“Nhà khoa học trẻ tài năng thường tự tìm được đường đi cho riêng mình”
“Tôi không thể nói làm cách nào để đào tạo ra một nhà khoa học trẻ tài năng nhưng tôi nghĩ những nhà khoa học trẻ tài năng thường tự tìm được con đường đi cho riêng mình”, Giáo sư Harald zur Hausen, người được giải Nobel Y học 2008, nói trong buổi trao đổi với sinh viên TP.HCM.
Hôm nay 28.11, người nhận được giải Nobel Y học 2008 nhờ nghiên cứu ra thủ phạm gây ung thư cổ tử cung, Giáo sư Harald zur Hausen, đã có buổi giao lưu với bác sĩ, giảng viên, sinh viên tại ĐH Y dược TP.HCM và ĐH Quốc gia TP.HCM về chủ đề “Phòng ngừa ung thư – Thách thức đối với sức khỏe toàn cầu”.
Giáo sư Harald zur Hausen giao lưu chia sẻ với các bác sĩ, giảng viên, sinh viên ĐH Y dược TP.HCM – Ảnh: Nguyên Mi
Hơn 500 giảng viên, sinh viên đã ngồi chật kín giảng đường lớn của ĐH Y dược TP.HCM vào (buổi sáng) và hơn 1.000 sinh viên đến tham dự buổi diễn thuyết tại ĐH Quốc gia TP.HCM (buổi chiều) để có cơ hội trao đổi và chia sẻ chân tình từ một trong những nhà nghiên cứu y khoa lớn của thế kỷ này về nghề y và việc nghiên cứu khoa học.
Với câu hỏi của nhiều giảng viên và trăn trở của các sinh viên về cách thức làm thế nào để đào tạo và trở thành một nhà khoa học, chủ nhân của giải Nobel Y học 2008 chia sẻ: “Đối với những nhà khoa học trẻ tài năng, tôi nghĩ nếu như chỉ nghiên cứu nhóm để đăng bài trên tạp chí khoa học danh tiếng thôi thì đây không phải là con đường tốt nhất. Tôi nghĩ rằng, sau một thời gian huấn luyện, các nhà khoa học trẻ nên tìm con đường đi, có ý tưởng riêng cho mình hướng tới những nghiên cứu độc lập, phát hiện mới, con đường đi mới”.
Riêng về hoạt động y khoa, ông Hausen cho biết, ở Mỹ, người thầy thuốc có một nửa thời gian để nghiên cứu nên vừa có thể thấy các vấn đề thực tế trong lâm sàn (khám chữa bệnh), vừa có thể nghiên cứu vấn đề lâm sàn mà mình gặp phải. Đây là một cơ chế làm việc rất hay.
Chủ nhân giải Nobel Y học 2008 nhận nhiều tình cảm nồng thắm từ giảng viên… – Ảnh: Nguyên Mi
Trong khi đó, theo ông Hausen, ở một số nước, người thầy thuốc phải dành hết thời gian để làm lâm sàn. Vì vậy, hoặc là sẽ không có thời gian nghiên cứu, hoặc là việc nghiên cứu phải làm buổi tối, ngoài giờ.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ cơ chế hoạt động của các viện cần tạo điều kiện hợp lý cho bác sĩ có thể làm việc lẫn nghiên cứu để phát triển chuyên môn”, giáo sư đề xuất.
Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm của bản thân, ông khuyên các bác sĩ trẻ nên dành 2-3 năm sau khi tốt nghiệp trường y để nghiên cứu, đặc biệt là đi nước ngoài, như Mỹ. Đây là quãng thời gian rất có ích cho sự nghiệp sau này.
Người đã phát hiện thủ phạm gây ung thư cổ tử cung, cho biết ông đã yêu thích nghiên cứu khoa học từ nhỏ và theo học ngành y. Do trong chương trình y khoa, giai đoạn bác sĩ nội trú là bắt buộc nên ông đã có thời gian làm lâm sàn. Sau khi hết giai đoạn này, ông đã chuyển qua nghiên cứu khoa học.
… và sự ngưỡng mộ từ sinh viên – Ảnh: Nguyên Mi
Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài và nhiều chông gai. Từ năm 1976, giáo sư Harald zur Hausen đã đưa ra giả thuyết HPV (human papilloma virus) đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, thời điểm đó, hầu hết các đồng nghiệp, nhà khoa học đều nghi ngờ nghiên cứu này. Đến năm 1984, ông mới chính thức “chỉ mặt điểm tên” được HPV16 và HPV18 là tác nhân quan trọng gây ung thư cổ tử cung. Kết quả nghiên cứu đã mở đường cho việc tìm ra các loại vắc xin phù hợp để ngừa bệnh.
