Nhà khoa học nữ 32 tuổi nhận giải thưởng Nghiên cứu trẻ xuất sắc về Vật lý
Dân trí Một nữ tiến sĩ của trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa được trao cho các nhà nghiên cứu trẻ tuổi có thành tích nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực Vật lý lý thuyết và các lĩnh vực khác có liên quan.
Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam (Vietnamese Theoretical Physics Society – VTPS) vừa trao giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2020 cho TS Lê Thị Cẩm Tú, Nghiên cứu viên cơ hữu thuộc Viện Tiên tiến Khoa học Vật liệu – trường ĐH Tôn Đức Thắng.
TS Lê Thị Cẩm Tú, nghiên cứu viên cơ hữu thuộc Viện Tiên tiến Khoa học Vật liệu – trường ĐH Tôn Đức Thắng.
TS Lê Thị Cẩm Tú (32 tuổi) làm việc tại trường ĐH Tôn Đức Thắng từ tháng 10/2018 và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ Vật lý vào năm 2019 tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM.
Cho đến nay, TS. Lê Thị Cẩm Tú là tác giả của 8 công trình trên các tạp chí ISI, trong đó có 2 công trình trên Tập san Physical Review A, một tập san hàng đầu về vật lý nguyên tử, phân tử và quang học của Hội Vật lý Hoa Kỳ (American Physical Society).
Tập san Physical Review A (ISSN: 2469-9926, Nhà xuất bản Amer Physical Society) thuộc loại tập san ISI có chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) năm 2019 là 2.777 theo Journal Citation Reports (Clarivate, Mỹ), và chỉ số H-index là 249 theo Scimago (SJR, Tây Ban Nha), với chuyên ngành hẹp là Atomic and Molecular Physics, and Optics.
Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam (VTPS) vừa trao giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2020 cho TS Lê Thị Cẩm Tú.
TS Lê Thị Cẩm Tú có hai công trình được trao tặng giải thưởng Nghiên cứu trẻ năm 2020 của Hội Vật lý lý thuyết. Trong đó, công trình thứ nhất: “Effect of the dynamic core-electron polarization of CO molecules on high-order harmonic generation” (Hiệu ứng của phân cực lõi động lên phổ sóng điều hòa bậc cao của phân tử CO).
Video đang HOT
Công trình này khảo sát ảnh hưởng của phương pháp phân cực lõi động (DCEP) đối với phân tử CO trong việc tạo sóng điều hòa bậc cao (HHG) bằng cách giải phương trình Schrdinger phụ thuộc thời gian (TDSE).
Cùng với phương pháp DCEP, sự thay đổi tốc độ ion hóa cũng có tính tương quan chặt chẽ với cường độ HHG. Để chứng minh rõ hơn về nguồn gốc của phương pháp này, công trình cũng đề cập đến việc DCEP có thể tạo ra điện thế hiệu dụng tương ứng với sự thay đổi tốc độ ion hóa. Ngoài ra, phương pháp DCEP còn có thể được áp dụng để xử lý và tính toán HHG cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác một cách thuận tiện hơn.
Công trình thứ hai là “Influence of dynamic core-electron polarization on the structural minimum in high-order harmonics of CO2 molecules” (Ảnh hưởng của phương pháp phân cực lõi động lên cấu trúc sóng điều hòa bậc cao của phân tử CO2).
Theo nghiên cứu này, phương pháp phân cực lõi động sử dụng tia laser (DCEP) được xem là một phương pháp quan trọng trong quá trình ion hóa các phân tử phân cực như CO.
Phương pháp này làm ảnh hưởng đến cường độ sóng điều hòa thông qua sự ion hóa tại một thời điểm cụ thể thay vì toàn bộ khoảng thời gian tương tác. Bài báo này chỉ ra rằng DCEP có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sóng điều hòa bậc cao (HHG).
Do đó, phương pháp DCEP có thể làm sắc nét phổ sóng HHG trong quá trình giao thoa sóng. Để làm rõ hơn vấn đề này, bài báo có đề cập đến phương trình Schrdinger phụ thuộc thời gian dành cho trường laser của phân tử CO2 nằm trong khung electron đơn.
