Nhà giáo nào cũng phải học tập suốt đời
Việc nhà giáo tham gia xây dựng xã hội học tập là điều cần thiết. Tuy nhiên để thực hiện tốt cần có sự hiểu biết sâu sắc kết hợp với các chính sách phù hợp. GS Phạm Tất Dong – Phó chủ tịch Hội khuyến học VN đã có những chia sẻ quanh vấn đề này.
Thưa giáo sư, việc phát triển xã hội học tập (XHHT) thì rất cần sự tham gia của đội ngũ các nhà giáo. Tuy nhiên, khi họ tham gia lại chưa nhận được sự quan tâm của Nhà nước cũng như xã hội. GS có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
GS Phạm Tất Dong: Tại chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, Đảng khẳng định đây là sự nghiệp của toàn dân và tất nhiên là có cả giáo viên.
Song, cho đến nay, ngành Giáo dục chưa có văn bản nào nói đến nhiệm vụ cụ thể của giáo viên các ngành học, bậc học đối với việc xây dựng XHHT. Do vậy, trong nhiệm vụ các năm học nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT chưa nêu những tiêu chí xây dựng XHHT, do vậy, giáo viên chưa biết được ở cấp học mà minh giảng dạy, mình phải làm gì để góp phần xây dựng XHHT.
GS Phạm Tất Dong – Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam
Nhiều nhà giáo cảm thấy trình độ chuyện môn, trình độ vi tính và ngoại ngữ của mình còn hạn chế, điều kiện trang thiết bị cho trường học chưa được cải thiện, tiền lương cho giáo viên khá thấp, do vậy, họ cho rằng, làm thêm những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng XHHT sẽ khó có thể làm tốt được… Đây là những khó khăn, những thách thức mà nhà giáo phải đối diện khi họ được giao nhiệm vụ cụ thể đối với việc xây dựng XHHT.
Video đang HOT
Theo quan điểm của tôi, nếu nói Nhà nước và xã hội chưa thật sư quan tâm đến điều kiện làm việc và sinh sống của giáo viên hiện nay thì đúng, còn chưa quan tâm đến sự tham gia của giáo viên khi nhà giáo tham gia xây dựng XHHT thì chưa chính xác, bởi hiện nay có văn bản nào yêu cầu nhà giáo tham gia xây dựng XHHT đâu.
Để các nhà giáo tham gia xây dựng XHHT thì cần có những chính sách đi kèm. Tuy nhiên điều này lại vượt quá khả năng của Hội Khuyến học Việt Nam. Theo GS, chúng ta cần phải hành động như thế nào để giải quyết vấn đề này?
GS Phạm Tất Dong: Hội Khuyến học Việt Nam là một tổ chức xã hội (tổ chức phi Chính phủ), không có chức năng hoạch định chính sách chứ không phải là việc xây dựng chính sách vượt quá sức của Hội.
Hội tham gia giải quyết vấn đề này chỉ ở mức độ tham mưu mà thôi. Sắp tới, Hội đề xuất với Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng XHHT những tiêu chí phát triển các thiết bị giáo dục, các mô hình học tập cũng như các mô hình khuyến học, khuyến tài cần có trong XHHT; và tất nhiên, Hội sẽ tư vấn cho nhà nước những chính sách cần thiết, trong đó có chính sách giáo viên. Đó chính là việc làm đúng chức năng của Hội Khuyến học Việt Nam.
Việc xây dựng XHHT cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD-ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam. Hiện nay công việc này đã được triển khai như thế nào? Có rào cản nào khiến cho việc xây dựng gặp khó khăn hay không?
GS Phạm Tất Dong: Sự phối hợp giữa Bộ GD-ĐT và Hội, về cơ bản, là tốt. Hội thảo ở Văn Miếu – Quốc Tử giám bàn về “Vai trò và vị trí của nhà giáo trong xã hội học tập” ngày 15/11 vừa qua là một minh chứng. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành này, đôi khi sự phối hợp giữa hai bên chưa thật sự “ăn ý”. Thật ra, ngay cả việc phối hợp với các cơ quan của Bộ GD-ĐT cũng như trong các tổ chức khác, Hội còn có lúc phối hợp chưa thật thật nhịp nhàng, huống chi lại là sự phối hợp giữa một tổ chức Chính phủ với một tổ chức phi Chính phủ ở cấp Trung ương.
Mặc dù vậy, tôi xin khẳng định, Bộ GD-ĐT vẫn đang cùng Hội Khuyến học Việt Nam đồng hành trong sự nghiệp xây dựng XHHT.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam, GS có chia sẻ gì với các thầy cô trong cả nước? Điều GS muốn nhắn nhủ với những người đang âm thầm xây dựng XHHT và vận động nhân dân học tập suốt đời?
GS Phạm Tất Dong: XHHT đặt ra vấn đề “Ai cũng học tập” và “Ai cũng học tập suốt đời”. Nhà giáo muốn phát huy hết năng lực của mình vào sự nghiệp xây dựng XHHT thì “Nhà giáo cũng học tập” và “Nhà giáo nào cũng phải học tập suốt đời”. Ta học suốt đời thì ta mới đủ sức tham gia giảng dạy suốt đời.
