Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2: Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nhân lực
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), công ty Phát triển Điện hạt nhân Nhật Bản (JINED) và trường Đại học Tokai (Nhật Bản) vừa tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo 9 thành viên nòng cốt đợt 2 cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Chương trình đào tạo dựa trên cơ sở tinh thần hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản trong Tuyên bố chung tháng 10-2010 và các văn bản hai bên đã ký kết. Mục tiêu của chương trình là sẽ đào tạo cho 60 thành viên nòng cốt, phục vụ trực tiếp dự án từ giai đoạn chuẩn bị cho đến thi công xây dựng và vận hành bảo dưỡng nhà máy với thời gian đào tạo 2 năm tại Nhật Bản. 15 thành viên nòng cốt đầu tiên đào tạo theo chương trình này vừa được nhận bằng tốt nghiệp.
Theo ANTD
Video đang HOT
Giấc mơ một Việt Nam công nghệ
Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNG Vương Quang Khải chia sẻ ước mơ về một Việt Nam công nghệ ở đẳng cấp thế giới.
Làn sóng mobile
Trong những thập kỷ gần đây, nhân loại đã chứng kiến nhiều làn sóng thay đổi cách mạng như công nghiệp điện tử, phần cứng và phần mềm máy tính, Internet, và mới đây nhất là mobile với smartphone và 3G. Khi bắt đầu một làn sóng công nghệ mới, khoảng cách tri thức giữa các quốc gia đã và đang phát triển không quá lớn. Những đất nước nhỏ, nghèo, bị chiến tranh tàn phá như 4 con hổ châu Á đều đã rất khéo léo trong việc "lướt sóng" để có thể tích lũy được nguồn lực công nghệ và trở thành cường quốc.
Ông Vương Quang Khải, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNG.
Việt Nam vừa mới thoát khỏi danh sách các nước nghèo nhất thế giới. GDP đầu người đang ở mức 1730 USD so với chuẩn nghèo là 1035 USD. Tuy nhiên, nhờ có chính sách đầu tư đúng đắn, chúng ta lại là một trong số ít quốc gia đang phát triển có hạ tầng Internet và 3G rất phổ biến. Lượng người sử dụng 3G lên tới con số 20 triệu, hơn 20% dân số, và phát triển rất nhanh. Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để lướt cùng làn sóng mobile.
Hành trang công nghệ
Để phát triển công nghệ, yếu tố quan trọng nhất là khả năng suy nghĩ đơn giản và tập trung chăm chút từng chi tiết nhỏ. Hầu hết, chúng ta đều mong muốn phát triển các sản phẩm hoành tráng, công nghệ cao như hệ điều hành, máy tìm kiếm. Tuy nhiên, với các dòng sản phẩm này, khoảng cách về trình độ giữa Việt Nam và các nước phát triển lên tới 5 đến 10 năm. Ngược lại, với những sản phẩm trên mobile, do cuộc cách mạng mới chỉ bắt đầu, khoảng cách chỉ là 2 tới 3 năm và chúng ta hoàn toàn có cơ hội bắt kịp. Ở VNG, chúng tôi đã không thành công trong việc chạy đua tính năng giữa mạng xã hội Zing Me và Facebook. Rút kinh nghiệm đó, OTT Zalo chỉ tập trung hoàn thiện tính năng cơ bản nhất: gửi nhận tin nhắn nhanh, ổn định.
Yếu tố quan trọng thứ hai là tư duy toàn cầu. Với sự phát triển của các nền tảng mở như Google, Apple, Facebook, việc kinh doanh là không biên giới. Một sản phẩm của một lập trình viên Việt Nam đơn lẻ như Flappy Bird có thể nhanh chóng tiếp cận với hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới. Ngược lại, doanh nghiệp Việt cũng phải đối đầu với những người khổng lồ quốc tế hơn hẳn cả về trình độ, tài chính và kinh nghiệm. Đối với đơn vị công nghệ, việc chọn lựa ngách thị trường đúng để tập trung nguồn lực là quan trọng hơn bao giờ hết. Các thị trường như tin tức, âm nhạc, game, thương mại điện tử thường cần nhiều nỗ lực để bản địa hóa và vận hành hàng ngày, là những nơi chúng ta có nhiều khả năng thành công.
Thách thức nhân sự
Để nắm bắt các cơ hội, yếu tố quan trọng nhất luôn là con người. Thách thức lớn hiện tại của VNG là xây dựng được đội ngũ kỹ sư đạt chuẩn quốc tế. Đây là bài toán khó vì việc tích lũy năng lực mất rất nhiều thời gian. Các công ty công nghệ châu Á thường có bộ khung nhân sự với kinh nghiệm làm việc tại các trung tâm nghiên cứu khu vực của Google, Microsoft, Motorola. Vì thế, rất cần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài lập trung tâm nghiên cứu phát triển (chứ không chỉ mở nhà máy) ở Việt Nam. Đây sẽ là nguồn nhân lực rất giá trị trong tương lai.
Nguồn bổ sung quan trọng tiếp theo là chuyên gia đang làm việc ở các nước phát triển. Tuy nhiên, hiện nay rất khó để thu hút nguồn chất xám nay, vì các kỹ sư mobile đang được săn đón và đãi ngộ quá tốt ở Silicon Valley. Cách tiếp cận hiện nay của chúng tôi là tìm cách thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn ngắn hạn, để giải quyết các vấn đề trước mắt, trong lúc tự xây dựng nguồn lực lâu dài.
Là một công ty được thành lập với khát vọng "Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống con người Việt Nam", VNG hiện đầu tư phát triển nhiều sản phẩm mobile như OTT Zalo, Zing MP3, Baomoi, LabanKey. Cùng chia sẻ ước mơ lãng mạn về công nghệ đẳng cấp thế giới, chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để tích lũy kiến thức và phát triển các sản phẩm riêng cho người Việt.
Theo VnEconomy
'Mua' giấy chứng nhận giả phụ tùng điện hạt nhân an toàn Bộ Thương mại-công nghệ-năng lượng Hàn Quốc ngày 24.6 cho biết: cuộc thanh tra mới đây của chính phủ lại phát hiện giấy chứng nhận an toàn giả cho các phụ tùng sử dụng tại các nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc. Cuộc kiểm tra của thanh tra Bộ phát hiện 7 giấy giả cho 5 món phụ tùng từ 4...