Nhà giáo thắp lửa nghề ở xứ trà

Theo dõi VGT trên

Những năm qua, ngành Giáo dục Thái Nguyên ghi nhận nhiều tấm gương điển hình. Mỗi thầy cô giáo có cách đóng góp khác nhau nhưng cùng chung mục tiêu thắp lửa nghề cho xứ trà.

Nhà giáo thắp lửa nghề ở xứ trà - Hình 1

Đồng chí Phạm Việt Đức – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên trao tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các phong trào thi đua của ngành giáo dục giai đoạn 2015 – 2020

Người thầy… say nghề

Miệt mài với công việc đứng lớp, các thầy cô giáo truyền cảm hứng học tập cho học sinh, và cũng chính các em đem lại niềm vui, tình yêu nghề cho họ. Thầy Phạm Chí Hiếu, giáo viên bộ môn Tin học, Bí thư Đoàn Trường THPT chuyên Thái Nguyên dù t.uổi đời, t.uổi nghề còn trẻ nhưng luôn trăn trở làm thế nào để thay đổi nhận thức của cộng đồng về lĩnh vực tin học mình theo đuổi. Điều mà thầy giáo trẻ mong mỏi nhất là các bậc phụ huynh, học sinh nhìn nhận đầy đủ hơn về tính thiết yếu, tầm quan trọng của tin học trong cuộc sống ngày nay.

“Tin học là công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực đời sống, ngành nghề. Kĩ năng tin học là điều tất yếu nếu muốn trở thành công dân toàn cầu. Từ trong nhà trường phổ thông, các em được trang bị kiến thức về công cụ này, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp sẽ rộng mở và chủ động” – thầy Hiếu chia sẻ.

Nhà giáo thắp lửa nghề ở xứ trà - Hình 2

Cô Nguyễn Thị Quốc Hòa.

Trong công tác Đoàn, thầy Hiếu cùng đồng nghiệp hướng các phong trào của đoàn phục vụ chuyên môn, học tập. Từ đó, nhiều hoạt động ý nghĩa được triển khai: Cuộc thi “Đường l.ên đ.ỉnh Olympia”; hoạt động văn hóa nghệ thuật “Space Land”… Cách làm sáng tạo này giúp học sinh thêm nhiều cảm hứng để trải nghiệm và học tập.

Ở môi trường dạy học khác, cô giáo Hứa Thị Xuân, giáo viên bộ môn Toán – Vật lý, Trường THCS Phúc Chu (huyện Định Hóa) lại có cách đóng góp của riêng mình. Cô Xuân có 23 năm dạy học, cống hiến cho giáo dục miền núi, vùng cao, khu vực đặc biệt khó khăn. Sau bao năm lặng lẽ cống hiến, chăm sóc lũ trò nhỏ, quả ngọt mà người trồng cây nhận được là sự trưởng thành của lớp lớp học sinh. Đó là niềm vui không gì đ.ánh đổi được, mà có lẽ chỉ người trong nghề mới cảm nhận được một cách sâu sắc nhất.

Nhà giáo thắp lửa nghề ở xứ trà - Hình 3

Cô Nguyễn Thị Ngọc Thu.

Chia sẻ về quãng thời gian dài gắn bó với học trò vùng khó khăn, cô Xuân giản dị nói: “Nhiều năm gắn bó với công việc dạy học ở miền núi, tôi thấu hiểu sự thiệt thòi cũng như nỗ lực của thầy cô giáo và học sinh nơi đây. Tuy điều kiện của trường vùng cao còn khó khăn, nhưng chúng tôi luôn đồng hành cùng học trò để tìm thấy niềm vui trong công việc. Chỉ cần thấy các em chăm chú học tập, đủ làm chúng tôi vui rồi”.

Video đang HOT

Say sưa với nghề giáo, cô Nguyễn Thị Ngọc Thu, giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Lưu Nhân Chú (huyện Đại Từ) đã có nhiều đóng góp cho nhà trường và địa phương. Cô Thu luôn đổi mới và vận dụng những phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, cô quan tâm, thân thiện với học trò để hiểu hoàn cảnh cũng như cá tính, giúp các em rèn luyện tốt kĩ năng, trau dồi tích lũy kiến thức, định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Nhà giáo thắp lửa nghề ở xứ trà - Hình 4

Cô Hứa Thị Xuân.