Hai công trình này là cả một quá trình nghiên cứu dài hạn và công phu, do những bài báo được đăng trên Tập san Physical Review A đều có yêu cầu rất cao về tính mới và tiên phong trong lĩnh vực khoa học.
Với thành tích trên, TS Lê Thị Cẩm Tú đã được Ban tổ chức Hội nghị Vật lý lý thuyết lần thứ 45 do Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với VTPS tổ chức từ ngày 12/10 đến 14/10/2020 tại tỉnh Vĩnh Phúc mời trình bày báo cáo.
TS Lê Văn Út, Trưởng phòng Phòng Quản lý Phát triển Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) chia sẻ: “Việc TS Lê Thị Cẩm Tú, một nghiên cứu viên cơ hữu của trường, được Giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2020 của Hội Vật lý Lý thuyết Việt Nam là một thông tin rất đánh khích lệ cho các nhà khoa học của trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Điều đặc biệt, TS Tú là một nhà khoa học nữ và mới 32 tuổi. Tập san Physical Review A do Hội Vật lý Hoa Kỳ xuất bản và rất uy tín trong chuyên ngành”.
Cũng theo TS Út, trường ĐH Tôn Đức Thắng có một bảng xếp hạng các tập san khoa học quốc tế có uy tín cao trên thế giới và các nhà khoa học của TDTU luôn phấn đấu công bố công trình của họ trên những tập san hạng cao, vì điều quan trọng của các nhà khoa học là phải có công trình công bố trên những tận san khoa học hạng cao để có thể xây dựng sự nghiệp khoa học một cách chắc chắn và bền vững, bên cạnh các lợi ích khác về kinh tế.
Từ bảng xếp hạng tập san này, nhà trường không cần thiết phải quá áp lực về hạng của các công bố khoa học đối với từng nhà khoa học, mà chính các nhà khoa học tự áp lực cho chính mình để có thể phát triển sự nghiệp khoa học của họ.
“Cộng đồng nghiên cứu Vật lý ở Việt Nam khá mạnh nên việc TS Tú đạt giải năm nay có thể nói là rất vinh dự, phản ánh một phần trong chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học có chiều sâu của TDTU.
Bên cạnh giải thưởng của TS. Tú năm nay, đã có nhiều nhà khoa học của TDTU đã được vinh danh trong và ngoài nước trước đó như: TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu với Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 danh cho nhà khoa học trẻ, TS Phạm Thị Thu Hà với Giải thưởng L’Oréal – UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2019 và được vinh danh vào tốp 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á năm 2020 bởi Tạp chí Asian Scientist (Singapore), hai nhà khoa học (trong số 10 nhà khoa học của Việt Nam) gồm TS Nguyễn Thời Trung (giáo sư thực thụ) và TS Thái Hoàng Chính được vinh danh vào tốp 100.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới theo Scopus năm 2019….”, TS Út nói.
Giảng viên trẻ truyền lửa cho sinh viên học nghề
Từ nhỏ đã ước mơ làm cô giáo, nhưng trở thành giáo viên dạy nghề điện công nghiệp như hiện tại thì đúng là một điều khác biệt với số đông của thạc sĩ Lâm Hoàng Cát Tiên.
Thạc sĩ Lâm Hoàng Cát Tiên hạnh phúc trong ngày sinh viên nhận bằng tốt nghiệp - HỮU NGHĨA
Thạc sĩ Lâm Hoàng Cát Tiên (27 tuổi), giảng viên ở bộ môn điện công nghiệp, khoa Điện-Điện tử Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, được nhiều sinh viên học nghề yêu quý.
Nữ giảng viên giữa lớp học toàn nam sinh - HỮU NGHĨA
Cát Tiên kể: "Từ khi còn nhỏ bản thân tôi đã có ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành một cô giáo. Thêm nữa khi đi học trung học, môn học mà tôi thích nhất là vật lý và các giờ học thực hành ở trường. Việc nhìn thấy các thí nghiệm về điện như mắc mạch điện làm cho đèn sáng, động cơ quay... thực sự làm tôi thích thú".
