“Nhà giáo phải rất giỏi và có cái tâm trong của bậc làm thầy!”
Nhà giáo là một nghề, một cái nghiệp và nghiệp làm nhà giáo ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đáng là một nghiệp lớn để từng người, từng người dấn thân, phấn đấu.
Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2020, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Kim Sơn đã có thông điệp về làm nhà giáo ở ĐHQGHN – sứ mệnh quốc gia và trách nhiệm xã hội.
Trong thông điệp, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Việc trồng người xưa nay vốn khó, ngày nay có phần khó hơn xưa, công việc trồng người ở ĐHQGHN càng khó nữa. Cái nghề tự nó mang cái khó, bởi đối tượng nó tương tác, dẫn dắt và tạo dựng chính là con người. Cái khó của nghề giáo thời nay nằm ở chỗ yêu cầu công việc ngày càng cao, mục tiêu lớn, áp lực ngày càng nhiều, đối tượng người học cũng khác xưa, tác động từ các nhân tố ngoài nhà trường tới học sinh ngày càng lớn.
Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn: Làm nhà giáo ở ĐHQGHN đáng là một nghiệp lớn. Ảnh: Bùi Tuấn.
ĐHQGHN xác định việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là hướng đi trọng tâm, trọng điểm, là sứ mệnh của mình. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý, đội ngũ các nhà giáo, cùng lực lượng hỗ trợ phục vụ cần có trình độ nghề cao, tinh thần trách nhiệm cao, và sự nhiệt huyết phù hợp với môi trường giáo dưỡng nhân tài.
Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cũng nhấn mạnh, ĐHQGHN là đại học hàng đầu của đất nước, phấn đấu đứng trong nhóm các trường tốt nhất trên thế giới, điều đó đương nhiên cần những nhà giáo có tầm quốc gia và quốc tế, có trình độ khoa học đầu ngành. Nhà giáo ĐHQGHN cũng cần có phương pháp mẫu mực, đủ cả tài đức, đủ tầm để dẫn dắt tạo dựng cho nhân tài, đủ sự xuất sắc để có thể đào tạo ra những con người xuất sắc hơn cho hiện tại và tương lai.
Nhà giáo của ĐHQGHN là nhà giáo của môi trường đào tạo tài năng, nhà giáo của một trường học đẳng cấp quốc tế, một môi trường học thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo và hướng tới sự phát triển không ngừng nghỉ.
Video đang HOT
Trong cái khó chung của nghề, các nhà giáo của ĐHQGHN còn có những thách thức và yêu cầu gắt gao hơn hẳn. “ĐHQGHN không chấp nhận những người trung trung bình bình, hay tàm tạm để làm công việc cốt cho xong, không có chỗ cho sự bảo thủ, cho sự lãnh cảm, cho sự vô trách nhiệm và thiếu tính chuyên nghiệp. Nhà giáo là một nghề, một cái nghiệp và nghiệp làm nhà giáo ở ĐHQGHN đáng là một nghiệp lớn để từng người, từng người dấn thân, phấn đấu” – PGS Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm.
PGS Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, làm nhà giá của ĐHQGHN cần
Theo Tư lệnh ĐHQGHN, việc theo đuổi mục tiêu lớn, đáp ứng yêu cầu cao chúng ta sẽ cao và lớn hơn lên, tầm vóc hơn, mẫu mực hơn. Bênh cạnh đó, đòi hỏi rất cao, thách thức rất nhiều nhưng đó cũng chính là cơ hội để các nhà giáo trưởng thành nhanh chóng, mạnh mẽ.
Và, một đại học định hướng đào tạo nhân tài và nhân lực chất lượng cao không phải làm điều gì quá khác thường. Điều có tính quyết định là những người thầy ở đó phải giỏi, thậm chí rất giỏi về chuyên môn và cái tâm trong của bậc làm thầy. Người tài giỏi thực sự thường có năng lực tự học tự vươn lên rất mạnh mẽ.
Cái họ cần là môi trường, sự trân trọng, vun đắp tạo điều kiện, sự khích lệ cùng sự chỉ dẫn và định hướng. Trong môi trường đào tạo nhân tài, mỗi một người, mỗi một khâu bình thường nhất làm thật tốt, làm thật chuyên nghiệp là chúng ta đã có thể hỗ trợ cho những mầm tài năng phát triển.
Nghề nhà giáo là vinh quang, làm nhà giáo ở ĐHQGHN theo đuổi mục tiêu lớn, trách nhiệm quốc gia, xã hội cao, đó lại càng vinh quang. Nghề giáo có nhiều niềm vui riêng của nghề nghiệp. Nhà giáo của ĐHQGHN hướng tới đào tạo người tài, nghiên cứu tạo ra những tri thức mới, theo đuổi những phát minh sáng chế, khám phá, phát kiến ra điều chưa ai thấy, chỉ ra những điều chưa ai nghĩ, …
Điều đó chắc chắn mang lại nhiều niềm vui lớn. Vừa có niềm vui thường có của nghề giáo, vừa có niềm vui của sự sáng tạo khoa học, lại có niềm vui của việc thực hiện sứ mệnh quốc gia và trách nhiệm xã hội. Tất cả hợp thành niềm vui rất lớn.
Bí thư Đảng ủy ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn khẳng định nhà giáo của ĐHQGHN, với tư cách là lực lượng trí thức của đất nước, cần “lo trước, vui sau thiên hạ”. Khi niềm vui có được chắc chắn lớn lao hơn vì nó cộng hưởng từ niềm vui của xã hội và của lớp lớp học trò, sâu xa hơn bởi chiều thẳm của trí tuệ và khoa học.
