay Telegram là gì? Chúng tôi sẽ chỉ cử một thành viên trong nhóm liên hệ", người này viết.
Ba nguyên mẫu iPhone từng được rao bán trên mạng. Ảnh: Motherboard
Shumeyko nói với nhân viên Apple rằng, ông sẵn sàng giúp đỡ như một cách để chuộc lỗi vì đã trở thành một phần của cộng đồng đó. Các cuộc trò chuyện trực tuyến, trao đổi thông tin mật diễn ra trong gần một năm sau đó. Hai nguồn nội bộ của Apple đã xác nhận điều này với Motherboard .
"Mọi người tin tưởng tôi và thấy tôi dễ mến", Shumeyko chia sẻ. "Tôi cũng cảm thấy hành động của mình giúp Apple phát triển hơn".
Năm ngoái, Shumeyko gửi cho nhóm điều tra của Apple một bản PDF liệt kê các chi tiết cá nhân của những người rò rỉ, như số điện thoại, ID WeChat, thậm chí nơi ở của ba người Trung Quốc và một người Mỹ từng quảng cáo và bán thiết bị nguyên mẫu Apple trên Twitter. Một trong số đó đã bị Apple khởi kiện.
Ngược lại, Shumeyko cũng cung cấp nhiều thông tin mật từ Apple cho các nhóm chuyên bẻ khóa và buôn bán nguyên mẫu iPhone. "Anh ta thực sự nắm rất nhiều các tài liệu nội bộ từ Apple, đa phần là chính xác", một người trong cộng đồng jailbreak iPhone nói với Motherboard . "Tôi nghĩ anh ta được nhiều người tin tưởng, một phần là nhờ nguồn gốc đáng tin cậy của thông tin đó", một người khác nói thêm.
Kỳ vọng và thất vọng
Với những thông tin có giá trị mà Shumeyko cung cấp, ông kỳ vọng Apple sẽ gửi cho ông "phần thưởng đủ hào phóng để bắt đầu lại cuộc sống của mình một cách trọn vẹn". Thế nhưng, đáp lại là một thái độ im lặng.
"Dù hỏi nhiều lần về cách Apple sử dụng thông tin tôi chia sẻ, nhân viên mà tôi tương tác không trả lời", Shumeyko kể. "Tôi cũng hỏi liệu mình có được trả tiền cho những gì đã cung cấp, nhưng đáp lại là sự thờ ơ".
Shumeyko sau đó gửi email cho đội ngũ Global Security làm rõ ba vấn đề. Thứ nhất, các tài liệu được cung cấp hữu ích như thế nào. Thứ hai, ông có nên cố gắng lấy thêm thông tin. Thứ ba, ông có nhận được bất kỳ sự bảo vệ nào với tư cách là người tố cáo không.
Tuy nhiên, Apple dường như chỉ muốn cảm ơn chứ không nghĩ đến một khoản thưởng cho ông. "Chúng tôi đánh giá cao thông tin mà bạn cung cấp. Hãy cảm thấy hạnh phúc và tiếp tục chia sẻ những gì bạn có", Global Security hồi đáp.
Nhiều tuần sau, vì thất vọng, Shumeyko đã chia sẻ một số rò rỉ về Apple Maps từ nhân viên nội bộ cho trang 9to5Mac . Ông sau đó cảm thấy hối hận và gửi thư xin lỗi: "Tôi biết điều đó có vẻ tệ, tôi xin lỗi vì điều đó".
Nhưng đó cũng là lần cuối Shumeyko và Apple nói chuyện với nhau, chính xác là ngày 15/7.
Shumeyko giờ đây vẫn bán các thông tin về Apple trên Twitter.
Shumeyko quyết định tiết lộ những gì đã làm sau khi nhận thấy bị Apple lợi dụng. "Tôi muốn công khai vì nhận ra rằng trong mối quan hệ đó, tôi chưa bao giờ được coi trọng", Shumeyko nói . "Tôi bán một số dữ liệu trên Twitter để kiếm tiền. Tôi thực sự không thích làm điều này, nhưng đang có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn ngoài Apple".
Khoảnh khắc nhà máy Trung Quốc nổ như cầu lửa do mưa lũ Một nhà máy hợp kim nhôm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã phát nổ sau khi nước lũ tràn vào. Khoảnh khắc nhà máy Trung Quốc nổ như cầu lửa do mưa lũ Nước lũ tràn vào gây ra vụ nổ lớn tại nhà máy hợp kim nhôm ở thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (Ảnh: Getty). Reuters dẫn...