‘Nhà giáo phải chịu khó sửa bài cho học trò’

Theo dõi VGT trên

Nhà giáo phải chịu khó sửa bài cho học trò, sửa từng lỗi nhỏ và phân tích từng chỗ sai chứ không chỉ quăng một câu: ‘chưa đạt, viết lại’ hoặc ‘không biết cách diễn đạt’…

Nhà giáo phải chịu khó sửa bài cho học trò - Hình 1

GS- NGND Lê Trí Viễn (bìa trái) – MAI HẢI

Sáng nay 9.3, hội thảo khoa học “Lê Trí Viễn – một đời với nghề, một đời với văn” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS-NGND Lê Trí Viễn (1918-2018) đã diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thu hút hơn 100 chuyên gia tham dự.

Cách dạy văn đã khác xưa?

Các bài tham luận đề cập đến GS-NGND Lê Trí Viễn xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu phê bìnhsáng tạo văn học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu… Trong đó, có những bài viết chất chứa cảm xúc về hình ảnh bình dị nhưng ấn tượng về một người thầy trên bục giảng môn ngữ văn.

PGS-TS La Khắc Hòa, khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bày tỏ: “Tôi mê những bài giảng văn của GS-NGND Lê Trí Viễn bởi ở đó cho thấy cách mà thế hệ chúng tôi đã học văn một thời mà giờ đây, chính những sinh viên ngữ văn ngồi đây trong hội thảo này không hiểu được”.

Nhà giáo phải chịu khó sửa bài cho học trò - Hình 2

Các chuyên gia trao đổi bên lề hội thảo sáng nay 9.3 – Ảnh Hà Ánh

Video đang HOT

Ông Hoà lý giải: “Nếu theo dõi chương trình dạy và học ngữ văn hiện nay có thể thấy khá phức tạp và khác xưa. Trước đây, văn chỉ gồm 2 môn cơ bản là lịch sử văn học và giảng văn. Với lịch sử văn học rất đơn giản vì chỉ gồm lịch sử bối cảnh và lịch sử tác giả. Còn phần giảng văn, qua các tác phẩm của GS Lê Trí Viễn suốt từ 1950 đến trước 1980 đã thể hiện rất rõ cách học văn của chúng tôi”.

“Tôi mê những bài giảng văn của GS Lê Trí Viễn trước hết vì tìm thấy ở đó tình yêu lớn lao của ông đối với công việc này”, ông Hòa nói thêm.

“Giảng văn’ hay ‘dạy văn”?

Trong bài tham luận của mình, bà Thuỳ Ngọc Mai Thư, cựu sinh viên khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tâm đắc: “Năm 21 t.uổi, ông là giáo viên Trường tiểu học Bảo An tại quê nhà. Rồi cứ thế vừa dạy vừa học, ông xuất sắc vượt qua trình độ tú tài rồi trở thành giảng viên, giáo sư ĐH và chuyên gia đầu ngành trong giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt Nam”.

Bà Mai Thư viết tiếp: “Giới sư phạm hiện nay dường như đang loay hoay trong quá trình thay đổi liên tục các phương pháp và nguyên tắc sư phạm. Giáo viên chưa kịp quen với phương pháp này thì nguyên tắc khác đã xuất hiện, phụ huynh lo lắng, học sinh hoang mang. Điều này là hậu quả của việc thực tế giáo viên không có được triết lý giáo dục cho bản thân mình”.

Theo tác giả này, nhìn từ cách dạy văn của nhà giáo Lê Trí Viễn, dùng từ “giảng văn” đúng hơn “dạy văn”. Giảng là truyền đạt những tri thức, bài học cụ thể trong sách để học sinh hiểu, nắm vững và vận dụng được. Dạy hướng đến phương pháp hiểu, nắm vững và biết vận dụng kiến thức đã học vào những hoàn cảnh khác nhau. “Điều cần thiết ở đây là bên cạnh truyền cảm xúc, người dạy cần truyền cả năng lực nghiên cứu cho người học để học tự cầm cuốc đào sâu khi đồng cảm được mạch văn, hiểu được ý thơ”, bà Thư đúc kết.

