Nhà gỗ 5 gian quanh năm thoáng mát, hút tài lộc cho gia chủ
Nhà gỗ 5 gian 2 buồng được xây dựng trên quy mô lớn hoành tráng và đồ sộ, thích hợp vừa làm không gian để sinh hoạt, thờ cúng và hội họp con cháu.
Nhà gỗ 5 gian là gì?
Nhà gỗ 5 gian 2 buồng là nét kiến trúc phổ biến ở vùng làng quê Bắc Bộ, được xây dựng trên quy mô lớn hoành tráng và đồ sộ. Nhà thích hợp vừa làm không gian để sinh hoạt, thờ cúng và hội họp con cháu.
Kiểu nhà đẹp 5 gian thông nhau tạo một không gian thoáng, làm cho các thành viên trong gia đình gắn kết nhau hơn. Gian chính giữa được dành làm nơi thờ cúng gia tiên và trưng bày sập gỗ, ngoài ra còn sắp xếp bộ trường kỷ.
Mẫu nhà này cũng được cấu thành từ 3 bộ phận chính: Hệ thống cột, kết cấu phần mái và những hoa văn chạm khắc thủ công. Công trình này có thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh tách biệt hẳn với gian nhà chính, giúp cho công trình luôn đảm bảo sự sạch sẽ, linh thiêng và hợp phong thủy.
Nhà gỗ 5 gian là nét kiến trúc phổ biến ở vùng làng quê Bắc Bộ.
Gỗ là một chất liệu tốt cho sức khỏe, bền với thời gian. Những ai đã từng sinh sống trong kiểu nhà gỗ cổ truyền sẽ luôn cảm thấy được sự bình yên, giản dị và thư giãn hơn. Với không gian sống trong lành của vườn cây, ao nước, sân rộng.
Độ bền của những căn nhà gỗ 5 gian 2 buồng có thể lên đến hàng trăm năm, luôn chắc chắn và chịu được thời tiết khắc nghiệt của thời tiết.
Những mẫu hoa văn có trên các cấu kiện nhà gỗ được đục chạm thủ công. Tạo được vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển, truyền tải được nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống.
Gỗ chính là đại diện của hành Mộc trong ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ), là biểu trưng của sức sống, của mùa xuân. Hành Mộc thiên chủ về nhân, tạo hòa khí và bầu không khí ấm cúng, thân thiện trong không gian. Theo tín ngưỡng phong thủy Á Đông, hành Mộc tạo sự cân bằng, giảm bớt tính tiêu cực của hành Kim và hành Thổ, nên con người sống trong không gian mộc thường vui vẻ, cởi mở và thư thái.
Những mẫu nhà gỗ 5 gian đẹp, hiện đại
Nhà gỗ mái đao, cột đá
Nhà gỗ 5 gian mái đao truyền thống có thể được sử dụng làm thiết kế nhà thờ họ. Gian chính giữa lớn nhất để bàn thờ tổ tiên, 2 gian bên là 2 gian chuyên để các đồ phục vụ cho việc cúng bái; 2 buồng chứa những đồ đạc khác phục vụ cho lễ bái lớn trong năm.
Ngoài phần cánh cửa, cột, rui, mè bên trong bằng gỗ, xung quanh nhà gia chủ dùng đá làm cột.
Video đang HOT
Thiết kế nhà đẹp kiểu truyền thống luôn đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Chất liệu gỗ tự nhiên kết hợp với sân vườn cùng cây cối xanh mát nên không gian rất thanh bình và thoáng đãng. Điểm nhấn của các căn nhà gỗ cổ truyền này đó chính là mái đao cong vút.
Nhà gỗ kết hợp tường gạch
Nhà 5 gian với tường bao quanh là gạch nhưng phần cửa, cột trụ, vì kèo… là gỗ.
Thời xưa, nhà gỗ 5 gian thường được làm mọi thứ từ gỗ, tuy nhiên hiện nay với trữ lượng gỗ ngày một giảm, việc làm ngôi nhà hoàn toàn bằng gỗ sẽ tốn kém về chi phí, vì vậy gia chủ có thể thay bức tường gỗ bằng tường gạch hay tường đá.
Nhà gỗ 5 gian bằng lim cao cấp
Những mẫu nhà gỗ lim luôn giúp gia chủ thể hiện đẳng cấp của mình. Vì gỗ lim thuộc trong top những loại gỗ quý hiếm nhất.
Ưu điểm của các ngôi nhà gỗ lim là tính thẩm mỹ cao do các thớ gỗ rất mịn, đường vân rõ nét, màu sắc đẹp. Bên cạnh đó, gỗ lim còn rất cứng, chịu nhiệt tốt, khó bị biến dạng. Bởi vậy tạo nên một công trình nhà ở bền đẹp với thời gian.
