Nhà giáo thời công nghệ
Sự phát triển của công nghệ mang lại nhiều tiện ích cho nhà giáo trong việc tìm hiểu và truyền đạt kiến thức đến người học, nhưng cũng tạo nên một diễn biến mới chưa bao giờ thấy trong mối quan hệ thầy trò.
Trang Facebook của các giáo viên
Trong thời buổi công nghệ, hầu như giáo viên nào cũng có tài khoản trên Facebook. Đó không chỉ là nơi để giáo viên chia sẻ kiến thức, truyền tải thông tin, hoạt động của học sinh đến phụ huynh mà còn chứa đựng nhiều điều khác cần gửi gắm.
Nói được những chuyện… khó nói
Nhiều người thích thú theo dõi trên mạng những câu chuyện, những sẻ chia đầy tình yêu thương của cô Thanh Thuận, giáo viên Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý (TP.HCM). Facebook “Tigôn Trắng” không đơn thuần là một trang cá nhân nữa mà như một nhật ký cảm xúc của lớp học do cô làm chủ nhiệm.
Với những việc khó nói bằng lời, cô Thuận sử dụng Facebook làm phương tiện. Như chuyện cô trăn trở để xin lỗi học trò về việc chấm điểm bài kiểm tra một tiết. Học sinh phản đối cách chấm điểm, thậm chí một bạn đứng lên chỉ trích. Cô đã dùng uy quyền của mình để bắt tất cả phải im lặng. Nhưng rồi cô hối hận. “Một học sinh lớp 8 dám phát biểu về nhận thức của mình, dám yêu cầu giáo viên sửa chữa sai lầm là một điều quá to tát, không phải dễ. Nhưng đó là chúng đang biết vận dụng bài học đạo đức vào tình huống thực tế một cách thẳng thắn và dũng cảm, bởi dũng cảm này dễ bị gán tội là “hỗn láo”, “được bằng chân lân bằng đầu”, thậm chí còn bị trách phạt là “không coi ai ra gì” , “vô lễ với giáo viên”…”. Cô Thuận đã viết những dòng như vậy trên Facebook. Cuối cùng, cô quyết định xin lỗi học trò vì “nếu giáo viên “không có trách nhiệm” về nhân cách của chính mình (dù nhỏ) thì không những không thể dạy người mà thậm chí cũng khó tiếp tục dạy chữ được”.
Tư vấn, chia sẻ
Video đang HOT
Facebook của tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, là một địa chỉ quen thuộc đối với bạn bè cũng như sinh viên. Theo ông Lý, đây là kênh trao đổi với sinh viên rất hiệu quả. Chẳng hạn, ông từng dùng Facebook để hỏi ý kiến sinh viên về việc đăng ký tín chỉ như thế nào, sau đó nhận được nhiều phản hồi để thực hiện công việc này tốt hơn. “Những phản ánh của sinh viên, thậm chí trái chiều, đều thật và hết sức sống động. Những người làm công tác tiếp xúc với sinh viên nên mở Facebook để đến gần sinh viên hơn”, ông Lý nói.
Ông Nguyễn Văn Cải, Hiệu phó Trường THPT Quang Trung (Củ Chi, TP.HCM), kể từ khi lập Facebook cá nhân, ông có thể chia sẻ, nắm bắt nhiều hơn tâm tư của học sinh. “Mỗi khi đăng tải những điều mới, hay, học sinh vào nhận xét, có em suy nghĩ đúng đắn nhưng cũng có em nhìn nhận chưa chín chắn thì bạn bè sẽ điều chỉnh, giáo viên cũng định hướng nhẹ nhàng để học sinh hiểu rõ hơn”, ông Cải cho biết.
Trong giới học sinh – sinh viên có lẽ không ai không biết đến Facebook của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Facebook của ông Hiếu chủ yếu chia sẻ những bài tư vấn về tâm lý học đường, thu hút trên 500.000 bạn bè. Có những bài ông Hiếu đưa lên Facebook nhận được gần 14.000 lượt yêu thích…
Hiểu rõ hoạt động của con ở trường
Các hoạt động của học sinh lớp mầm 2 Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM) đều được các cô giáo cập nhật trên Facebook để phụ huynh có thể biết con đang học gì, chơi thế nào… Giáo viên ở nhiều trường mầm non khác cũng tạo Facebook của lớp. Điểm chung của những trang cá nhân này là đăng tải hình ảnh hoạt động của học sinh theo chủ đề. Có bữa vui chơi ngoài trời, có bữa tập leo thang dây, tập ném bóng rổ…; những dịp lễ hội thì có album ảnh đón Trung thu, Noel…
Nói về ý tưởng của những trang mạng xã hội này, bà Nguyễn Trương Lan, giáo viên Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM), cho hay: “Cũng là người mẹ, khi tạo Facebook, tôi thường xuyên đưa hình ảnh của em bé lên để ông bà cùng người thân ở xa thường xuyên nhìn thấy cháu, có cảm giác gần gũi. Đến khi bé đi học cả ngày ở trường, cha mẹ nào cũng nhớ con, không biết hằng ngày bé ăn, ngủ, hoạt động vui chơi như thế nào… Vì lẽ đó, chúng tôi thấy việc tạo Facebook chắc chắn khiến phụ huynh yên tâm hơn khi biết các hoạt động của con ở trường”.
Qua Facebook, các giáo viên còn mở diễn đàn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy, làm đồ chơi cho trẻ. Bên cạnh đó còn kêu gọi giúp đỡ, hỗ trợ những giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn.
Theo TNO
Dạy song ngữ: Mỗi nơi một kiểu
TP HCM hiện có 50 trường mang yếu tố nước ngoài, trong đó nhiều trường tổ chức giảng dạy theo hình thức song ngữ, chủ yếu là tiếng Anh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng về dạy song ngữ.
