Nhà giáo sốc vụ ép học sinh súc miệng bằng nước xà phòng
Nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cảm thấy sốc trước việc cô giáo chủ nhiệm lớp 6C của trường THCS Nhân Đạo phạt học sinh bằng cách phải súc miệng bằng nước xà phòng.
Cho rằng 7 học sinh trong lớp nói tục nhiều lần, cô giáo Lê Thị Mỹ Hạnh (chủ nhiệm lớp 6C Trường THCS Nhân Đạo, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã “ép” những em này phải súc miệng bằng nước xà phòng trong giờ sinh hoạt trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác.
Hình phạt phản cảm của cô giáo này đã khiến dư luận bức xúc, lên án.
Trường THCS Nhân Đạo, Vĩnh Phúc, nơi xảy ra sự việc giáo viên ép học sinh súc miệng bằng xà phòng. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
Cho rằng giáo viên đã liều lĩnh, không nghĩ tới tính mạng học trò khi đưa ra hình thức kỷ luật nặng nề như thế, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, giáo viên răn đe học trò không được thì có thể đưa ra hình thức kỷ luật theo quy định. Nhưng nếu bắt học sinh súc miệng bằng xà phòng thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Ai cũng biết nước xà phòng rất độc, khi uống vào có thể gây sặc, nguy hiểm đến tính mạng. Nên xử phạt để học sinh rút ra bài học chứ không phải để các em thêm ác cảm.
TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ thêm: “Ngành giáo dục Vĩnh Phúc cần vào cuộc một cách nghiêm túc, đánh giá đúng tính chất của sự việc cũng như hệ quả của việc làm nói trên gây ra. Theo tôi, việc đưa ra hình phạt kiểm điểm cần dựa vào bản chất diễn ra hàng ngày của cô giáo này, tùy thuộc vào số lần sai sót để đánh giá. Nếu cô đã từng sai sót nhiều lần, hoặc việc bắt học sinh súc miệng bằng xà phòng nhiều lần thì cần xử phạt nặng”.
Cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí là sốc trước hình phạt của giáo viên Vĩnh Phúc đối với học sinh, PGS Văn Như Cương(Chủ tịch trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho rằng, giáo viên mà có hành vi đánh, mắng học sinh đã là không được.
Dù không đánh đập vào thân thể nhưng phương pháp kỷ luật của cô giáo là không chấp nhận được. Đây là hình thức xâm hại đối với thân thể, sức khỏe của học sinh.
“Trường nào cũng có hội đồng kỷ luật và nếu có hiện tượng gì thì cô giáo phải báo cáo để nhà trường xem xét, xử lý, giải quyết. Giáo viên chỉ có quyền cho học sinh nghỉ 1 ngày để xem xét, viết bản kiểm điểm. Hiệu trưởng mới có quyền yêu cầu họp hội đồng xem xét kỷ luật, đình chỉ học của học sinh 3 ngày. Chứ không phải tùy tiện mà phạt học sinh như thế. Nếu cô giáo này ở trường của tôi, với mức vi phạm như thế chắc chắn tôi sẽ sa thải” – PGS Cương nhận định.
Hiện, trường THCS Nhân Đạo cùng ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng đang tiến hành làm rõ và có hình thức kỷ luật đối với giáo viên này. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD&ĐT giáo viên tuyệt đối không được xúc phạm nhân phẩm, thân thể của học trò. Các trường hợp vi phạm tùy mức độ có thể tiến hành xử phạt hành chính, kỷ luật giáo viên.
Theo T.Hằng/Gia đình & Xã hội
Video đang HOT
Điều gì xảy ra nếu người ta đồng loạt đứng đường cầm biển "xin giúp đỡ"?
Hình ảnh thanh niên cầm biển đứng giữa đường, xin được giúp đỡ không còn là chuyện hiếm. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu điều đó trở thành hiện tượng phổ biến...
Hiện tượng lạ?
Chắc hẳn độc giả còn nhớ câu chuyện chàng cử nhân Phùng Đức Ninh (sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh) tốt nghiệp trường Đại học Điện lực) từng gây xôn xao dư luận bằng hành động cầm biển, đứng giữa đường phố Hà Nội, để xin việc hôm 17/8.
Ninh cho biết anh đang thất nghiệp sau khi ra trường, và đây là nỗ lực duy nhất vào lúc này để cậu thể kiếm được một công việc, kiếm tiền lo cho vợ con.
"Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi...", Ninh viết trên tấm biển xin việc.
Người đồng cảm, kẻ cười chê hình ảnh ông bố cầm tấm biển xin việc theo cách rất "bản năng", đang nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Nhắc lại chuyện cũ, quan điểm người viết cho rằng, chàng cử nhân với hành động dũng cảm, dám đối diện với chính mình, thành thật với gia đình, cần được xã hội trân trọng.
Nó khác hẳn với suy nghĩ, bệnh sĩ diện hão của hàng trăm nghìn cử nhân đang thất nghiệp vẫn "há miệng chờ sung", bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm cho bản thân một công việc phù hợp.
Và ai đó mới thực sự "có vấn đề" khi không ngừng mỉa mai xỉa xói, không chút lòng trắc ẩn trước những nỗ lực hết mình của một ông bố trẻ, đang nuôi dưỡng hy vọng, tìm kiếm cơ may trong cuộc sống...
