Nhà giáo tự thay đổi 8 điều này, được không?
Thực tế cho thấy chỉ ít nhà giáo chăm chút cho việc soạn giảng, còn lại là đối phó với kiểm tra của cấp trên. Có thầy cô đọc văn bản nhạt nhẽo, đứt quãng; viết sai chính tả, diễn đạt lòng vòng. Thầy vậy, trò thế nào đây?
Nhà giáo cần thay đổi để hoàn thiện mình trước xã hội. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Gia Định (TP.HCM) chúc mừng sinh nhật thầy Nguyễn Bảo Quốc ngay trong sân trường – Ảnh: N.HÙNG
Tôi đồng cảm với chia sẻ “Nhà giáo cũng phải thay đổi!”. Nhân đây, tôi đề xuất 8 điều nhà giáo cần tự thay đổi với quý đồng nghiệp và bạn đọc.
1 Soạn giảng
Có một nhà giáo dục đã nói: “Như mặt trời phản chiếu trong giọt nước, toàn bộ hoạt động của nhà giáo thể hiện qua giờ lên lớp”. Tôi nghĩ để lên lớp tốt, nhất thiết giáo viên phải đầu tư cho soạn giảng.
Thực tế cho thấy chỉ ít nhà giáo chăm chút cho việc soạn giảng, còn lại là đối phó với kiểm tra của cấp trên. Ngày càng ít những giáo án hay, dường như thầy cô mình lên mạng, tải về, sửa chút ít, in ra rồi mang nộp khi có yêu cầu.
Làm cập rập nên hình thức giáo án không chuẩn, nội dung giáo án thiếu chính xác, phương pháp thể hiện trong giáo án đơn điệu.
Mới đây thôi, kiểm tra giáo án của một thầy giáo trẻ, tôi đã nhận xét vào giáo án:
Soạn giảng = Quy chế.
Chính xác.
Kỹ càng.
Mô phạm.
Soạn giảng = Đầu tư chuyên môn.
Đọc.
Học.
Video đang HOT
Cẩn trọng.
Soạn giảng = Tâm của nhà giáo.
Trong sáng.
Vì học sinh.
Vậy, trước tiên thầy cô cần đầu tư cho soạn giảng.
2 Đọc sách
Đọc để có thêm nguồn học liệu ngoài sách giáo khoa, đọc để biết – cảm nhận – yêu thương. Nếu làm tích cực và thường xuyên, bài soạn chắc chắn phong phú.
Đồng thời, siêng đọc sách là con đường tốt nhất để thầy cô tiếp tục phát triển kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt. Hiện nay có thầy cô đọc văn bản nhạt nhẽo, đứt quãng; viết sai chính tả, diễn đạt lòng vòng. Thầy vậy, trò thế nào đây?
Mỗi ngày, thầy cô dành từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ đọc sách, báo, tạp chí; mỗi tháng, thầy cô đọc ít nhất một cuốn sách (tiểu thuyết, thơ, chuyên môn…) được không?
3 Tin học
Hiện nay, khi lên lớp, giáo án được trình chiếu để trò nhìn – nghe – ghi, chưa bước vào ngưỡng cửa 4.0. Cần lắm nhiều bài soạn E-learning, giúp trò học thường xuyên, thầy – trò tương tác nhanh chóng, kịp thời nhằm giải quyết vướng mắc về kiến thức, lỗ hổng về kỹ năng, khoảng trống về phẩm cách.
Soạn – dạy – kiểm tra cần trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin rộng hơn, thường xuyên hơn, hiệu quả hơn.
4 Tiếng Anh
Nhiều thầy cô có chứng chỉ tiếng Anh trong hồ sơ viên chức. Nhưng còn ít thầy cô giao tiếp được bằng tiếng Anh, không truy cập được nguồn tài liệu hay từ nước ngoài.
Không cập nhật kịp thời, đồng nghĩa với thầy cô mình tụt hậu, làm sao dạy học sinh sáng tạo, hội nhập, phát triển được? Học tiếng Anh là điều thứ tư nhà giáo cần tự thay đổi.
5 Khoan dung
Khoan dung với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh; sống khoan dung làm nhà giáo cởi mở, yêu công việc, cảm xúc đong đầy với cuộc sống. Mỗi ngày đến trường được vui hơn, tự tin trên bục giảng, thoải mái trong sinh hoạt, chan hòa với đồng nghiệp, trọn vẹn với học sinh.
6 Thẳng thắn
Trong các buổi họp, rất ít ý kiến đóng góp của thầy cô. Năm học nào cũng có hội nghị, đại hội, quanh quẩn chỉ mấy ý kiến của chi ủy, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn…, còn lại là im lặng và biểu quyết.
Nhiều quy định rất rõ như việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT (thông tư 58/2011/TT-BGDĐT), có thầy cô do ngại “tránh đâu” với ban giám hiệu nên… thi đi, thi lại, sửa điểm. Giá mà thầy cô thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng, trong một tập thể đoàn kết, hiệu trưởng muốn làm sai cũng không thể được.
7 Kỷ luật
Kỷ cương trong nhà trường hiện nay có vấn đề, do đâu? Phải chăng giáo viên mình chưa làm việc với tinh thần kỷ luật? Như thế, dạy học sinh kỷ luật liệu có hình thức, sáo rỗng?
Học đường phải kỷ luật, kỷ luật trong dạy – học, sinh hoạt, quan hệ, ứng xử; kỷ luật trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy thêm – học thêm, thu chi tài chính. Nếu những điều đó thực hiện đúng – đủ – minh bạch – thường xuyên thì những sự cố vừa qua đã không xảy ra trong nhà trường.