Xuất phát từ nhu cầu học sinh cần tăng cường về ngoại ngữ nhưng vẫn duy trì khả năng tiếng Việt, nhiều trường có yếu tố nước ngoài tại TP HCM tuyển sinh và dạy chương trình song ngữ. Tuy nhiên, do chưa có quy chế rõ ràng nên các trường này mạnh ai nấy dạy.
Mập mờ giữa 2 chương trình
Hai cách làm phổ biến mà các trường song ngữ hiện nay đang áp dụng là giảng dạy hoàn toàn theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), chỉ tăng cường thêm thời lượng môn tiếng Anh và một số môn của chương trình quốc tế. Cách thứ hai là giảng dạy song song 2 chương trình, vừa theo chương trình của Bộ GD-ĐT bằng tiếng Việt vừa theo chương trình quốc tế. Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Canada, cho biết: "Trường song ngữ thật ra chỉ là cách gọi để chỉ chương trình đào tạo được dạy bằng 2 thứ tiếng, một phần chương trình bằng tiếng Việt và một phần chương trình của nước khác như Anh, Nhật hoặc Pháp... với mục tiêu tăng cường ngoại ngữ".
Học sinh Trường Quốc tế Viêt Anh (quận Phú Nhuận, TP HCM) trong giờ tan học Ảnh: Tấn Thạnh
Vì chưa có quy định cụ thể về chương trình song ngữ nên mỗi trường giảng dạy mỗi kiểu khác nhau. Chẳng hạn, Trường Quốc tế Canada dạy một phần chương trình bằng tiếng Việt, một phần chương trình của Canada. "Từ lớp 1 đến lớp 8, trường dạy theo chương trình của Bộ GD-ĐT, có thêm 4 môn toán, khoa học, tiếng Anh và máy tính do giáo viên Canada giảng dạy theo chương trình của nước này, chiếm 1/2 thời gian trên lớp. Đến lớp 9, tập trung dạy tiếng Anh theo chuẩn B2 của khung tham chiếu châu Âu" - bà Oanh cho biết.
Trong khi đó, Trường Quốc tế BVIS tổ chức dạy hoàn toàn theo chương trình tú tài của Anh, chỉ Việt hóa một phần và càng lên cao càng tăng cường tiếng Anh. Trường Song ngữ Thái Bình Dương lại tổ chức giảng dạy một chương trình bằng cả 2 thứ tiếng Việt và Anh từ lớp 1 đến lớp 12. Trường Trung Tiểu học Bắc Mỹ (SNA) tổ chức dạy song song và đầy đủ cả 2 chương trình Việt Nam và Mỹ theo hình thức buổi sáng dạy một chương trình, buổi chiều dạy một chương trình để cấp 2 bằng tốt nghiệp của cả 2 nước.
Cần đánh giá chất lượng
Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Phú Nhuận phân tích: "Dạy theo chương trình của bộ thì áp dụng theo chuẩn của bộ trong khi theo chương trình quốc tế thì lại theo chuẩn khác. Cùng lúc học nhiều chương trình với những cách đánh giá và xếp loại khác nhau cũng khiến học sinh quá tải".
Hiệu trưởng một trường quốc tế thừa nhận tâm lý phụ huynh thường muốn cho con học càng nhiều càng tốt nên họ vừa muốn con học chương trình Việt Nam vừa muốn học chương trình quốc tế để nếu chẳng may không thể du học hoặc không học tiếp ở các trường quốc tế thì sẽ quay lại trường công. Chính vì thế, các trường song ngữ ngày càng nở rộ mà chất lượng các chương trình giảng dạy vẫn là dấu hỏi lớn. Do vậy, việc kiểm định, đánh giá lại các chương trình đào tạo song ngữ là cần thiết.
Đối với chương trình giảng dạy tại các trường có yếu tố nước ngoài, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết đến nay, bộ chỉ yêu cầu bắt buộc phải giảng dạy 3 môn ngữ văn, lịch sử, địa lý theo chương trình của bộ nhưng lại không quy định phải đánh giá, xếp loại học sinh ở 3 môn này nên một số trường không dạy đủ số tiết, không dạy đủ nội dung và số môn học.
Theo TS Nguyễn Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP HCM, một trong các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình tại các trường phổ thông có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam là các chương trình giáo dục phải được thiết kế đúng quy định pháp luật, theo hướng hỗ trợ các nhu cầu phát triển toàn diện và đa dạng của học sinh, bao gồm các mặt học thuật, văn hóa, xã hội, thể chất và tình cảm. Các trường cũng cần tham gia vào hình thức đánh giá chương trình và đánh giá phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện hiện nay.
Rơi rụng dần vì quá tải
Tại các trường phổ thông, chương trình song ngữ tiếng Pháp được giảng dạy hơn 10 năm nay với thời lượng 8 tiết/tuần (bằng thời lượng chương trình tiếng Anh tăng cường) nhưng học sinh rơi rụng dần vì quá tải. "Học ngoại ngữ từ nhỏ cần rất nhiều sự hỗ trợ từ gia đình trong khi tiếng Pháp không phổ biến như tiếng Anh nên phụ huynh khó hỗ trợ và học sinh, vì thế khó theo được chương trình. Khi đã mất căn bản thì càng lên cao càng khó trụ lại" - bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, TP HCM, cho biết.
Theo TNO
Ra mắt trung tâm giảng dạy Anh ngữ tại quận 9 Trung tâm Giảng dạy Anh ngữ thứ 16 của VUS có diện tích sử dụng gần 6.000 m2 với 60 phòng học được trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế, có tính tương tác cao, thiết kế phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của từng đối tượng học viên. Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS) đã khai trương Trung tâm...