Gỗ lim là loại vật liệu quý, có tính thẩm mỹ cao và bền.
Lưu ý khi xây nhà gỗ 5 gian
Hướng nhà: Chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh cho biết, một trong những điều quan trọng của phong thủy nhà gỗ 5 gian chính là hướng nhà. Hướng nhà có hợp phong thủy, hợp mệnh gia chủ thì vượng khí và điềm lành mới có thể tràn vào ngôi nhà đẹp.
Gia chủ cần xác định thế đất của nhà và xác định hướng thủy lưu (nước chảy) trước nhà, gồm cả mạch nước ngầm và nước lộ thiên. Điểm nước chảy đến gọi là thủy đầu, điểm nước chảy đi gọi là thủy khẩu, điểm giao nhau giữa hai tiếp tuyến của thủy đầu và thủy khẩu chính là tâm đất chính chính là điểm tốt nhất để đặt tâm nhà.
Ngoài cách xác định tâm đất, hướng nhà gỗ 5 gian nên đặt nơi đón gió chủ đạo, trông về nơi đất thấp. Nhà có khoảng sân rộng thì mặt có sân sẽ là hướng nhà; nhà giáp đường có một mặt tiền và những mặt còn lại không giáp đường thì mặt giáp đường là hướng nhà; nhà có hai mặt tiền giáp với đường thì cửa chính nằm bên nào hướng nhà ở bên đó.
Sắp xếp đồ đạc: Ở nhà gỗ 5 gian, gian giữa chính là nơi quan trọng nhất, là trái tim của cả căn nhà, đưa các dòng vượng khí tới những không gian khác.
Để nhà cổ theo đúng theo xu hướng và giữ nguyên được bản sắc văn hóa, việc bày trí và sắp xếp vô cùng quan trọng. Gian trung tâm, chính là gian giữa bao giờ cũng là nơi để thờ cúng và bày tỏ lòng thành với tổ tiên. Không gian trước ban thờ phải đảm bảo sự thoáng đãng, sạch sẽ và gọn gàng. Các công trình phụ không được đặt chung với nhà chính.
Chất liệu làm nhà:Lựa chọn chất liệu phù hợp, gỗ cứng chắc và đanh. Cụ thể là các loại gỗ như: gỗ lim, gỗ mít, gõ đỏ, sến, táu…Các cây gỗ sử dụng để xây dựng nhà phải đạt chất lượng tốt
Nhà gỗ 3 gian mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, mộc mạc với hơi thở thiên nhiên
Nhà gỗ 3 gian được làm từ gỗ nên mang theo nét mộc mạc, giản dị của con người Việt xưa. Không gian xung quanh nhà là sân vườn, ao cá trong lành.
Nhà gỗ 3 gian là gì?
Nhà gỗ 3 gian là mẫu nhà mang cấu trúc truyền thống, mô phỏng những mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ xưa.
Kết cấu nhà bao gồm: Cột nhà, xà nhà, câu đầu, kẻ, rường, bẩy, con lợn, các loại xà nằm ngoài khung, các kết cấu mái.
Thiết kế nhà gỗ đảm bảo sự thông thoáng rộng rãi nhưng đôi khi thiếu đi sự riêng tư. Mẫu nhà này thường xây trên diện tích lớn, vì ngoài nhà chính, xung quanh thường có sân vườn, ao cá.
Mẫu nhà truyền thống của người Việt xưa.
Nhà gỗ 3 gian hay còn được gọi bằng tên khác đó là nhà ngang, đơn giản vì được thiết kế theo chiều ngang. Các gian và chái nhà sẽ được xây dựng ngang với nhau. Cả 3 gian được xây thông với nhau, các chái ở hai bên sẽ được ngăn bằng vách ngăn và thông nhau qua cửa đối diện.
Ba gian phòng sẽ được chia thành 3 bộ phận với chức năng khác nhau. Gian ở giữa sẽ có diện tích lớn nhất và được chủ nhà chăm chút kỹ lưỡng so với toàn bộ ngôi nhà. Đây là nơi để đặt bàn thờ gia tiên, trưng bày bộ bàn ghế lớn, đẹp để tiếp khách. Gian chính giữa cũng là nơi để tiến hành các nghi lễ quan trọng trong nhà.
Các gian phụ ở hai bên được dùng để làm phòng ngủ của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Cũng có thể được dùng để làm phòng cho khách khi tới chơi. Điểm đặc biệt của kiểu nhà này đó là 3 gian nhà đều sẽ thông với nhau. Phòng nhỏ ở hai bên còn được gọi là chái nhà, mục đích sử dụng của mỗi gia đình sẽ khác nhau nên sẽ có nhà 3 gian 2 chái, 3 gian 3 chái, 3 gian 4 chái...
