Nhà máy iPhone đối phó với corona như thế nào?
Những đối tác sản xuất iPhone tại Trung Quốc như Foxconn đang thực hiện các biện pháp chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của virus viêm phổi chủng corona mới (Covid-19).
Từ khi bùng phát đến nay, Covid-19 đã tác động lên mọi lĩnh vực kể cả ngành công nghệ. Không ít công ty lớn đã đóng cửa văn phòng, ngừng hoạt động các nhà máy, cửa hàng để đảm bảo an toàn cho nhân viên. Apple là cái tên chịu ảnh hưởng nặng nề khi phần lớn nhà máy sản xuất đặt tại Trung Quốc.
Doanh số và nguồn cung iPhone của Apple có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì Covid-19.
Sau một thời gian đóng cửa toàn bộ, đến nay vài đơn vị sản xuất đã hoạt động lại nhưng số nhân công đến làm việc chỉ khoảng 10%. Do virus vẫn đang diễn biến hết sức khó lường, các nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp an toàn để đảm bảo virus không lây lan.
Video đang HOT
Theo đó, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu Foxconn và các nhà máy triển khai nhiều biện pháp như lập phòng cách ly, lắp đặt cảm biến nhiệt độ, dự trữ khẩu trang khử trùng đủ dùng trong 2 tuần.
Theo Nikkei Asian Review, thách thức lớn nhất mà một nhà máy Foxconn đối mặt đó là đảm bảo an toàn cho khuôn viên rộng bằng 250 sân bóng đá, chứa hơn 100.000 người. Các yếu tố như luồng không khí trong ký túc xá, nhà ăn và khu vực sản xuất cũng cần đảm bảo tốt nhất.
Dù Foxconn vẫn đang chịu tác động nặng nề từ Covid-19, công ty này vẫn cố gắng sản xuất trong điều kiện giới hạn, thậm chí thiết lập dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế với công suất dự kiến 2 triệu khẩu trang mỗi ngày. Công ty còn phát hành ứng dụng trên smartphone cảnh báo nhân viên nếu họ đến gần các điểm nóng hoặc khu vực đông người.
Foxconn cũng lên kế hoạch điều chỉnh giờ ăn để tránh việc quá nhiều nhân viên gặp nhau. Các nhân viên được khuyến khích đi ăn một mình, bớt nói chuyện, tránh gặp gỡ bạn bè sau giờ làm việc. Khi gặp nhau, họ nên mở cửa sổ và ngồi cách ít nhất một mét.
Đại diện Foxconn thừa nhận phải mất ít nhất một đến 2 tháng để khôi phục dây chuyền sản xuất trở lại bình thường, ưu tiên hàng đầu bây giờ là khôi phục các dây chuyền nhỏ ổn định rồi từ từ mở rộng hơn, không phải làm ra càng nhiều sản phẩm càng tốt.
Một số đối tác sản xuất hàng Apple như Pegatron, Wistron và Quanta Computer cũng đang khôi phục các dây chuyền, trong đó có kế hoạch dời dây chuyền sang Ấn Độ hoặc Đài Loan.
Trong báo cáo tình hình kinh doanh quý IV/2019, Apple đặt mục tiêu doanh thu từ 63-67 tỷ USD trong quý I/2020. CEO Tim Cook cho biết 4 tỷ USD chênh lệch này lệ thuộc vào tình hình bùng phát dịch bệnh do virus corona gây ra.
Nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF Securities cũng xác định Apple sẽ phải cắt giảm 10% đơn hàng iPhone trong quý I/2020 vì Covid-19. Ông cho biết rất khó dự báo về hoạt động sản xuất iPhone trong quý II vì diễn biến của virus khó lường.
Tính đến 14/2, số người nhiễm virus Covid-19 trên toàn thế giới được xác nhận đã vượt qua 60.000, trong đó hơn 1.300 ca tử vong và hơn 6.000 ca đã phục hồi
Theo Zing
Nhật Bản phát 2,000 iPhone cho những người bị mắc kẹt trên tàu Diamond Princess
Sự bùng phát của coronavirus dường như đang trở nên tồi tệ hơn khi ngày càng có nhiều người tử vong và nhiễm bệnh. Việc bùng phát dịch cũng ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất tại Trung Quốc.
Theo một phát hiện gần đây, nhiều hành khách trên một tàu du lịch cập cảng gần Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi coronavirus. Và trong một động thái mới nhất, chính quyền Nhật Bản đã quyết định phát 2,000 chiếc iPhone cho tất cả các hành khách bị mắc kẹt trên tàu.
Với các tài liệu phát hành, chính quyền tuyên bố rằng mọi hành khách sẽ có một chiếc iPhone. Điều này sẽ cho phép hành khách truy cập ứng dụng của Bộ Y tế Nhật Bản và trò chuyện với bác sĩ. Tại thời điểm này, hơn 100 hành khách trên tàu đã được cách ly và đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Nhiều khả năng những chiếc iPhone này chỉ được cho mượn và phải được trả lại. Thật tốt khi thấy công nghệ sẽ có ích như thế nào trong đại dịch virus Corona. Một số người có thể nói rằng việc cho mượn iPhone là không cần thiết bởi ai cũng có 1 chiếc smartphone.
Theo đó, hành khách có thể sử dụng ứng dụng của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản và liên hệ với các bác sĩ với các câu hỏi liên quan đến thuốc hoặc bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe.
Theo FPT Shop
Không đợi hết dịch, Apple sẽ chuyển nhà máy sản xuất iPhone sang Việt Nam? Apple có lẽ sẽ không thể chờ đến khi dịch virus Corona được dập tắt và đang tiến hành chuyển đơn đặt hàng đến các nhà sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Những ảnh hưởng của virus Corona trên toàn thế giới không chỉ dừng ở con người mà cả về kinh tế. Các hạn chế do chính phủ Trung Quốc áp đặt...