Bà Thư nói thêm, giảng dạy văn học nếu chỉ chú trọng cảm nhận tác phẩm theo cách người dạy thì chỉ nâng cao năng lực người dạy mà không nâng cao năng lực người học. Ngược lại, nếu quá nặng lý thuyết, giải phẫu tác phẩm bằng lý luận sẽ dẫn đến cả người dạy và người học nhìn một bài thơ như con ếch trên bàn mổ. Do đó, cả 2 phương pháp này cần hòa quyện và soi chiếu lẫn nhau, đòi hỏi nhiều nỗ lực của người giáo viên và người thầy Lê Trí Viễn đã trở thành tấm gương để cả thầy và trò cùng cố gắng…

GS-NGND Lê Trí Viễn (1918-2012), sinh ra tại Quảng Nam. Ông là nhà sư phạm, nhà nghiên cứu ngữ văn hàng dầu, là tác giả của trên 40 công trình nghiên cứu văn học giá trị và được nhà nước tặng G.iải t.hưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2012. Ông còn được xem là người đi đầu trong việc xã hội hóa giáo dục khi sáng lập ngôi trường ngoài công lập Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM).

‘Một người thầy nghiêm chỉnh, đúng nghĩa’

Tại hội thảo, PGS-TS Đoàn Thị Thu Vân, khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã chia sẻ những điều tâm đắc nhất từ người thầy Lê Trí Viễn của mình.

Bắt đầu bài phát biểu, bà Vân nghẹn ngào: “Từ góc độ một người học trò, trong muôn ngàn học trò của thầy, tôi muốn nói về người thầy lớn lao của mình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bởi chính những điều nhỏ nhặt ấy đã góp phần quan trọng để đào tạo tôi trở thành một giáo viên – chưa dám nói khá giỏi hay yếu kém mà trước hết là giáo viên nghiêm chỉnh, tạm xứng danh là một người thầy đúng nghĩa”.

Lý giải cho nhận định trên, PGS-TS Thu Vân nói đến đức tính cẩn trọng và tỉ mỉ của GS-NGND Lê Trí Viễn đầu tiên. Bà Vân nói, thầy thường nói học hành, nghiên cứu hay giảng dạy mà lúc nào cũng đại khái, không chịu khó kiên trì, tỉ mẩn, sợ mất thời gian thì dù đọc nhiều biết rộng bao nhiêu cũng không thể thành công được. Chịu khó không chỉ là tố chất cần thiết của nhà nghiên cứu mà còn của một nhà giáo chân chính.

“Nhà giáo phải chịu khó sửa bài cho học trò, sửa từng lỗi nhỏ và phân tích từng chỗ sai chứ không chỉ quăng một câu: ‘chưa đạt, viết lại’ hoặc ‘không biết cách diễn đạt’. Bởi nếu thế thì người học có sửa đi sửa lại hàng chục lần cũng chưa chắc đúng vì học không biết bài không đạt ở chỗ nào”, bà Vân diễn ra.

Liên tưởng về kỷ niệm nhờ thầy sửa bài cho mình, PGS-TS Thu Vân cho biết thầy đã chỉnh sửa từng dấu phẩy, chấm phẩy hoặc ngang nối, yêu cầu phải dùng dấu nào cho chính xác và hợp lý nhất…

Theo thanhnien

GS-NGND Lê Trí Viễn: Một đời với nghề, một đời với văn

Sáng 9-3, trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học " Lê Trí Viễn - một đời với nghề, một đời với văn".

Ngoài đơn vị chủ trì, hội thảo còn có sự tham gia của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến...

GS-NGND Lê Trí Viễn: Một đời với nghề, một đời với văn - Hình 1

PGS.TS La Khắc Hòa trò chuyện bên lề hội thảo. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

GS- Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn là nhà sư phạm, nhà nghiên cứu ngữ văn đã có hơn nửa thế kỷ trực tiếp giảng dạy. Ông còn là tác giả của hơn 40 công trình nghiên cứu văn học giá trị, được nhà nước tặng G.iải t.hưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và công nghệ (2012). Ông cũng là Hiệu trưởng sáng lập trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS La Khắc Hòa, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khẳng định: " Khi còn là sinh viên Đại học Sư phạm Vinh, tôi đã rất mê những bài giảng văn của GS Lê Trí Viễn. Tôi tìm thấy ở đó tình yêu lớn lao của ông đối với công việc này. Trên 60 năm dạy học và nghiên cứu, ông đã viết nhiều sách về lịch sử văn học, hàng loạt sách bình văn.