“Là giáo viên, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình, chỉ mong các em cố gắng học tập, đạt kết quả tốt. Tôi thường trò chuyện và nhắn nhủ học sinh, không chỉ học kiến thức, mà còn phải chuẩn bị những năng lực, kĩ năng cần thiết” – cô Thu khiêm tốn khi nói về công việc của mình.

Nhà quản lý trách nhiệm, tâm huyết

Đồng hành cùng đội ngũ nhà giáo là những người làm công tác quản lý. Hơn ai hết, họ hiểu công việc đạt hiệu quả, trước hết mình phải là người làm gương để giáo viên, học sinh cùng thực hiện.

Làm công tác quản lý nhiều năm, thầy Phan Vĩnh Thái, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Tự Minh (TP Thái Nguyên) luôn sát sao, thấu hiểu, chia sẻ với đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng như các học trò của mình. Là trường đầu vào học sinh không cao, các thầy cô ở đây phải đặc biệt gần gũi, quan tâm để động viên học sinh học tập.

Nhà giáo thắp lửa nghề ở xứ trà - Hình 5

Thầy Phan Vĩnh Thái.

Nhiều khi thầy hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm phải ngồi lại cùng nhau tìm cách giúp các em duy trì việc học. Với quan điểm, học sinh vừa là trò, vừa là con, “khách hàng”, thầy Thái luôn thúc giục giáo viên nhà trường phải thực sự yêu thương và đồng hành với các em. Với quyết tâm và nỗ lực, chất lượng dạy học và kết quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường được nâng lên rõ rệt.

“Điều tôi trăn trở nhất là làm sao để nâng cao được chất lượng dạy và học. Tôi luôn nhắc nhở cán bộ, giáo viên nhà trường phải đặc biệt quan tâm, bám sát thông tin để gần gũi và hiểu học sinh của mình. Mong các thầy cô tiếp tục nỗ lực, đồng hành cùng học sinh để khơi dậy hứng thú học tập, giúp các em mỗi ngày thêm tiến bộ” – thầy Thái tâm sự.

Nhà giáo thắp lửa nghề ở xứ trà - Hình 6

Thầy Phạm Chí Hiếu.

Cũng làm công tác quản lý giáo dục, cô Nguyễn Thị Quốc Hòa, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên là người quyết đoán và hết mình trong công việc. Trải qua quá trình công tác với nhiều môi trường công việc khác nhau, cô có điều kiện hiểu về giáo dục từ các góc độ khác nhau. Chính vì vậy, sự thôi thúc và những ý tưởng, mong muốn trong cô Hòa lúc nào cũng tràn đầy.

Chia sẻ về công việc, cô Hòa cho biết: “Thời gian tới, có một số nhiệm vụ lớn và quan trọng của ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên: Chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; xây dựng đề án phát triển giáo dục giai đoạn 5 năm tiếp theo; tăng cường mở rộng quy mô trường lớp, đặc biệt chú trọng cấp mầm non và tiểu học; nâng cao chất lượng dạy học, tạo đột phá trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ngoại ngữ nhằm đáp ứng xu thế phát triển hội nhập… Tôi mong đội ngũ cán bộ, giáo viên tiếp tục nỗ lực, chung tay đồng lòng, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”.

Có thể nói, để “thắp lửa” cho nghề dạy học, mỗi thầy cô giáo trong cương vị và điều kiện công việc đều có những nỗ lực đáng trân trọng. Ở mỗi ngôi trường, vùng quê, các thầy cô vẫn ngày ngày âm thầm góp sức để làm đẹp hơn những thành quả cho giáo dục xứ trà hôm nay.

Giấy khen như huy chương, chỉ nên tặng vài cháu giỏi nhất lớp

"Giấy khen chỉ trở nên vô giá trị nếu được phát đại trà, vì thế không nên bỏ mà nên hạn chế, chỉ tặng thưởng cho vài ba học sinh xuất sắc nhất lớp".