Kiểu nhà 3 gian truyền thống sẽ được xây dựng bằng vật liệu gỗ vì hầu hết các mẫu nhà này được thiết kế và xây dựng rất mộc mạc, gần gũi với con người và thiên nhiên. Đây cũng là vật liệu xây dựng chính ngày xưa khi chưa xuất hiện các loại vật liệu mới như xi măng, cốt thép... Một số loại gỗ tự nhiên được sử dụng để xây nhà 3 gian như tre, nứa, lá, gỗ mít..
Bên cạnh đó ngày xưa các gia đình khó khăn hơn sẽ dùng vật liệu hỗ trợ như gạch, đất nung, vôi, đất sét để làm nhà. Phần mái được lợp bằng lá dừa, rơm, ngày nay được lợp bằng ngói, nâng cao chất lượng của nhà ở.
Những mẫu nhà gỗ 3 gian đẹp:
Nhà gỗ 3 gian truyền thống
Đây là mẫu nhà đẹp được cấu tạo bởi 3 gian và không có 2 buồng ở 2 bên.
Nhà gỗ 3 gian 4 mái điển hình
Mẫu nhà từ gỗ mang đến không gian mát mẻ, và trong lành. Những cột trụ tròn chắc chắn ở hiên nhà cùng hệ cửa gỗ 2 cánh màu trầm làm cho ngôi nhà mang đậm dấu ấn của làng quê xưa. Phần mái đao uốn cong đẹp mắt kết hợp bậc thềm bằng đá hiện đại.
Nhà gỗ 3 gian 2 mái
Nhà gỗ này đem đến không gian đẹp, gần gũi và phù hợp làm các thiết kế nhà thờ tổ, nhà thờ họ. Mẫu nhà gỗ 3 gian 2 mái thường được làm theo lối chồng rường đấu sen kết hợp kẻ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nhà gỗ 3 gian 2 tầng
Kết cấu nhà gỗ trên tầng 2 thì sẽ là tầng 1 xây tường gạch đổ trần sau đó tầng 2 thì dựng nhà gỗ cổ truyền 3 gian, cầu thang sẽ nằm phía ngoài nhà. Trong đó, tầng 1 làm nơi tiếp khách, sinh hoạt, tầng 2 là nhà thờ. Lưu ý khi xây nhà gỗ 3 gian
Để có thể sở hữu một ngôi nhà gỗ 3 gian truyền thống đẹp, lưu giữ được nét cổ truyền xưa cũng như phù hợp với tiện ích sống hiện đại, gia chủ cần đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề sau:
Lựa chọn loại gỗ thi công: Gia chủ nên lựa chọn các loại gỗ tự nhiên có độ bền cao như gỗ mít, gỗ xoan, gỗ lim. Ngoài ra, gia chủ có thể sử dụng kết hợp nhiều loại gỗ với nhau cho từng bộ phận căn nhà để đảm bảo giữ đúng truyền thống, hợp phong thủy mà chi phí hợp lý.
Lựa chọn đội ngũ thi công lành nghề: Thi công nhà gỗ 3 gian đòi hỏi những quy định khắt khe về kết cấu nhà, hình thức hoa văn, họa tiết trang trí,... và chỉ có những người thợ lâu năm, có hiểu biết kỹ lưỡng về lịch sử truyền thống dân tộc mới có thể tái hiện lên được cái hồn cốt của căn nhà cổ truyền.
Phong thủy: Khi làm nhà gỗ 3 gian, gia chủ cần mời chuyên gia hoặc người am hiểu, có kinh nghiệm nghiên cứu thật kỹ thế đất, hướng nhà, vị trí xây nhà, ngày giờ đẹp thi công,... đảm bảo ngôi nhà hợp mệnh với gia chủ, mang tới sinh khí cho cả gia đình.
Thiết kế khuôn viên: Công trình nhà gỗ 3 gian không thể thiếu sự góp mặt của khu vườn bao quanh và khuôn viên phía trước nhà. Trước khi thi công, gia chủ cần tìm hiểu chi tiết hướng khuôn viên và các loại cây phù hợp đảm bảo hợp thẩm mỹ, cây cối phát triển xanh tốt mang lại vận may, tài lộc.
Khu nhà gỗ dùng nội thất tái chế của cặp vợ chồng trung niên ở Hòa Bình Cặp vợ chồng trung niên đã quyết định rời thành phố về Lương Sơn (Hòa Bình) sống và dựng khu nhà gỗ với nội thất hoàn toàn là đồ tái chế. Khu nhà gỗ ở Lương Sơn (Hòa Bình) là nơi an hưởng tuổi già của cặp vợ chồng trung niên. Anh Việt Anh - con trai gia chủ chia sẻ: "Năm ngoái,...