Đọc những bài bình văn của GS Lê Trí Viễn tôi nhận ra một điều thú vị thế này: có những từ, những câu tưởng như chẳng có gì phải giảng vì không có gì để giảng, thế mà nhờ sử dụng tài tình phép so sánh, loại suy, nhất là nhờ sự tinh tế của một nghệ sĩ và sự uyên bác của một học giả, ông vẫn giảng rất kĩ, rất hay.

Tôi mê bởi ông bình rất kỹ, vừa có ý niệm chỉnh thể của văn bản, vừa phân tích chân tơ kẽ tóc lấy từ là đơn vị bình cơ bản. Ông phân tích từng từ để hiểu câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Ông phân tích kĩ lưỡng tất cả các bình diện ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Ông đặc biệt chú ý tời bình diện tu từ. Ông vừa giảng, vừa bình, rồi mở rộng ra để bàn luận. Tôi không thấy một ai cùng thời với GS Lê Trí Viễn có khả năng để lại cho đời những bài bình văn kĩ lưỡng, tinh tế, tài hoa giống như những trang bình văn của ông. Tôi cũng chưa thấy một ai sau ông có thể bình văn giống ông".

GS-NGND Lê Trí Viễn: Một đời với nghề, một đời với văn - Hình 2

Tại hội thảo khoa học, đại diện gia đình GS Lê Trí Viễn đã trao một số phần học bổng đến các sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Nói về GS Lê Trí Viễn, PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm TP.HCM, xúc động: "Từ góc độ một người học trò, tôi muốn nói về người thầy lớn lao của mình từ những điều nhỏ nhất.

Thầy bao giờ cũng cẩn trọng và tỉ mỉ, rất quan tâm bồi dưỡng chữ Hán cho lớp giảng viên trẻ ngày ấy. Để hiểu rõ về gia cảnh học trò, dù t.uổi đã cao thầy không ngại khó nhọc đạp xe đến tận nhà để thăm hỏi. Và khi đã biết rõ hoàn cảnh, thầy sẽ có những động viên, hướng dẫn phù hợp cho từng người. Cuối cùng, không chỉ dạy học và nghiên cứu, thầy còn sáng tác rất nhiều, đặc biệt là thơ và còn truyền cảm hứng sáng tác cho các thế hệ học trò. Thầy đã có đóng góp rất lớn cho nền giáo dục Việt Nam".

"Có lẽ điều khắc sâu vào tâm khảm của tôi là sự đức độ của thầy. Suốt đời thầy dạy chúng tôi cách làm người không chỉ qua lời khuyên bảo trực tiếp mà còn qua chính con người thầy - nhiệt tâm, cẩn trọng, giản dị, khiêm cung", PGS.TS Thu Vân nói.

Theo plo.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một nam ca sĩ bị người nhà cô lập tại Úc: "Tôi bị la mắng, bị cho ăn thức ăn thừa"
20:21:07 06/07/2024
Clip hot: Lưu Diệc Phi gặp gỡ cha nuôi tỷ phú, thái độ bất ngờ giữa nghi vấn cắt đứt quan hệ vì tình mới
19:45:37 06/07/2024
Nam ca sĩ từng bị đồn yêu Mai Phương Thúy: "Tôi sẵn sàng để người ta lợi dụng"
20:24:13 06/07/2024
Tiến Khoa: Tố Minh Béo quỵt t.iền, từng "Đòi nợ" với Nam Thư gây bão làng hài
21:35:33 06/07/2024
Nữ danh ca chịu nhiều oan ức khi làm vợ 4 của nhạc sĩ nổi tiếng, U70 hạnh phúc bên chồng 2
20:26:43 06/07/2024
TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'
20:50:09 06/07/2024
Từng cạo đầu xuất gia gieo duyên, MC Phan Anh giờ ra sao?
21:28:20 06/07/2024
Cuộc sống của nam chính 'Truyền thuyết Jumong' sau nhiều năm vắng bóng
22:43:34 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sơn Tùng không chấp nhận mình đã 30 t.uổi, có loạt hành động "vô tri" trong ngày sinh nhật khiến fan cười mệt!