Đó là ý kiến của độc giả tên Hiếu khi bình luận dưới bài viết "Giấy khen cho học sinh là p.hần t.hưởng lỗi thời, nên bỏ". Trong gần 100 ý kiến trao đổi về vấn đề này, nhiều người cho rằng ngành Giáo dục không nên bỏ việc tặng giấy khen cho học sinh vào cuối năm học. Hiệu quả động viên, khích lệ của giấy khen giảm mạnh là do nó bị lạm dụng, được phát cho đa số học sinh trong lớp, chứ không phải không có tác dụng gì.

Độc giả Châu Anh cho biết, hình thức khích lệ học sinh bằng giấy khen cũng được áp dụng ở các nước phát triển chứ không chỉ ở Việt Nam. Con chị đang học ở Canada và cũng nhận được nhiều giấy khen.

" Bệnh thành tích không chỉ của nhà trường đâu mà còn của cả bố mẹ. Con đi học mà cuối năm không có giấy khen là bố mẹ cũng áp lực lắm. Tổ trưởng khu phố từng hỏi tôi 'con chỉ đạt học sinh trung bình thôi à' vì tôi không nộp giấy khen cuối năm để khen thưởng theo yêu cầu của tổ dân phố.

Tuy nhiên xóa bỏ hoàn toàn giấy khen thì cũng không nên. Giấy khen vẫn cần thiết nhưng chỉ cho những trường hợp đặc biệt thôi. Đừng nói là trên thế giới có mỗi Việt Nam mình có giấy khen. Con tôi đang học cấp 3 ở Canada, năm nào cháu cũng nhận được rất nhiều giấy khen của các môn học khác nhau.

Với điểm bình quân trên 9.0, các cháu sẽ nhận được huy chương bạc và mời đến dự bữa sáng tại trường cùng với thầy hiệu trưởng. Đó là niềm tự hào và cũng là động lực để các cháu tiếp tục phấn đấu", Châu Anh viết.

Giấy khen như huy chương, chỉ nên tặng vài cháu giỏi nhất lớp - Hình 1

Lê Ngân: Giấy khen là động lực không nhỏ về tinh thần cho các em. Các em cố gắng phấn đấu 1 năm học thì xứng đáng được nhận, còn các em chưa đạt thì lấy đó làm tấm gương để phấn đấu cho năm sau. Đã bao nhiêu thế hệ đều như thế. Không hiểu các ông học tư tưởng tiến bộ của xã hội nào, nước nào mà nêu ý kiến bỏ giấy khen?

Lê Tần: Việc học bây giờ không có giấy khen còn khó hơn ấy.

Phạm Liên: Thời buổi bây giờ rất nhiều học sinh lơ là với việc học. Có những em rất chăm chỉ học hành. Giấy khen là một chút tinh thần động viên các em đấy để cố gắng trong học tập. Tại sao lại phải đau khổ khi lại không nhận được giấy khen? Tại vì có chịu học đâu mà đòi giấy khen. Nếu mà có em nào không nhận được giấy khen thì phải biết nhìn những bạn có giấy khen mà cố gắng chăm chỉ theo, nên tôi không tán thành bỏ.

Nguyễn Lý: Xã hội phát triển như bây giờ, các em phải học nhiều thì nhiều em được giấy khen, số ít không học thì phải chịu. Tôi không tán thành bỏ giấy khen.

Lasen: Quan điểm bỏ giấy khen quá sai lầm bởi học sinh bây giờ được sự quan tâm của cả cộng đồng, cha mẹ và nhà trường nên mới có kết quả tốt như vậy. Khi các cháu đạt thành tích tốt thì nhất thiết phải có cái gì đó giống như giấy khen để lưu lại sau này, bởi giấy khen không đắt t.iền hay tốn kém gì và các cháu xứng đáng được nhận.

Còn bạn nào vì chưa học tốt nên không nhận được thì phải cố gắng. Điều đó là dĩ nhiên, không thể vì sự tổn thương của ai đó học dốt mà quên đi việc động viên các cháu đã nỗ lực trong suốt năm học. Ai cũng muốn được khen ngợi, tại sao lại nói giấy khen lỗi thời? Một tờ giấy khen thôi mà còn không có thì rút cục chúng ta dùng hình thức gì để khen các cháu?