8 Đam mê
Cuối cùng, là nhà giáo, hãy nuôi dưỡng đam mê. Đọc sách, âm nhạc, hội họa, sáng tác, thể thao, thiện nguyện… phải là một trong những niềm đam mê của người thầy.
Chính niềm đam mê ấy thôi thúc người thầy tìm tòi, khám phá, tích lũy để thay đổi chính mình, phát triển năng lực nghề nghiệp, cảm hóa – truyền lửa cho học sinh.
Vì sao nhà giáo cần thay đổi?
Không đổ tại áp lực, không phân bua vì hoàn cảnh, không trách cứ cuộc sống còn thiếu thốn, khi nhà giáo tự thay đổi, học đường thay đổi, quản lý giáo dục thay đổi, nguồn lực xã hội phát triển. Sự phát triển đó tác động trở lại, thúc đẩy nhà giáo phát triển mọi mặt.
TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG
Theo tuoitre.vn
Công đoàn Giáo dục tăng cường ngăn chặn hoạt động "Hội thánh Đức Chúa Trời"
TS Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - vừa ký văn bản số 92/CĐN-TGNC về việc ngăn chặn truyền đạo trái phép, liên quan đến hoạt động của "Hội thánh Đức Chúa Trời".
Theo công văn này, thời gian vừa qua, ở một số địa phương đã xảy ra hiện tượng có một nhóm người tự xưng thành viên của "Hội thánh Đức Chúa Trời" xâm nhập vào một số trường học tuyên truyền, lôi kéo mọi người trong đó có cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên tham gia vào "Hội".
Theo các cơ quan chức năng, đây là tổ chức tôn giáo chưa được pháp luật cho phép hoạt động, là những hành động phi pháp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc công tác, học tập rèn luyện và sinh hoạt của cán bộ, nhà giáo và học sinh sinh viên; tác động xấu đến tới an ninh trật tự trong các trường học, cơ sở giáo dục cũng như cuộc sống gia đình thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên.
Trước tình hình này, để kịp thời ngăn chặn những sự việc như trên, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố, Công đoàn các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Công đoàn các trường Đại học, Cao đẳng và các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,nâng cao nhận thức cho CBNGNLĐ và học sinh sinh viên về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Dư luận xôn xao về giáo phái có tên gọi "Hội thánh Đức Chúa Trời".
Thông báo rộng rãi tới toàn thể cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh sinh viên trong nhà trường về sự phi pháp của "Hội Đức thánh chúa Trời" và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng, từ bỏ gia đình, công việc, học tập...
Có biện pháp thích hợp nắm bắt tình hình trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ, nhân viên trường học, học sinh, sinh viên. Kịp thời báo cáo về các cấp có thẩm quyền, phối hợp xử lý khi phát hiện có những cán bộ, nhà giáo, nhân viên, học sinh sinh viên tham gia "Hội thánh Đức Chúa Trời".
Đồng thời, tăng cường các biện pháp bảo vệ, an ninh trường học, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những người lạ mặt vào các nhà trường để truyền đạo trái phép.
Trao đổi với PV Dân trí, TS tâm lý Nguyễn Tùng Lâm - chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội - phân tích, ngoài chuyện học hành, sinh viên luôn chịu sự tác động của xã hội. Tuy nhiên, các trường đại học hiện nay phần lớn không hiểu mong muốn, nhu cầu của sinh viên.
Ông dẫn chuyện nhà khoa học Maslow đã chỉ ra tháp nhu cầu của con người. Trong đó, có tầng tháp thứ tư là nhu cầu được quý trọng, kính mến, tin tưởng. Tầng tháp thứ năm là nhu cầu tự thể hiện bản thân mình, muốn sáng tạo và được công nhận là thành đạt.
Nỗi đau xé lòng của người cha có con bỏ nhà theo đạo Hội thánh Đức Chúa Trời. (Ảnh: Hà Trang)
Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường đại học chỉ biết đến nhu cầu tầm thấp của sinh viên là về giao tiếp, việc làm. Điều này gây nguy hiểm, dẫn đến việc sinh viên chán nản, dễ bị lôi kéo theo những cách làm giàu nhanh hay đi tìm đức tin phi tôn giáo.
Theo TS Tùng Lâm, tâm lý học luôn xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống. Vì vậy, các trường không làm thỏa mãn nhu cầu sẽ không giữ được sinh viên của mình.
Do đó ông cho biết, chúng ta phải giành giật lại sinh viên, không thể để cho các tổ chức, cá nhân phản khoa học làm biến chất các em. Các hoạt động phi tôn giáo của 'Hội Thánh Đức Chúa Trời' làm mất đi thời gian, tiền của.
"Chương trình học của sinh viên hiện chưa được giảm tải. Từ phổ thông lên tới đại học, chúng ta chỉ chuyên môn hóa. Thầy giáo Toán lo dạy Toán, cô dạy Kỹ thuật chăm lo cho bộ môn của mình, không ai lo đến đời sống, tâm lý của sinh viên.
Vì vậy, bộ phận tham vấn học đường trong nhà trường rất quan trọng", TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: "Nấu cơm, dọn sẵn, chỉ việc ăn..." Mỗi mùa thi về, các trường chỉ đạo giáo viên biên soạn đề cương ôn tập và phát cho học sinh. Hầu hết nhà giáo đều muốn trò được điểm cao và mình hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký đầu năm nên lẽ tất nhiên sẽ bỏ công biên soạn câu hỏi, đáp án, in ấn và phát tận tay học sinh....