Hơn 20 năm sau đó, giáo sư Hausen tiếp tục theo đuổi ý tưởng về tác nhân nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư ở người. Điều này đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cũng như những triển vọng mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư.
Hiện nay, ông vẫn tiếp tục những nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, tác nhân nhiễm có thể gây ung thư (nhiều loại khác nhau) chứ không chỉ tập trung vào nghiên cứu một loại vi rút nào.
“Nói ngắn gọn là tôi không nghĩ là mình sẽ đạt giải Nobel khi làm nghiên cứu này. Tôi chỉ làm việc tôi say mê hết mình”, giáo sư Hausen nói.
Theo thanh niên
Hạ chuẩn ĐH Y Dược: Phụ huynh vẫn bức xúc
Sau khi nhận được công văn của Bộ GD-ĐT, Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Y Dược TP.HCM đã chính thức họp bàn và quyết định điểm chuẩn ngành Bác sĩ Đa khoa hạ từ 26,5 xuống 25,5 điểm. Động thái hạ điểm chuẩn vẫn không xoa dịu bức xúc của phụ huynh.
Ngày 21/8, nhiều phụ huynh có con thi vào ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt đạt 25,5 điểm đã kéo đến Trường ĐH Y dược TP.HCM để làm rõ vấn đề.
Thông báo hạ điểm chuẩn của Trường ĐH Y Dược TP.HCM
Theo đó, những thí sinh này thi 25,5 điểm trong khi điểm chuẩn của ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt lấy 26 điểm nên trượt nguyện vọng (NV) 1.
Nhiều phụ huynh có con thi vào ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt thắc mắc: Trước đó, thí sinh của ngành Bác sĩ Đa khoa khiếu nại về việc trường dành 200 chỉ tiêu theo hợp đồng đào tạo cho khu vực Tây Nam Bộ (trong tổng số 600 chỉ tiêu của ngành) là không đúng với thông báo ban đầu.
Đến ngày 16/8 thì nhà trường sửa sai bằng cách tuyển đủ 600 chỉ tiêu và xác định lại mức điểm chuẩn là 25,5 điểm (trước đó là 26,5 điểm) và công bố sẽ xét tuyển 37 chỉ tiêu NV2 cho những thí sinh đạt từ 25,5 điểm cho ngành Bác sĩ Đa khoa.
Trong khi đó, ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt theo thông báo tuyển sinh ban đầu của trường là tuyển 120 chỉ tiêu, trong đó có 30 chỉ tiêu theo hợp đồng đào tạo và nhà trường xác định mức điểm chuẩn là 26 điểm. Nếu ngành Bác sĩ Đa khoa bỏ chỉ tiêu hợp đồng đào tạo thì tại sao ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt không bỏ dạng chỉ tiêu này và xác định lại điểm chuẩn?
Phụ huynh bày tỏ mong muốn nhà trường xem xét bỏ chỉ tiêu hợp đồng đào tạo cho ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt hoặc những thí sinh đạt 25,5 điểm được xét vào NV2 ngành Bác sĩ Đa khoa.
Phụ huynh có con em thi được 25,5 điểm vào ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt đến trường "hỏi cho ra lẽ". (Ảnh: Dân trí)
Trả lời PV, đại diện nhà trường, TS Lê Quan Nghiệm - phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt có 30 chỉ tiêu thuộc hệ dự bị đại học, cử tuyển, tuyển thẳng chứ không phải hợp đồng đào tạo. Nhà trường chỉ lấy 92 thí sinh đạt 26 điểm trở lên như đã công bố, còn lại là tuyển thẳng, cử tuyển và dự bị đại học.
Ngày 15/8 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có công văn yêu cầu Trường ĐH Y dược TP.HCM phải xét tuyển 600 chỉ tiêu ngành Bác sĩ đa khoa theo đúng quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu trường nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc thông báo xét tuyển gây bức xúc cho thí sinh.
Theo VNN
Vụ 'vây' ĐH Y dược: Tiếp tục rắc rối phương án nguyện vọng 2 Một số phụ huynh có con em thi vào ngành Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt (R-H-M), sau khi nộp hồ sơ NV2, đã tìm đến lãnh đạo trường đề nghị được ưu tiên trúng tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa. Không phải phụ huynh tiếp tục "vây trường" Trước thông tin một số tờ báo cho rằng, ngày 21/8, một...