Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875
Ngày 9.8.2018, Tạp chí hàng đầu Advanced Energy Materials đã đăng tải bài báo của TS Lê Hoàng Sinh – Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐH Duy Tân (đồng tác giả liên hệ) phối hợp nghiên cứu cùng các đồng nghiệp Hàn Quốc.
TS Lê Hoàng Sinh hiện đang nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực Hóa Vật liệu tại ĐH Duy Tân
Bài báo có tên Large-Scale Conductive Yarns Based on Twistable Korean Traditional Paper (Hanji) for Supercapacitor Applications: Toward High-Performance Paper Supercapacitors của TS Lê Hoàng Sinh – Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐH Duy Tân (đồng tác giả liên hệ) phối hợp nghiên cứu cùng các đồng nghiệp Hàn Quốc. Bài báo gây chú ý khi được đăng tải trên tạp chí xếp thứ 4 trong tổng số 1.212 tạp chí của lĩnh vực Năng lượng và xếp thứ 10 trong tổng số 1.779 tạp chí thuộc lĩnh vực Khoa học Vật liệu với IF (Impact factor) = 21.875 thuộc SCI/ISI (Q1).
TS Lê Hoàng Sinh hiện đang nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực Hóa Vật liệu tại ĐH Duy Tân
Là một nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực Hóa vật liệu, đồng thời nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn trong việc sử dụng các thiết bị thông minh, có kích thước nhỏ gọn nhưng có tính năng cao (như màn hình lớn hơn, chíp xử lý ở tốc độ nhanh hơn, tích hợp nhiều tính năng hơn trên một thiết bị…) trong các ứng dụng đời sống, TS Lê Hoàng Sinh cùng các đồng nghiệp đã lên ý tưởng phát triển một loại vật liệu dạng mềm giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái với hiệu suất sử dụng cao. Trong số các thiết bị dự trữ năng lượng thì Siêu tụ điện có nhiều điểm ưu việt hơn so với pin như:
Video đang HOT
Tốc độ sạc nhanh,
Khả năng giải phóng năng lượng nhanh,
Độ bền cao tới>100.000 chu kỳ sạc (gấp hơn 100 – 1.000 lần so với pin).
Trên nền tảng kiến thức sâu về Vật liệu, nhóm nghiên cứu của TS Sinh đã quyết định chế tạo các siêu tụ điện dạng sợi dựa trên việc sử dụng giấy truyền thống của Hàn Quốc. Các siêu tụ điện dạng sợi sau khi sản xuất sẽ được may trực tiếp lên áo và sẽ thay thế hoàn toàn các vật liệu cứng cồng kềnh hoặc các thiết bị dán trực tiếp lên da, khiến không khí và mồ hôi không thể đi qua. Điều này là thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh nhỏ gọn, tiện lợi và hiệu quả trong sự phát triển nhanh chóng của khoa học vật liệu cũng như CNTT ngày nay.
Công bố quốc tế trên Tạp chí Advanced Energy Materials với IF = 21.875 của TS Lê Hoàng Sinh và đồng nghiệp
Nghiên cứu của TS Sinh cùng các đồng nghiệp đã nhanh chóng được Tạp chí Advanced Energy Materials chấp nhận và cho đăng tải bởi ý tưởng khác biệt, có ý nghĩa xã hội với quy trình sản xuất thiết bị không quá phức tạp, có khả năng chế tạo ở quy mô lớn với hiệu năng cao. Tạp chí Advanced Energy Materials chỉ đăng tải những bài báo chất lượng nhất đã được Hội đồng thẩm duyệt, có liên quan đến các vật liệu được sử dụng dưới tất cả các hình thức khai thác, chuyển hóa và lưu trữ năng lượng. Chỉ số ảnh hưởng của Tạp chí Advanced Energy Materials tăng theo từng năm với IF năm 2016 đạt 15 và năm 2018 đạt trên 20. Hiện tại, Tạp chí Advanced Energy Materials được đánh giá là kho dữ liệu cung cấp các nguồn tài nguyên liên quan đến năng lượng tốt nhất.
Song hành với nghiên cứu siêu tụ điện dạng sợi trên giấy truyền thống Hàn Quốc, TS Sinh cũng đang triển khai nghiên cứu sản xuất sản phẩm này trên một loại giấy truyền thống của VN, và hiện đã có những kết quả rất khả quan. Việc đưa giấy truyền thống của VN vào sản xuất ứng dụng thành công sẽ thực sự có ý nghĩa khi một sản phẩm truyền thống lại có thể tạo ra những giá trị hữu ích mới trong đời sống hiện đại.