“Làm nhà giáo ở ĐHQGHN thật khó, nhưng thật vinh quang và đầy niềm vui. Mong mỗi chúng ta ngày ngày làm tốt công việc nhà giáo của mình trong những yêu cầu và trách nhiệm cao nhất. Mong mỗi ngày chúng ta tìm thấy niềm vui trong sự sáng tạo và dẫn dắt” – PGS Nguyễn Kim Sơn gửi thông điệp. Ông cũng gửi lời chúc tới tất cả các nhà giáo của ĐHQGHN một dịp 20/11 thật vui vẻ từ những niềm vui bình dị nhất tới những niềm vui lớn lao và sâu xa riêng có của chúng ta.
Hạnh phúc nghề giáo!
Chờ đón ngày Nhà giáo Việt Nam, tình yêu với học trò, tình đồng nghiệp và hơn tất cả là tình yêu với nghề để lại trong tôi bao cảm xúc!
Học sinh Trường THPT Phú Điền trong giờ học Ngữ văn
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: "Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý." - nghề gắn với sự nghiệp trồng người.
Chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển của Trường THPT Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cũng là thời gian 15 năm gắn bó với nghề, tôi đã chứng kiến bao sự đổi thay.
Ngày đó, Trường chỉ có 8 lớp 10 với hơn 250 học sinh, cơ sở vật chất thuộc diện "khiêm tốn" nhất trong huyện, với 4 phòng học lắp ghép, 1 phòng máy tính thực hành, phải chia thành 2 buổi học. Để đáp ứng nhu cầu học của người dân, nhà trường với 13 giáo viên chỉ còn cách chia làm 2 buổi học.
Nhưng đến nay, Trường đã được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm hoạt động giảng dạy, với quy mô 19 lớp học, hơn 750 học sinh, 45 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bao nhiêu năm gắn bó dưới mái trường này, cộng tác với nhiều đồng nghiệp và dẫn dắt bao thế hệ học trò, có lẽ tôi may mắn khi tìm được niềm hạnh phúc với nghề.
Hạnh phúc dẫu là nhỏ nhoi nhưng tôi luôn tự hào, làm chất men cho mỗi bài giảng khi lên lớp. Đó là khi nhìn thấy học trò của mình thành đạt về giúp ích cho quê hương; là khi được thấy các em trưởng thành biết chia sẻ, biết quan tâm giúp đỡ nhau qua những đợt quyên góp dưới cờ ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt; nuôi heo đất giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vui xuân đón tết; thu gom chai nhựa gây quỹ giúp bạn mua bảo hiểm y tế.
Hạnh phúc khi thấy các em biết nỗ lực, biết cố gắng vượt lên chính mình để đạt kết quả cao trong các cuộc thi học sinh giỏi văn hóa, hội khỏe phù đổng và nhiều cuộc thi khác. Đôi khi đó còn là những buổi thầy trò cùng nghiên cứu hình thành ý tưởng khởi nghiệp, khoa học kỹ thuật, cùng nhau vẽ bảng phụ cho bài giảng, cùng nhau chăm sóc bồn hoa, trang trí lớp, là những giờ phụ đạo, là những chuyến đi về nguồn.
Hạnh phúc còn là khi nhìn thấy các em biết nhận lỗi và sửa lỗi, hay đơn giản chỉ là những cái gật đầu chào nhau, những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt các em khi bài kiểm tra điểm cao, khi tham gia những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy hăng say... Hạnh phúc với nghề đơn giản như thế đấy!
15 năm! Thời gian không dài so với đời người nhưng cũng đủ cho tôi bao niềm vui trong nghề. Dường như với tôi, Trường THPT Phú Điền đã trở thành ngôi nhà thứ hai của mình. Ở đây, tôi đã được sống trong bầu không khí thân thiện, cởi mở của tình đoàn kết, yêu thương và sự giúp đỡ hết lòng của đồng nghiệp, sự tin yêu của phụ huynh và học sinh. Nơi đây gắn với tuổi thanh xuân, bao tâm huyết, ước mơ và hoài bão cùng những va vấp trong nghề đã giúp tôi trưởng thành hơn, mạnh mẽ, tự tin hơn.
Giữa bộn bề của nền kinh tế thị trường, xã hội có nhiều đổi thay, giá trị cuộc sống được đo bằng nhiều thứ vật chất khác. Nhiều nghề trở nên mới mẻ, thu hút, thế là nghề giáo được đưa lên cân nhắc "chọn hay không chọn?".
Với tôi, nếu dòng thời gian có quay trở lại, được chọn lại một nghề để gắn bó, tôi vẫn sẽ ngẩng cao đầu chọn nghề giáo, để được hát mãi "Bài ca người giáo viên nhân dân", để tiếp tục khơi dậy và truyền ngọn lửa đam mê văn chương, giáo dục nhân cách lòng yêu nước cho bao thế hệ học sinh .
Bởi, với tôi không có nghề nào hạnh phúc hơn nghề giáo!
Hải Phòng vinh danh 65 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo Trước những đóng góp, cống hiến của đội ngũ giáo viên, nhà quản lý giáo dục, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã vinh danh 65 nhà giáo có tâm huyết, sáng tạo trong sự nghiệp "trồng người". Sáng 16/11, tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Tiệp (TP. Hải Phòng), Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã tổ chức thành công lễ...