Trước khi đặt bút viết hồ sơ xét tuyển vào ĐH, Cát Tiên đã tìm hiểu các ngành học về điện và quyết định chọn ngành sư phạm kỹ thuật Điện - Điện tử của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là nguyện vọng 1, đúng với ngành học mà cô yêu thích từ nhỏ.
Là nữ sinh duy nhất trong lớp có gần 50 sinh viên, học một ngành học tưởng chừng chỉ dành cho nam giới, nhưng Cát Tiên có kết quả học tập rất cao và được tuyển thẳng lên cao học. Sau khi có bằng thạc sĩ, Cát Tiên nộp hồ sơ vào Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng và trở thành giảng viên chuyên ngành điện tại trường này.
Truyền cảm hứng giữa những thiết bị khô khan
Cát Tiên chia sẻ là giảng viên nữ của một ngành học được cho khô khan, khó khăn. Khó khăn là khi giảng dạy các tiết thực hành, việc làm cho sinh viên lắng nghe như tin tưởng vào mình là một vấn đề không đơn giản. Vì thế ngoài giờ dạy, Cát tiên tự rèn luyện tay nghề ở các môn học thực hành đến khi nhuần nhuyễn, sẵn sàng hỗ trợ khi sinh viên gặp sự cố trong thao tác.
Hình ảnh một giảng viên nữ đầy tâm huyết và sức trẻ giữa xưởng thực hành với những thiết bị nghề, chắc chắn sẽ khiến cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn và giúp sinh viên có thêm cảm hứng học tập.
Cô Cát Tiên bên một nữ sinh hiếm hoi - HỮU NGHĨA
Cát Tiên kể: "Năm đầu tiên làm giáo viên chủ nhiệm, tôi gặp một bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bạn phải làm thêm kiếm tiền gửi về nuôi mẹ ở quê. Trong lúc cần tiền, bạn đã tham gia cá độ đá banh, bị nợ rất nhiều phải bỏ nhà và không tham gia học tiếp nữa. Sau đó thì gia đình cũng tìm được bạn và cố gắng trả số tiền nợ đó. Sinh viên này đã liên hệ với tôi sau khi biết bạn có ý muốn được trở lại trường. Tôi đã tư vấn và động viên bạn nhập học lại từ đầu và mới đây bạn khoe được nhận học bổng cho sinh viên giỏi nhất lớp. Điều đó làm tôi cảm thấy rất vui và có thêm động lực làm để tiếp tục với nghề".
Thạc sĩ Cát Tiên cho tằng hiện nay việc học nghề đã trở thành lựa chọn hàng đầu của không ít học sinh lớp 12. "Các em chủ động liên hệ với trường để được tư vấn về các ngành học từ rất sớm. Tôi mong đào tạo nghề sẽ được xã hội quan tâm nhiều hơn, vì công nhân kỹ thuật là nền tảng của các nhà máy cũng như các phân xưởng sản xuất. Cần phải chú trọng và phát triển hơn nữa đội ngũ công nhân kỹ thuật vững tay nghề", Cát Tiên bày tỏ.
Ngoài ra, Cát Tiên cũng hy vọng khối ngành kỹ thuật có thêm nhiều nữ sinh quan tâm lựa chọn, vì thời nay con người làm chủ máy móc, máy móc hỗ trợ con người nên công việc không còn cực nhọc, vất vả như đa số người học nghề vẫn suy nghĩ lâu nay.
Học sinh áp dụng kiến thức làm ra sản phẩm hữu dụng Một bánh xà phòng rửa tay, một chiếc ghế cân bằng hay ngôi nhà mô hình sử dụng năng lượng từ quạt gió, robot nhỏ... là những sản phẩm hữu dụng do học sinh (HS) THPT làm ra. Học sinh giới thiệu sản phẩm xà phòng do mình tự làm - NGUYỄN LOAN Tất cả sản phẩm hữu dụng tại hội chợ khoa...