Hướng đi này đang được TS Sinh triển khai tại ĐH Duy Tân – nơi làm việc lý tưởng của anh sau khi nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Sungkyunkwan, Hàn Quốc năm 2013 và sau thời gian nghiên cứu Sau tiến sĩ tại ĐH Aalto, Phần Lan. Trong quá trình nghiên cứu, TS Sinh đã có 31 bài báo ISI, số trích dẫn theo google scholar là 339, chỉ số ảnh hưởng (H index) là 9. Nhiều công bố quốc tế của TS. Sinh có chỉ số khá tốt như: Advanced energy materials (IF 21.875), Advanced healthcare materials (IF 5.79), Journal of Power Sources (IF 6.947), Chemistry-A European Journal (IF 5.160), Nanotechnology (IF 3.404),…
Chia sẻ về đam mê nghiên cứu, TS Sinh cho biết: Thời gian nghiên cứu ở Hàn Quốc và Phần Lan, tôi đã học được tác phong làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, cùng niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Đó cũng là hành trang tôi mang về ĐH Duy Tân và thích nghi tốt với môi trường nghiên cứu tại đây. Nhà trường đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại, để tôi cùng các thành viên triển khai các nghiên cứu ứng dụng. Hơn hai năm làm việc tại ĐH Duy Tân, tôi đã có một số công bố quốc tế. Đặc biệt lần này với bài báo đăng trên Tạp chí hàng đầu Advanced Energy Materials có chỉ số IF đạt 21.875. Đây là khích lệ lớn và là kết quả rất tốt sau những cống hiến trí tuệ cho đam mê nghiên cứu khoa học. Tôi có thể nhận định, nhiều nhà khoa học của VN thực sự rất giỏi nên không có nhiều ngạc nhiên khi có sẽ những công bố chất lượng hay giành được những giải thưởng lớn. Việc tạo một môi trường làm việc cùng một chính sách hỗ trợ tốt nhất sẽ đảm bảo cho điều đó ở VN trong tương lai.
Theo thanhnien.vn
GS Đàm Thanh Sơn: "Đừng ngần ngại chia sẻ khó khăn"
GS Đàm Thanh Sơn đón tin vui nhận Giải thưởng và Huy chương Dirac cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước ngay tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) ngày 9/8, khi đang tham dự hội nghị khoa học quốc tế "Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ", cũng đúng dịp kỷ niệm 25 năm "Gặp gỡ Việt Nam".
Tại đây, GS. Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam và các nhà khoa học đã chúc mừng thành công của GS. Đàm Thanh Sơn.
Hội Gặp gỡ Việt Nam chúc mừng GS Đàm Thanh Sơn vào ngày 9/8
GS Trần Thanh Vân - cho rằng: Dirac là một trong những huy chương có giá trị rất cao trong thế giới vật lý, nhất là vật lý lý thuyết. Vì thế, đây không chỉ là niềm vinh dự cho riêng GS Đàm Thanh Sơn mà là vinh dự cho cả giới khoa học và đất nước Việt Nam.
Còn TS Lê Đức Ninh, Viện nghiên cứu Khoa học và Giáo dục liên ngành, cho hay: "Lĩnh vực Vật lý rất khó ở chỗ công trình nghiên cứu hay phát minh đó phải được thực tế chứng minh thì mới được trao giải. Là một người trẻ, tôi học được ở anh Sơn sự đam mê khoa học và kiên trì với con đường của mình".
GS. Đàm Thanh Sơn tham dự Hội nghị khoa học quốc tế: Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ - kỷ niệm 25 Gặp gỡ Việt Nam diễn ra từ ngày 6-11/8, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (TP Quy Nhơn)
Trước đó, giao lưu với các học sinh đoạt các giải thưởng Olympic quốc tế vào sáng 8/8, GS àm Thanh Sơn tâm sự: "Các bạn trẻ đã dấn thân vào khoa học thì phải xác định con đường có rất nhiều khó khăn. Nên đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn đó bằng cách hỏi đồng nghiệp, hỏi thầy giáo của mình. Trong khoa học, giao tiếp, cộng tác với những người đồng nghiệp rất quan trọng".
Theo vietnamnet.vn
GS Đàm Thanh Sơn về Việt Nam dự lễ ra mắt hai Viện nghiên cứu PRATI và TIAS Ngày 9/8, hai viện nghiên cứu: Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa (PRATI - Phenikaa Research And Technology Institute) và Viện Nghiên cứu Tiên tiến Thành Tây (TIAS - Thanh Tay Institute for Advanced Study) đã ra mắt tại Hà Nội. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông và GS Đàm Thanh Sơn - ĐH Chicago, Mỹ đã...