Nghề dạy học, có chế độ nghỉ hưu, còn dạy học thì là việc làm của những ai muốn chia sẻ tri thức và kỹ năng với người học. Việc làm ấy không phân biệt lứa tuổi, trình độ, lĩnh vực chuyên môn, nghĩa là thầy, cô giáo dạy môn học nào, dạy ở cấp học nào, đã hưởng chế độ hưu trí chưa,… đều đủ điều kiện tham gia dạy học.
Dạy học là việc làm suốt đời của nhà giáo. Khổng Tử đã nói: “Dạy không chán”. Nhà giáo mà chán dạy thì không thể tham gia xây dựng XHHT được.
S.H (thực hiện)
Theo dân trí
Nhà giáo phải là nhà hoạt động XH-chính trị
Nói vê môt xã hôi học tâp suôt đời, theo GS. TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam: "Nhà giáo giờ đây phải là một nhà giáo phạm, một nhà hoạt động xã hội, hoạt động chính trị chứ không chỉ đứng trên lớp là xong".
Sáng 15/11, tại Văn Miêu Quôc Tử Giám, "trường ĐH đâu tiên của VN" đã diên ra buổi tọa đàm về vị thế, vai trò của nhà giáo mới đây do Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Hội khuyến học Việt Nam, Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT tổ chức.
Các ý kiến tham luân cho rằng với một xã hội phát triển, vị thế của mỗi nhà giáo cần được thay đổi và nâng cao hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Đường - Chủ tịch UBND TT Cẩm Giàng (Hải Dương), kiêm giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng nêu quan điêm: "Một xã hội học tập, ai cũng có thể vừa làm thầy và làm trò. Với đất nước đang trong thời kỳ hội nhập việc học tập đòi hỏi "sức nặng" cả về lượng và chất".
Theo ông: "Thực trạng hiện nay giáo dục đang có hiện tượng chỉ dạy chữ mà ít khi dạy con người làm Người". Đê câp đên "trách nhiệm lớn lao của mỗi nhà giáo", ông Đường cho rằng: "Mỗi nhà giáo phải vào cuộc, phải khẳng định được vị thế của chính mình".
Từ thực tê, giảng viên Hồ Thị Hiền (Trường ĐH Y tế Công cộng) cho rằng "viêc không hê đơn giản": "Thách thức là viêc thu thâp, truyên kiên thức cho SV. Càng nhiêu ví dụ thực tê SV càng dê hiêu. Đối với ngành y đó là những tình huống. Giảng viên cũng không thê xa rời nghiên cứu khoa học, trau dôi ngoại ngữ đê hôi nhâp với thê giới".
Bà Hiên cũng nhắc đên đên "vai trò gợi mở của giảng viên và SV phải biêt tự học, tự đưa ra kêt luân cho riêng mình".
Cô trò Trường THCS Trưng Vương (quân Hoàn Kiêm, Hà Nôi) trong lê khai giảng năm học 2012-2013
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhân mạnh đên môt xã hôi học tâp suôt đời: "Từ người trẻ tới người già thấy cần phải học, có thể học và được học suốt đời, xem học tập là một nhu cầu như cơm ăn áo mặc hàng ngày".
Theo GS. TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam nhà giáo giờ đây phải là một nhà giáo phạm, một nhà hoạt động xã hội, một nhà hoạt động chính trị, vận động người dân thực hiện chứ không chỉ đứng trên lớp là xong".
"Ngày xưa, hai bờ gân nhau còn dê. Nay đôi bờ tri thức rông lớn, "người chở đò" đi trên dòng sông thông tin ây càng phải ý thức trách nhiêm nặng nê của mình hơn"- Vị GS ví von.
Muôn có môt xã hôi học tâp suôt đời, theo ông: "Người thầy phải làm cho trò học không chán, muốn trò học không chán trước hết thầy phải dạy không mệt mỏi. Nhưng muốn dạy không mệt mỏi nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, phụ cấp cho nghề giáo để các thầy cô yên tâm đóng góp công sức cho sự nghiệp. Giáo viên phải ở một lớp nhất định là trung lưu".
Những năm qua, Hôi khuyên học Viêt Nam, theo GS Dong với nguồn tài chính lớn nhưng hội cô gắng có hô trợ những nhà giáo khó khăn vê tài chính để họ bám trụ với nghề như kêu gọi chính quyền địa phương giúp đỡ, trích quỹ cải tạo chỗ ở hay hô trợ lâu dài cho giáo viên.
Theo VNN
Hội Khuyến học Việt Nam đang vươn lên một tầm cao mới Hôm nay 2/10 là ngày kỷ niệm 16 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam đồng thời kỷ niệm 4 năm Ngày Khuyến học VN. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, Hội Khuyến học VN đã tạo ra những dấu ấn riêng, góp phần nâng cao công tác xây dựng xã hội học tập. Đảng và Nhà nước ta luôn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người mẹ 2 lần mất con vì mang gene bệnh di truyền mà không hay biết
Sức khỏe
17:59:21 04/05/2025
Trung úy CĐM "ụp crown" vươn tầm quốc tế, giống hệt Quang Hùng, phản ứng bất ngờ
Netizen
16:43:59 04/05/2025
"Sít rịt" Nam vương tình thế đảo ngược, nhan sắc hú hồn, chạy show mệt nghỉ
Sao châu á
16:26:59 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025
Say xỉn, đá bàn làm việc của CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Pháp luật
15:10:47 04/05/2025