Nhà máy iPhone lớn nhất thế giới bồi thường “khủng” cho nhân viên
Hơn 20.000 nhân viên của nhà máy sản xuất iPhone thuộc Công ty Foxconn – đối tác sản xuất chính của Apple – ở TP Trịnh Châu, Trung Quốc nghỉ việc và được đền bù số tiền 10.000 nhân dân tệ mỗi người.
Hãng Reuters cho biết những người đã rời nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, đa số là nhân viên mới chưa bắt đầu làm việc trên dây chuyền sản xuất.
Tất cả những người nghỉ việc đều được Foxconn đền bù mỗi người 10.000 nhân dân tệ (gần 1.400 USD), cao hơn một tháng lương của họ. Mức chi trả này giúp hạ nhiệt bất đồng sau khi nhiều người bất mãn đã phản đối, đụng độ với bảo vệ tại nhà máy ở Trịnh Châu.
Đối tác sản xuất chính cho Apple cho biết trong một thông báo rằng khoản tiền đền bù sẽ được thanh toán thành 2 đợt – nhằm giúp nhân viên có thể xoay trở nếu họ có ý định về quê. Trước khi xảy ra bất ổn, Foxconn ở Trung Quốc có hơn 200.000 nhân viên.
Foxconn đền bù gần 1.400 USD cho mỗi công nhân nghỉ việc tại nhà máy ở Trịnh Châu – Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Các video đăng trên mạng xã hội Trung Quốc ngày 25-11 cho thấy công nhân xếp hàng dài với hành lý chờ lên xe buýt rời nhà máy, trong đó có hình ảnh tấm biểu nghĩ ghi dòng chữ: “Đã đến lúc trở về nhà”.
Có 2 nguyên nhân chính khiến xảy ra tình trạng bất ổn tại nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu, bắt đầu từ hôm 23-11. Thứ nhất, công nhân phát hiện ra họ không nhận được mức lương cao như đã thỏa thuận với công ty. Thứ hai, công nhân biểu tình phản đối việc chậm trả lương và sau đó đã đụng độ với bảo vệ bên trong nhà máy.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới đã bị gián đoạn, hàng ngàn công nhân rời đi vào cuối tháng 10 vừa qua. Hậu quả là sản lượng iPhone lắp ráp tại Trung Quốc trong tháng 10 giảm 16,9% so với tháng 9, đạt 10,2 triệu chiếc.
Một nguồn tin từ Foxconn nói rằng nhân viên mới nghỉ việc sẽ gây khó khăn cho mục tiêu của công ty là phục hồi toàn bộ năng lực sản xuất vào cuối tháng 11 này.
Sa thải cũng là một nghệ thuật: Mark Zuckerberg nhận lỗi và bồi thường gấp 4 đến 6 lần cho nhân viên
Sau khi xác nhận sa thải 13% lực lượng lao động, Mark Zuckerberg đã viết tâm thư xin lỗi và hào phóng hỗ trợ lên đến 16 tuần lương (~ 4 tháng).
Mark Zuckerberg cúi đầu nhận sai
Kể từ khi Zuckerberg thành lập Facebook vào năm 2004, gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon đã đều đặn tuyển dụng thêm nhân viên. Vào cuối tháng 9, nó đã tích lũy số lượng công nhân lớn nhất từ trước đến nay, tổng cộng 87.314 người. Tuy nhiên việc tăng trưởng kém bắt buộc họ phải chia tay nhân viên.
Tin nhắn của CEO Zuckerberg đến nhân viên bị sa thải
Việc sa thải của Meta xảy ra đều ở các phòng ban và khu vực, trong đó các lĩnh vực như tuyển dụng và nhóm kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều hơn các lĩnh vực khác. "Tôi sẽ chịu trách nhiệm về những quyết định này. Tôi biết điều này là khó khăn cho tất cả mọi người và tôi đặc biệt xin lỗi những người bị ảnh hưởng", CEO Meta nói.
Meta bồi thường hậu hĩnh
Trong tuyên bố, Meta sẽ trả bồi thường 16 tuần lương cơ bản cộng với hai tuần bổ sung cho mỗi năm làm việc như một phần của gói thôi việc và tất cả thời gian nghỉ được trả lương còn lại. Điều này đồng nghĩa những người có 5 năm làm việc sẽ nhận được khoảng 6 tháng lương và một năm làm việc sẽ nhận được hơn 4 tháng lương.
Không chỉ riêng Meta, Snap cũng đã sa thải nhân viên khi điều kiện kinh tế trở nên khó khăn hơn. Tuần trước, Elon Musk, chủ sở hữu mới của Twitter, đã sa thải khoảng một nửa và tiếp tục kế hoạch sa thải 75% nhân viên, chỉ vì công ty truyền thông xã hội mà ông mới thâu tóm đang lỗ 4 triệu USD mỗi ngày.
Những nhân viên Meta bị sa thải sẽ nhận bồi thường xứng đáng
Đặc biệt, nhân viên Meta bị sa thải vẫn có quyền truy cập email để có cơ hội nói lời tạm biệt với đồng nghiệp, họ chỉ bị gạch khỏi hệ thống thông tin nội bộ nhạy cảm. Họ cũng được công ty hỗ trợ tìm việc mới trong 3 tháng, bao gồm "quyền ưu tiên với các nhu cầu tuyển dụng chưa được công bố".
Quả thật, dù cũng là cắt giảm lao động hàng loạt nhưng ít nhất những gì Meta đang làm vẫn ít gây bức xúc hơn hẳn Twitter, công ty đang vướng phải kiện tụng vì cho sa thải số lượng lớn.
Nhà máy iPhone tiếp theo không nằm ở Trung Quốc Trước việc mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, Apple sẽ gia tăng đặt hàng sản xuất iPhone từ các nhà máy nằm ở quốc gia khác. Theo Economic Times, Pegatron - một trong những đối tác gia công lớn nhất của Apple - chuẩn bị mở nhà máy sản xuất iPhone đầu tiên của họ...