Em Trần Văn Sâm (Bình Thuận) cầm tấm biển cạnh chợ Mũi Né, cầu mong sự giúp đỡ (ảnh:Báo Pháp luật TP.HCM)
Đâu đó hình ảnh Phùng Đức Ninh một lần nữa được tái hiện qua câu chuyện của thanh niên Trần Văn Sâm (Bình Thuận) tay cầm tấm biển, đứng cạnh chợ Mũi Né, với nội dung: "Thi 26,5 điểm nhưng vẫn không được đến trường, xin hãy giúp em", hôm 31/8 vừa qua.
Câu chuyện bắt đầu từ việc, thí sinh Trần Văn Sâm (sinh năm 1991, trú tại phường Mũi Né, TP. Phan Thiết) đã tốt nghiệp y sĩ trung cấp.
Sâm hai năm nay gần như làm không lương tại Phòng khám Đa khoa Mũi Né.
Mới đây, Sâm được Sở Y tế Bình Thuận cử đi thi liên thông y đa khoa tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ vào đợt thi ngày 15/7.
Sâm đạt kết quả 26,5 điểm, thừa 2,5 điểm nếu em đăng ký là thí sinh tự do của Kỳ thi tuyển sinh liên thông năm nay.
Tuy nhiên, do Sâm chưa được tuyển dụng chính thức tại đơn vị công tác nên kết quả thi bị loại bỏ.
Sở Y tế Bình Thuận đã có văn bản gửi trường Đại học Y
Dược Cần Thơ xin đính chính lại thông tin và xin chuyển em sang diện thí sinh tự do nhưng không được nhà trường chấp nhận.
Bất lực, Trần Văn Sâm đã phải ôm trước ngực tấm biển với nội dung: "Thi 26,5 điểm nhưng vẫn không được đến trường. Xin hãy giúp em!" ra đường.
Sự việc được giới truyền thông phản ánh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc xử lý...
Điều gì xảy ra nếu người ta đồng loạt trưng biển "xin giúp đỡ"?
Đây là 2 trong số ít trường hợp may mắn được xã hội chung tay giúp đỡ, thực hiện được nguyện vọng của mình bằng những cách thức rất "lạ".
Tuy nhiên dưới góc độ tổ chức, quản lý xã hội, một số chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý cho rằng, cơ quan quản lý cần thể hiện quan điểm, thái độ, hành động cụ thể trước những sự việc tương tự.
Hôm 3/9, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, những hiện tượng trên không có gì phải lên án, nhưng cũng không nên khuyến khích, nhân rộng.
"Về mặt xã hội, đây là cách người ta ứng xử khi bị đẩy vào "bước đường cùng". Cái họ cần là điểm tựa về tinh thần, vật chất (cách thức tổ chức tư vấn, việc làm, thu nhập...).
Nếu thật sự người ta đang bế tắc thì cộng đồng nên chung tay giúp đỡ họ. Điều này không có gì là xấu, nhưng không nên đứng ngoài đường trưng biển...
Tôi chắc, trong hoàn cảnh này, cũng chẳng ai muốn đứng ở ngoài đứng trưng biển, cầu mong sự giúp đỡ của người khác làm gì", Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng lâm (ảnh: XUÂN TRUNG)
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng lâm, cơ quan quản lý nên cảnh giác với những trường hợp người ta có thể lợi dụng những hành động tương tự để mỉa mai xã hội.
"Không ai có đủ sức giúp đỡ hết người này, đến người nọ, nếu việc trưng biển "xin giúp đỡ" trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Hay nói cách khác, chuyện gì xảy ra nếu ai cũng cầm biển đứng đường "xin xỏ"?
Thực tế đã chứng minh, nhiều trường hợp lợi dụng lòng tốt của xã hội, để làm những việc không đúng lương tâm.
Do đó, nếu quản lý không tốt, sẽ có kẻ lợi dụng sự chiêu bài này để đạt được mục đích theo nghĩa tiêu cực" Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm lưu ý.
Từ những phân tích trên Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra nguyên tắc quản lý xã hội, nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực, gây rối loạn xã hội ở mức độ nhất định.
"Khi xảy ra hiện tượng xã hội bất thường, không nên chỉ tập trung giải quyết nó, mà cần phải nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Do vậy, về mặt tổ chức, quản lý xã hội, Nhà nước cần xem xét, quản lý các hiện tượng hiện tượng trên một cách phù hợp. Về lâu dài cần đưa ra hướng giải quyết sự việc.
Mặt khác, ngay cả những người tạo ra hiện tượng cũng nên cân nhắc những hành động của mình, để tránh bị kẻ xấu lợi dụng...", Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đề nghị.
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
"Vụ cô giáo bọ cạp": Sứ mệnh giáo viên không phải "mắng trò vô học" "Với nhà giáo, học sinh là người mình phải chiếm lĩnh, người mình phải giáo dục nhưng không làm được. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là thượng đế thì việc mắng nhiếc học sinh hoặc khách hàng như vậy là một thiếu sót lớn", nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm nhận định. Trong vài ngày qua, thông tin khiến...