Giấy khen như huy chương, chỉ nên tặng vài cháu giỏi nhất lớp - Hình 2

Bức ảnh cả lớp chỉ có 1 học sinh không được nhận giấy khen gây bão mạng những ngày gần đây.

Mặc dù khẳng định giấy khen vẫn có giá trị, nhiều bạn đọc cho rằng để phát huy tối đa giá trị đó, cần hạn chế phát tràn lan cho học sinh, vì phải ít, phải hiếm mới quý.

Hoàng Long: Giấy khen cần thiết chứ. Nhưng phải ít, phải hiếm thì mới quý, số bạn được phải ít hơn số bạn không được thì mới tạo nên sự khao khát cho học sinh, cháu nào có cũng cảm thấy thực sự hãnh diện. Chỉ cần 60% học sinh được giấy khen là giá trị của nó đã giảm mạnh rồi chứ đừng nói lớp 50 cháu thì 45 cháu có.

Nguyễn Thái Hoát: Giấy khen cho các cháu cũng như tấm giấy huân huy chương. Chỉ có điều không nên đại trà mà thôi. Ai thật xứng đáng thì cần biểu dương, chứ không nên vì sợ các cháu buồn mà ai cũng được, làm vậy các cháu thiếu cố gắng và thi đua lẫn nhau.

N.B.Tre: Ngày xưa mình học, p.hần t.hưởng và giấy khen chỉ được phát cho học sinh nhất, nhì, ba. Mình học giỏi nhất lớp cũng chỉ là học sinh tiên tiến.

Tieu Vy: Theo mình vẫn nên giữ giấy khen để tạo động lực cho các con. Bố mẹ cũng biết con mình học đến đâu và đang ở mức độ nào. Đ.ánh giá học sinh giỏi và tiên tiến ở cấp 2 và cấp 3 thì mình thấy phản ánh đúng học lực của học sinh ở các danh hiệu. Còn cấp 1 đ.ánh giá theo Thông tư 22 không phản ánh đúng. Con trai mình học lớp 4, lớp có 53 bạn thì đến 50 bạn được giấy khen (25 bạn xuất sắc như kiểu khen học sinh giỏi, 25 bạn khác khen vượt trội).

Mình thấy giấy khen vượt trội hay khen từng mặt rất vô lý. Chỉ cần 1 môn 9 điểm là được giấy khen rồi. Các bạn 5 môn đạt 9-10 và các bạn chỉ có 1 môn đạt 9-10 cũng được khen như nhau... Mình nghĩ nên thay đổi lại cách khen thưởng đối với học sinh cấp 1 thôi. Khen thưởng theo hình thức đang áp dụng thì quá nhiều giấy khen, nhàm thật.

Nông dân: Theo mình không nên bỏ giấy khen, mà nên hạn chế số lượng khen thưởng trong một lớp. Khen tối đa khoảng 5 học sinh lấy từ cao xuống thấp. Khen nhiều quá thì mất giá trị của giấy khen, không khen ai thì không tạo ra động lực phấn đấu.

Dung: Có thể không bỏ giấy khen nhưng chỉ khen thưởng cho học sinh giỏi xuất sắc nhất nhì lớp thôi, như thời mình ngày xưa thì học nhất nhì và 3 là được giấy khen. Bây giờ lạm dụng giấy khen quá mức luôn, học một môn khá cũng giấy khen. Đừng lên khen theo từng môn như vậy.

Quachvanthanh61: Cũng cần có giấy khen nhưng nên xếp hạng vị thứ của học sinh, chỉ khen 3 em đứng đầu thôi.

Vũ Dũng: Không bỏ nhưng chỉ dành khen cho các cháu xứng đáng. Nói thật là bệnh thành tích vẫn còn nặng lắm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu có phản hồi lạ khi được chúc "đi 2 về 3" trong tuần trăng mật sang chảnh
16:58:39 08/07/2024
Lại thêm bằng chứng "anh chủ homestay" ngoại tình: Nam Thư không phải là người duy nhất?
17:27:53 08/07/2024
Vũ Luân xuất hiện, chỉ 1 hành động cũng đủ chứng minh tâm trạng giữa lúc vướng ồn ào
17:30:37 08/07/2024
Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Lưu Diệc Phi "mập mờ" với cha nuôi đại gia, ẩn khuất bên trong khiến CĐM bàn tán
17:19:46 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nhã Phương công khai dung mạo con trai
17:39:08 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chí Trung hạnh phúc bên bạn gái kém 18 t.uổi, á hậu Huyền My gợi cảm hút mắt

Sao việt

22:51:32 08/07/2024
NSƯT Chí Trung và bạn gái Ý Lan tận hưởng hạnh phúc sau 6 năm bên nhau, á hậu Huyền My diện váy cắt xẻ khoe dáng gợi cảm.