Nhạc việt

01:03:11 07/07/2024
Chúc mừng sinh nhậtSơn Tùngtròn 30 tuổi! Hôm nay, nam nghệ sĩ cùng hàng triệu người hâm mộ đã cùng thổi nến để đón chào đầu ba với nhiều các hoạt động trên MXH làm netizen không khỏi ôm bụng cười!

Bắt tàu vận chuyển 45.000 lít dầu FO không rõ nguồn gốc ở vùng biển Hải Phòng

Pháp luật

00:21:26 07/07/2024
Cụ thể, lúc 20h tối 5/7, tại khu vực vùng biển gần đền Bà Đế (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), tổ công tác đã tiến hành kiểm tra phương tiện thủy gắn số HP-00189-TS.

Ở Nam Định có một món bánh "ăn là ghiền": Mách bạn 5 địa chỉ ngon nhất chỉ dân địa phương mới biết

Ẩm thực

23:39:31 06/07/2024
Những chiếc bánh xíu páo nóng hổi, thơm phức là món ăn vặt được người Nam Định cực kỳ yêu thích. Du khách đến đây cũng phải tìm mua để nếm thử hoặc mang về làm quà cho người thân.

Độ Hoa Niên tập 23: Bùi Văn Tuyên và Lý Dung cởi trần tắm chung

Phim châu á

23:26:09 06/07/2024
Những ngày qua, phim cổ trang Độ Hoa Niên liên tục gây bão mạng xã hội với chuyện tình dây dưa hai kiếp người của trưởng công chúa Lý Dung (Triệu Kim Mạch đóng) và Bùi Văn Tuyên (Trương Lăng Hách đóng).

Nam Cường bị stress, ngủ mơ cũng đọc thoại khi nhận vai diễn chàng trai bị thiểu năng

Hậu trường phim

23:13:44 06/07/2024
Nam Cường thậm chí ngủ còn mơ thấy mình thoại, ra đường đi mua đồ hay nói chuyện với bạn bè thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng, chưa thoát được vai, cứ tưởng như mình là một cậu bé vậy.

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga

Thế giới

23:11:09 06/07/2024
Sau vòng đầu tiên, hơn 300 ghế đã chuyển sang cuộc đua ba bên. Chỉ những ứng cử viên giành được ít nhất 12,5% số phiếu bầu ở vòng đầu tiên mới có thể lọt vào vòng 2.

EWC: Fan quốc tế nói gì về trận thua chóng vánh của Gen.G?

Mọt game

23:08:29 06/07/2024
Tối ngày 05/07 vừa qua, Gen.G (nhà đương kim vô địch Hàn Quốc) đã phải nhận lấy một trận thua 0-2 muối mặt trước đối thủ Trung Quốc TOP Esports.

Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử

Tin nổi bật

22:58:43 06/07/2024
Ngày 6/7, Công an phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đơn vị đã kịp thời cứu thành công 1 người phụ nữ định nhảy cầu Hòa Mạc t.ự t.ử.

Bộ ba Anh Tài đưa khán giả ngược về những năm 2000, còn làm 1 điều khẳng định mình không "hết thời"!

Tv show

22:58:28 06/07/2024
Một trong những tiết mục gây chú ý ở tập 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là của nhóm Thanh Xuân Học Đường gồm Phạm Khánh Hưng - Đăng Khôi - Quốc Thiên.

Diễn viên hài Tony Knight qua đời ở t.uổi 54 do... cành cây rơi trúng!

Sao âu mỹ

22:50:20 06/07/2024
Diễn viên hài người Anh Tony Knight (còn được gọi là Dog Listener) đã qua đời sau tai nạn bất ngờ tại một lễ hội ở Pháp.

Loạt mỹ nhân châu Á sụp đổ danh tiếng, sự nghiệp vì làm 'kẻ thứ ba'

Sao châu á

22:46:24 06/07/2024
Kim Min Hee, Huỳnh Tâm Dĩnh, Ryoko Hirosue... đ.ánh mất danh tiếng, sự nghiệp lao đao vì vướng bê bối ngoại tình, phá hoại gia đình người khác.