Chuyện tình của cặp đôi vàng Hollywood: 16 năm bên nhau, làm nên thương hiệu điện ảnh đình đám 'Vùng đất câm lặng'

Hậu trường phim

22:47:23 08/07/2024
Nhắc đến Emily Blunt và John Krasinski, bên cạnh sự nghiệp rực rỡ của hai ngôi sao điện ảnh hàng đầu người ta còn nghĩ ngay đến câu chuyện tình đẹp như cổ tích mà họ đã vun đắp sau gần hai thập kỷ.

Điểm danh những người tình tin đồn của ngôi sao "Queen of Tears" Kim Ji Won

Sao châu á

22:26:21 08/07/2024
Lịch sử hẹn hò của cô gắn liền với những cực phẩm của làng phim ảnh Hàn Quốc như Park Seo Joon, Ji Chang Wook và Kim Soo Hyun.

Bị can Trương Huy San và Trần Đình Triển đã khai nhận các hành vi phạm tội

Pháp luật

22:18:56 08/07/2024
Trước đó, Cơ quan ANĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

'Anh trai say hi' vào top trending, đạt 3 triệu lượt xem trong 24 giờ

Tv show

22:17:54 08/07/2024
Tập 4 Anh trai say hi với thời lượng chưa tới 2 tiếng đồng hồ nhưng khiến người hâm mộ xuýt xoa vì đã có mặt ở vị trí số 1 trên Top Trending YouTube với tốc độ bứt phá

Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "b.ỏng m.ắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến

Phim châu á

22:05:12 08/07/2024
Trong những tập tiếp theo của Độ Hoa Niên, cuộc chiến vương quyền đang dần được đẩy lên cao trào, hứa hẹn mang đến những giây phút kịch tính, căng thẳng.

"Báu vật" ở Sao Hỏa tiết lộ nguồn gốc sự sống Trái Đất

Lạ vui

22:04:01 08/07/2024
Phát hiện đặc biệt ở Gale Crater - Sao Hỏa có thể giúp giải thích cái gọi là phản ứng hóa học sinh ra sự sống trên Trái Đất.

N.am s.inh đi cấp cứu sau khi biết điểm thi vào lớp 10

Sức khỏe

21:55:36 08/07/2024
Mới đây, Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, đã tiếp nhận một n.am s.inh tại Hà Nội vào khám vì các rối loạn tâm thần do áp lực thi cử. Người nhà cho biết sau kỳ thi vào lớp 10, học sinh này chán nản, không dám về nhà vì điểm số không nh...

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 9/7: Cự Giải dễ gặp chuyện, Nhân Mã n.óng b.ỏng

Trắc nghiệm

21:26:18 08/07/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 9/7 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Cự Giải dễ gặp phải mâu thuẫn hoặc bất đồng trong cuộc sống.

Giải đấu 2024 VCT Challengers Vietnam Split 2 chốt điểm thi đấu vòng Chung kết

Mọt game

20:19:28 08/07/2024
Theo thông báo chính thức từ ban tổ chức giải đấu 2024 VCT Challengers Vietnam Split 2, vòng Chung kết giải đấu sẽ diễn ra trong hai ngày 27-28/7.

'Vui lên nào, anh em ơi' tập 1: Màn tái xuất siêu hài của NSƯT Thái Sơn

Phim việt

20:11:49 08/07/2024
NSƯT Thái Sơn trong vai Thắng có tạo hình kiểu thanh niên nghiêm túc, có chút khờ khạo và nói chuyện chậm rãi nên khi gọi điện cho Hưng, Thắng nói chuyện rất hài, kiểu tưng tửng gây cười ngay tập 1.